Bài viết của Vinh Hồ.
(Gần 140 tấm ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia).
Ảnh LMST: Nhạc sĩ LMST: chụp trước khi nhập ngũ Khóa 5 Thủ Đức (tháng 5-1954),
cùng khóa với Tướng Lê Văn Hưng. Ảnh LMST
Chị Hồ Hoàng Yến thời trẻ có bút biệu là Lệ Minh, nữ sinh Trường Trung Học Tuy Hòa,
Phú Yên. Ảnh Hoàng Yến.
Phú Yên. Ảnh Hoàng Yến.
NS LMST và Chị Hoàng Yến vui vẻ cụng ly chúc mừng ACE đến thăm.
Ngày 15 tháng 6 năm 2016, chúng tôi có chương trình đi thăm Nhạc sĩ LMST và Chị Hoàng Yến. Trước khi lên xe, tôi có gọi nữ gia chủ:
-Thưa Chị Hoàng Yến và anh Tiến, khoảng 10 giờ sáng nay chúng em
sẽ có mặt tại nhà anh chị gồm có anh chị Thành, cô Trâm Anh và vợ chồng em. Đi
chung 1 chiếc xe, anh Thành lái.
Tiếng chị Hoàng Yến vang lên trong phone:
-Anh Thành lái thì tôi an tâm lắm. Vợ chồng Tố Anh có gọi báo mắc bận, chiều mới đến được.
-Vậy hả chị!
Tiếng chị Hoàng Yến vang lên trong phone:
-Anh Thành lái thì tôi an tâm lắm. Vợ chồng Tố Anh có gọi báo mắc bận, chiều mới đến được.
-Vậy hả chị!
Ns LMST và Cô Trâm Anh chủ nhà in tại San Jose, CA. tại nhà LMST.
Đường từ Orlando đến Palm
Coast mất 1 giờ 30
phút xe (82 miles). Anh Thành đưa xe lên I-4 chạy tốc độ 70 miles/giờ. Khi
chạy khoảng 50 miles thì đến 1 ngã ba, nhưng vì đang
làm đường, nên máy GPS chỉ sai, xe rẽ phải vào đường FL-44 W đi New Smyrna Beach. Biết lạc, anh
Thành tìm chỗ quay lại, thành ra khi đến nhà anh chị Tiến bị trễ mất 15 phút.
Cửa garage mở toang tự lúc nào. Anh chị Tiến vui vẻ ra đón chúng tôi tại parking. Chụp chung 1 tấm hình kỷ niệm rồi cùng vào trong nhà.
Cửa garage mở toang tự lúc nào. Anh chị Tiến vui vẻ ra đón chúng tôi tại parking. Chụp chung 1 tấm hình kỷ niệm rồi cùng vào trong nhà.
Trước nhà Ns LMST: Đoàn Thủy Tiên, Trâm Anh, Chị Giỏi.
Căn nhà bày biện nhiều đồ nội thất sang trọng không khác ngày nào (năm 2008) chúng tôi 16 người từ 4 phương trời đến thăm lần đầu, chỉ khác là có thêm đèn chùm pha lê kiểu Hoàng Gia Anh treo chính giữa phòng khách làm tăng nét quý phái. Không khí ấm cúng thân mật đến nỗi tôi có cảm tưởng như mình là 1 người thân phiêu bạt lâu ngày trở về mái nhà xưa. Căn nhà ngói đỏ, tàn oak xanh um trước nhà, con kênh biếc chạy dài sau nhà. Tất cả vẫn như xưa. Trầm mặc. Yên tĩnh. Mát rợi. An bình.
Con kênh sau nhà Ns LMST.
Ra sau bờ kênh chụp vài tấm hình. Đứng trên sàn thủy tạ nơi cô Phi Phi đã từng đứng cho anh Đỗ Xuân Hùng chụp mấy tấm hình nghệ thuật. Tôi cũng đã có 1 lần đứng nơi đây quăng lưới, quăng mạnh tối đa mà lưới vẫn không bung, trong khi anh Tiến chỉ thảy nhẹ mà lưới lại bung ra rất tròn. Tại con kênh này, anh đã bắt được nhiều cá, như cá đối, cá Shinook.
Tôi trở lại nhà lưới nằm nghỉ 1 lát trên ghế xích đu đặt cạnh hồ tắm nước trong xanh, nơi cô Phi Phi và Đoàn Thủy Tiên đã từng nằm trò chuyện.
Cô sinh viên Phi Phi, quê Cam Ranh đến từ Nam CA, 2008.
Mới đó mà đã 8 năm, có quá nhiều thay đổi. Anh Hùng không còn nữa, Phi Phi thì không biết lưu lạc phương nào?
Hồ tắm, nhà lưới.
Người vẫn còn đây, âm thầm trong căn nhà này, nhìn bóng thời gian qua cửa, tận tụy viết từng lời ca tiếng nhạc (hơn 1,800 nhạc phẩm - đã đóng thành tập rất đẹp) - LMST và phu nhân Hoàng Yến - chủ nhân của 1 căn nhà đặc biệt, ở trong 1 khu dân cư đặc biệt, nằm trên một bờ biển đặc biệt.
Phòng làm việc trên lầu.
Bàn làm việc trên lầu: nơi đây Ns LMST đã sáng tác trên 1 ngàn nhạc phẩm,
đa số là phổ thơ bốn phương.
đa số là phổ thơ bốn phương.
Ảnh LMST: Trên đây là Tủ Nhạc: chứa 1 công trình âm nhạc đồ sộ
đã được đóng thành tập rất đẹp của Ns LMST. Ngoài ra, hơn 1,800 nhạc phẩm của LMST đã được đăng tải trên Trang Nhà: www.lmstflorida.com .
Vài hàng về nhạc sĩ LMST & phu nhân Hoàng Yến:
Ảnh LMST: Ns LMST khi du học tại Mỹ năm 1959.
Nhạc sĩ LMST tên thật Trương Tiến, sinh năm 1930 tại Gia Định, học trường La San Taberd, Sài Gòn. Từ năm 1950 đến 1954, Ông làm việc cho Entreprise Denis Freres - hãng xuất nhập cảng lớn nhất Sài Gòn thời đó. Năm 1954, Ông nhập ngũ Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (Khóa Vì Dân 15/6/1954 - 30/1/1955) theo lệnh tổng động viên. Ông cho biết Khóa 5 Thủ Đức có gần 1,500 SVSQ nhưng chỉ có 1 Chuẩn Tướng - Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Năm 1959, Ông đi du học tại Hoa Kỳ. Ông từng làm việc tại U.S. Embassy, Saigon suốt cuộc chiến VN, dưới quyền ông có cả chục người Mỹ.
Ảnh LMST: NS LMST tại New York City năm 1959.
*NS LMST ghi chú: Lmst đang trên chiếc ferry boat chở hành khách từ downtown của New York City đến Liberty Statue Island vào năm 1959 lúc đi du học. Phiá sau lưng Lmst bên trái là khoảng đất trống, đến năm 1973 hai Tòa Nhà Chọc Trời Twin Towers World Trade Center mới hoàn tất việc xây dựng.
Năm 1963, NS LMST sáng tác bản nhạc "Ngày em đôi tám trăng tròn" để tặng cô Hồ Hoàng Yến, nữ sinh Trung Học Nguyễn Huệ, Tuy Hòa ngày tròn 16 tuổi (13/11/63).
Ảnh LMST: Hoàng Yến và 3 đứa cháu của LMST tại Thảo Cầm Viên, Sài Gòn năm 1964.
Năm 1964, Ns LMST kết hôn cùng cô Hoàng Yến, sống êm đềm hạnh phúc tại Sài Gòn đến ngày 30/4/1975. Sau đó Ông được "hiền nội" bảo bọc che giấu suốt 4 năm tại tư gia giữa lòng Sài Gòn thoát khỏi ngục tù CS.
Ảnh LMST: Đám cưới LMST& Hoàng Yến chụp ngày 31/5/1964 tại Sài Gòn.
Ảnh LMST: Đám cưới LMST& Hoàng Yến chụp ngày 31/5/1964 tại Sài Gòn.
Năm 1979, Chị Hoàng Yến chạy ngược chạy xuôi mua giấy tờ tùy thân của 2 người Hoa (và các thứ cần thiết) cho chồng là NS LMST và Paul - cậu con trai lớn (13 tuổi) để chính thức ra đi trên 1 chiếc thuyền chở 732 thuyền nhân đầy ắp, chật cứng, sắp như sắp cá mòi. Thuyền ra đến hải phận quốc tế, sau 21 ngày-đêm trôi dạt trên biển cả, tàu hư, lạc lõng, đói khát, 5 lần bị hải tặc Thái Lan khoảng 20 tên trang bị súng lục, dao găm tung hoành, vơ vét, cướp bóc vàng bạc, hãm hiếp đàn bà con gái, có nhiều thuyền nhân bị chết xác quăng xuống biển.
Trước hoàn cảnh vô cùng áo não thương tâm, cái chết cận kề, thì xuất hiện 1 chiếc tàu của Hải quânIndonesia . Trên boong thuyền
mọi người mừng rỡ như từ cõi chết sống lại nhưng chẳng có
ai biết tiếng Anh để liên lạc với họ. Dưới khoang thuyền có một
người nói thông thạo tiếng Anh - NT LMST- được mời lên trên boong đại
diện cho thuyền nhân bị nạn liên lạc với viên Thuyền Trưởng Hải quân
Indonesia; Ông đã kể hết hiện tình bi đát và khẩn cầu sự cứu giúp,
nhưng đã bị từ chối. Nằm dưới khoang thuyền tối tăm, buồn bã, mệt mỏi... trong
cơn tuyệt vọng có một vòng hào quang chói lòa hiện ra trước mặt bí ẩn
lạ lùng, rồi lại có tiếng ai nói nhỏ vào tai: "hãy tìm mọi cách để
cứu 7 trăm thuyền nhân đang sống dở chết dở trên chiếc thuyền sắp
chìm". NS LMST thức tỉnh, đứng bật dậy đi tìm người chủ
thuyền và nói như ra lệnh: "Nếu muốn sống hãy cho thuyền nổ máy rồi
chạy hết ga đâm thẳng vào tàu chiến, thuyền sẽ vỡ, thuyền
nhân sẽ bị rơi xuống biển, chứng kiến tận mắt tai nạn có nguy
hiểm đến tính mạng, họ sẽ ra tay cứu vớt chúng ta." Sự thật đã
diễn ra đúng như thế. Viên Thuyền Trưởng Hải Quân Indonesia lập tức liên
lạc với NT LMST biết được hoàn cảnh nguy kịch, mạng sống thuyền nhân bị lâm
nguy đã ban lệnh cứu vớt tất cả đưa vào đảo Teluk Dalam,
Indonesia. Mọi người đọc kinh cảm tạ Phật Trời cứu nạn, cho họ sống sót. Nơi đây
là bến bờ Tự Do đầu tiên mà họ được đặt chân đến. Thuyền nhân tạm thời cư trú
trong khu rừng dừa sát biển có bờ cát trắng tinh, có hàng dừa đung đưa soi
bóng dưới làn nước biển trong veo.
Thời gian tại đảo Teluk Dalam, nhờ biết Anh ngữ, NS LMST đã đại diện cho Trại đứng ra liên lạc, tiếp xúc với các phái đoàn cứu trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Ông đã tổ chức Trại Tị Nạn này có hệ thống quy củ từ các lều, các khu vực, cho bầu ra các cấp lãnh đạo từ cao đến thấp như trong quân đội, nhờ thế mà việc liên lạc, học tập, thông tin, cứu trợ được dễ dàng nhanh chóng. Ông lập ra trường Tedaref (viết tắt của 3 chữ Teluk Dalam Refugee) dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, kể cả kinh nghiệm sống, cách hội nhập vào cuộc sống văn minh... do chính NS LMST và các giáo viên tự nguyện đứng ra giảng dạy trong tinh thần phục vụ bất vụ lợi để giúp thuyền nhân. Ông còn đích thân giúp làm hồ sơ nhập cảnh, tìm người/ hội bảo trợ cho các thuyền nhân gởi lên Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cứu xét. Không computer, không điện... ông phải viết tay và đã hoàn chỉnh trên 700 hồ sơ thuyền nhân. Những hồ sơ này ông đã mang theo đếnNew York và gìn giữ kỷ
lưởng. Tất cả những sáng kiến, nỗ lực, nhiệt tình, phục vụ, cống hiến, hi sinh và làm
việc không biết mệt mỏi của ông trên đảo Teluk Dalam: từ hệ thống
tổ chức sinh hoạt, học tập, đến việc liên lạc với các phái đoàn của Liên
Hiệp Quốc đã đem lại lợi ích thiết thực cho trên 700 huyền nhân. Thời gian
từ khi định cư trên đất Mỹ cho đến nay, Ông luôn nhớ đến
họ, Ông hằng mong mỏi được gặp lại họ, được biết những tin
tức về họ, được nghe họ gọi phone hay được
đọc thư từ họ gởi, dù chỉ 1 người, nhưng vẫn mịt mù biệt vô âm
tín.
Thời
gian ở đảo, nhận được 50 USD từ thân nhân, ông đã dùng tiền đó để mướn thợ
chụp hình người Nam Dương chụp những tấm hình tại đảo, dưới đây là 2 tấm
hình vô giá ghi lại cuộc sống hiện thực của thuyền nhân trên đảo Teluk
Dalam. Xin mời xem dưới đây.
Trước hoàn cảnh vô cùng áo não thương tâm, cái chết cận kề, thì xuất hiện 1 chiếc tàu của Hải quân
Thời gian tại đảo Teluk Dalam, nhờ biết Anh ngữ, NS LMST đã đại diện cho Trại đứng ra liên lạc, tiếp xúc với các phái đoàn cứu trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Ông đã tổ chức Trại Tị Nạn này có hệ thống quy củ từ các lều, các khu vực, cho bầu ra các cấp lãnh đạo từ cao đến thấp như trong quân đội, nhờ thế mà việc liên lạc, học tập, thông tin, cứu trợ được dễ dàng nhanh chóng. Ông lập ra trường Tedaref (viết tắt của 3 chữ Teluk Dalam Refugee) dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, kể cả kinh nghiệm sống, cách hội nhập vào cuộc sống văn minh... do chính NS LMST và các giáo viên tự nguyện đứng ra giảng dạy trong tinh thần phục vụ bất vụ lợi để giúp thuyền nhân. Ông còn đích thân giúp làm hồ sơ nhập cảnh, tìm người/ hội bảo trợ cho các thuyền nhân gởi lên Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cứu xét. Không computer, không điện... ông phải viết tay và đã hoàn chỉnh trên 700 hồ sơ thuyền nhân. Những hồ sơ này ông đã mang theo đến
Ảnh LMST: NS LMST và cậu con trai 13 tuổi trên đảo Teluk Dalamtại Indonésia năm 1979.
Hai cha con chỉ còn 1 chiếc quần đùi mặc trên người cùng đưa tay lên trời
tạ ơn Thượng Đế đã cho họ đến bến bờ tự do bình an.
Ảnh LMST: NS LMST và Paul - cậu con trai 13 tuổi tại hoang đảo
thuộc Indonésia năm 1979.
thuộc Indonésia năm 1979.
Năm 1979, NT LMST cùng Paul - cậu con trai 13 tuổi - đến Mỹ định cư tại New York, làm lại cuộc đời từ con số không. Ông vừa đi học vừa đi làm mau chóng ổn định cuộc sống, nhưng niềm nhớ thương quê hương vẫn canh cánh bên lòng. Những đêm buồn ngồi trong căn phòng nhỏ nghe bản "Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" của NS Nam Lộc qua giọng hát Khánh Ly càng làm ông tan nát tâm can:
Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
(Nhạc Nam Lộc)
Những chiều cô đơn ra ngồi bên bờ sông nhìn bọt bèo trôi nổi mà cảm thương cho kiếp sống tha hương:
Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên em mãi thôi.
Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên em mãi thôi.
(Nhạc Nam Lộc)
Ảnh LMST: NS LMST tại New York
Ảnh HY: Chị Hoàng Yến và cậu con trai Út tại Nhà Thờ Đức Bà, Sài Gòn năm 1980.
Trong lúc đó ở quê nhà chị Hoàng Yến lao đao lận đận, vất vả tảo tần giữa Sài Gòn mất tên. Những buổi tối thành phố không đèn, gió thu hiu hắt, nhìn ra song cửa nghe chiếc lá xạc xào mà cảm thương thân phận kẻ neo đơn giữa thời dâu bể đắng chát, hay khi đêm về lén mở đài VOA nghe "Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" của NS Nam Lộc qua tiếng hát Khánh Ly từ Mỹ vọng về trầm buồn áo não mà nước mắt đằm đìa:
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đã khóc thương cho người yêu
(Nhạc Nam Lộc)
Mỗi cuối tuần Chị Hoàng Yến dẫn con thơ đến nhà thờ thành tâm cầu nguyện Thiên Chúa nhân từ xót thuơng cho gia đình chị sớm đoàn tụ.Thề nguyện một lòng chung thủy sắt son dù cuộc đời có nghiệt ngã thế nào:
Dù thời gian, có là một thoáng đam mê
Phố phường vạn ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.
Phố phường vạn ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.
(Nhạc Nam Lộc)
Thế rồi một ngày đẹp trời Chúa đã nhậm lời. Chị Hoàng Yến và đứa con út đựợc chồng bảo lãnh qua Mỹ theo diện đoàn tụ. Ngày 1/7/1985 lên đường. Ngày 21/7/85 đặt chân lên đất Mỹ. Vui sướng nào hơn cảnh gia đình sum họp sau 6 năm xa cách.
Hai năm sau, 1987, họ xuống tiểu bang New Jersey (nơi sinh của Tổng thống Grover Cleveland (1885 – 1889) cách New York không xa, mua 1 căn nhà thơ mộng. Nơi đây họ sống an bình hạnh phúc, có công ăn việc làm ổn định, con cái học hành.
Hai năm sau, 1987, họ xuống tiểu bang New Jersey (nơi sinh của Tổng thống Grover Cleveland (1885 – 1889) cách New York không xa, mua 1 căn nhà thơ mộng. Nơi đây họ sống an bình hạnh phúc, có công ăn việc làm ổn định, con cái học hành.
Ảnh LMST: Căn nhà thơ mộng của NS LMST tại tiểu bang New Jersey.
Ảnh LMST: Chị Hoàng Yến và hai tòa tháp đôi.
Hai tòa tháp đôi tức Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) nổi bật với 110 tầng. Khởi công xây dựng từ 1966, khánh thành ngày 4 tháng 4 năm 1973, vượt qua chiều cao của Empire State, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới lúc bấy giờ.
Ảnh LMST: NS LMST và hai tòa tháp đôi.
Ảnh LMST: Chị Hoàng Yến và World Trade Center.
Thời gian ở New Jersey, hai ông bà NS LMST thỉnh thoảng dạo chơi thành phố New York, viếng thăm hai tòa tháp song sinh. Ông cho biết Twin Towers chỉ thọ được 28 năm, vào ngày 9/11/2001 bị không tặc phá hủy hoàn toàn trước mắt hai ông bà. Hai ông bà xin retired. Ngày 1/7/2002 dời về Florida sống yên lành hơn.
Hiện nay, hai người con trai của hai ông bà đều thành tài đã có gia đình con cái đầm ấm hạnh phúc.
Song Kiếm Hợp Bích: Paul Truong & Susan Polgar
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Truong
Nguồn: từ NS LMST.
Nói về tài năng thiên phú, đặc biệt cậu con trai lớn 13 tuổi tên Trương Minh Hoài Nhân, tức
Paul Truong (đã cùng ông vượt biên ngày nào) thời gian ở Sài Gòn lúc còn nhỏ xíu đã được thân phụ dạy dỗ môn chơi cờ Vua đã nổi tiếng thần đồng. NS LMST đã mua sách dạy chơi cờ Vua từ Hồng Kông, phải học tiếng Hoa, dịch sách Hoa để dạy Hoài Nhân, gởi đến chơi ở The National Sports Center Saigon - Trung tâm Cờ Vua của VNCH. Cho Paul tham dự Giải Trẻ dưới 21, Paul đã thắng các đấu thủ lớn tuổi hơn cậu rất nhiều: thắng 4 lần khi 5 tuổi và thắng 5 lần khi 8 tuổi. Paul ghi danh tham gia Giải Vô Địch Trẻ Thế Giới tại Manila, Phi Luật Tân, tổ chức vào tháng 9/1975, nhưng bỏ cuộc vì VNCH bị cưỡng chiếm ngày 30/4/1975.
Saint Augustine là thành phố cổ nhất nước Mỹ
có nhiều di tích lịch sử, đường phố St Augutine độc đáo không đâu bằng, được
nhiều du khách bầu chọn là thành phố quyến rũ nhất.
Orlando , 6/2016
-Hình ảnh chụp tại Palm Coast, có thêm 1 số hình ảnh chụp tại những nơi khác:
Yêu đời yêu người
Ảnh LMST: Chị Hoàng Yến
Sau nhà LMST
Ảnh Hoàng Nam: chụp tại Đêm Văn Bút 29/8/15, Orlando.
Ảnh Hoàng Nam
Thời gian định cư ở Mỹ, Hoài Nhân - Paul Truong thắng nhiều giải đấu cấp liên bang do Liên đoàn Cờ Vua Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức, được phong danh hiệu Kiện Tướng Quốc Gia, Kiện Tướng suốt đời của USCF và danh hiệu Kiện tướng của FIDE. Không chỉ là nhà huấn luyện, quảng bá, tổ chức, quản lý, kinh doanh, Paul Truong còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội Susan Polgar Foundation.
Paul Truong tổ chức, quảng bá hầu hết các sự kiện mà Polgar tham gia kể từ khi Cô chuyển tới Mỹ sinh sống. Ông cũng là Chủ tịch Ủy ban Polgar của Hiệp hội Cờ Vua Mỹ giám sát giải cờ vua cho nữ thiếu niên quốc gia Susan Polgar. Năm 2007, Paul Truong trở thành Giám đốc tiếp thị và quảng bá của Học viện cờ vua Susan Polgar SPICE và trợ lý huấn luyện viên của đội cờ vua Đại học kỹ nghệ Texas trong khi Polgar là Giám đốc điều hành của SPICE và là huấn luyện viên trưởng. Paul Truong cũng phối hợp cùng Polgar trong hầu hết các sách và video của bà và là đồng tác giả của rất nhiều mục và bài báo về cờ vua. Năm 2003, Polgar và Truong đoạt giải Cramer về mục cờ vua hay nhất, 3 giải Báo chí cờ vua Mỹ về mục trên tạp chí hay nhất, mục phân tích trận đấu hay nhất và mục quảng bá cờ vua hay nhất. Họ còn giành giải Chess Journalist of America Award 2004 dành cho mục báo kết thúc ván hay nhất trong Chess Horizons.
Năm 2004, Paul Truong là Đội trưởng và Giám đốc của đội cờ vua nữ Mỹ dẫn dắt đội tuyển nữ Mỹ tham dự và giành HC bạc Olympic đồng đội lần thứ 36, sau khi đánh bại đội tuyển Việt Nam.
Paul Truong tổ chức, quảng bá hầu hết các sự kiện mà Polgar tham gia kể từ khi Cô chuyển tới Mỹ sinh sống. Ông cũng là Chủ tịch Ủy ban Polgar của Hiệp hội Cờ Vua Mỹ giám sát giải cờ vua cho nữ thiếu niên quốc gia Susan Polgar. Năm 2007, Paul Truong trở thành Giám đốc tiếp thị và quảng bá của Học viện cờ vua Susan Polgar SPICE và trợ lý huấn luyện viên của đội cờ vua Đại học kỹ nghệ Texas trong khi Polgar là Giám đốc điều hành của SPICE và là huấn luyện viên trưởng. Paul Truong cũng phối hợp cùng Polgar trong hầu hết các sách và video của bà và là đồng tác giả của rất nhiều mục và bài báo về cờ vua. Năm 2003, Polgar và Truong đoạt giải Cramer về mục cờ vua hay nhất, 3 giải Báo chí cờ vua Mỹ về mục trên tạp chí hay nhất, mục phân tích trận đấu hay nhất và mục quảng bá cờ vua hay nhất. Họ còn giành giải Chess Journalist of America Award 2004 dành cho mục báo kết thúc ván hay nhất trong Chess Horizons.
Năm 2004, Paul Truong là Đội trưởng và Giám đốc của đội cờ vua nữ Mỹ dẫn dắt đội tuyển nữ Mỹ tham dự và giành HC bạc Olympic đồng đội lần thứ 36, sau khi đánh bại đội tuyển Việt Nam.
Năm 2006, Paul Truong kết hôn với cô Susan Polgar, người Hungary, là Nữ Vô Địch Cờ Vua Thế Giới từ 1996 đến 1999. Susan Polgar là người nữ đầu tiên trên thế giới đoạt chức Grandmaster (Đại Kiện Tướng) và hiện nay là International Chess Ambassador. Hai cô em ruột cũng là nữ kỳ thủ lẫy lừng: Judith Polgar và Sofia Polgar cũng đoạt chức Grandmaster về Cờ Vua.
Nguồn NET: Paul Truong và Susan Polgar tại Lễ Thành Hôn năm 2006.
Susan Polgar nắm giữ vô số kỷ lục trong làng cờ vua thế giới. Năm 1994 chia tay cha mẹ, và em, sang Mỹ sinh sống, theo đuổi nghiệp cờ. Tại đây cô gặp gỡ, kết thân với Paul Truong. Họ trở thành đôi bạn tâm giao về cờ vua. Sau này, Susan Polgar nghỉ thi đấu, chuyển sang hoạt động kinh doanh, cựu nữ kỳ thủ số 1 thế giới vẫn có Paul Truong bên cạnh, cùng hoạt động trên nhiều lãnh vực liên quan đến cờ vua. Paul Truong là trợ thủ đắc lực cho Polgar, đảm nhiệm cương vị Giám đốc tiếp thị và truyền thông Học viện Cờ Vua Tài Năng Susan Polgar (SPICE), Chủ tịch Ủy ban Polgar thuộc Liên đoàn cờ vua quốc gia Mỹ USCF (quản lý và điều hành Giải cờ vua nữ trẻ liên bang), trợ lý HLV trưởng đội tuyển cờ vua Đại học Kỹ thuật tiểu bang Texas…
The
team and the people behind it: Paul Truong, Michael Khodarkovsky, Susan Polgar #1 seed, former Women World Chess Champion on red, former Men World Chess Champion Gary Kasparov, Anna Zatonskih, Jennifer Shahade, Irina Krush and WGM Rusa
Goletiani (the 5th member of the training squad, who did not make the team, but
would be next in line).
(The team captain is FIDE Master Paul Truong.
Paul won five national championships of South Vietnam and 11 national
titles overall. He was considered a chess prodigy and one of the most promising
juniors in Asia back in the 70’s.)
Captain Paul
Truong, Anna Zatonskih, Jennifer Shahade, Susan Polgar,
Garry Kasparov, Governor George Pataki, Irina Krush, Michael Khodarkovsky.
Garry Kasparov, Governor George Pataki, Irina Krush, Michael Khodarkovsky.
(The head coach is long-time Kasparov friend and trainer IM
Michael Khodarkovsky, also the director of the KCF. (No, he's not a Russian
billionaire jailed by Putin, that's Mikhail Khodorkovsky.) Paul Truong was the team's manager and
captain in Calvia and he has long worked closely with Susan Polgar on many projects.)
Nguồn NET: Em vợ của Paul Truong, Nữ kỳ thủ danh tiếng
Judith Polgar
cũng đoạt chức Grandmaster về Cờ Vua.
Trong những năm 2007-2012, Paul tiếp tục dẫn dắt đội tuyển cờ vua Đại học Kỹ thuật Texas, giành 2 chức vô địch khu vực, 2 chức vô địch tiểu bang và 15 danh hiệu vô địch liên bang trong vòng 4 năm. Từ năm 2012 đến nay, ông là HLV trưởng đội tuyển cờ vua Đại học Webster, giành vô số danh hiệu khác. Năm 2006, Paul Truong và Susan Polgar được bầu vào Ban chấp hành Liên đoàn cờ Vua quốc gia Mỹ nhưng do bất đồng ý kiến, cả hai rời bỏ chỉ một năm sau đó. Paul Truong đã ủng hộ vợ trong nhiều dự án, đặc biệt dành cho việc phát triển tài năng các kỳ thủ nữ trẻ trên toàn thế giới. Năm 2009, với sự khuyến khích của ông, Susan Polgar đã ứng cử và được bổ nhiệm Trưởng Tiểu ban Phụ trách Kỳ thủ Nữ thuộc Liên đoàn Cờ vua Thế giới cho đến nay. Ông cũng là đồng sáng lập tạp chí cờ vua điện tử chessdailynews.com thường xuyên đăng tải các hoạt động thi đấu cờ vua đỉnh cao thế giới. Paul Truong đã được FIDE bổ nhiệm vào Ban truyền thông- báo chí của Giải vô địch cờ vua thế giới 2013 ở vị trí Phó trưởng ban, trong khi Susan Polgar là Trưởng ban.
Năm 2001, Paul thắng U.S. Open Blitz Championship in Framingham, MA, ahead of GM Hikaru Nakamura. Paul đang viết cuộc hành trình vượt biển Đông của Paul và cha.
Nguồn NET: Ba chị em ruột: Judith Polgar, Susan Polgar, Sofia Polgar
đều là Đại Kiện Tướng (Grandmaster) Cờ Vua.
đều là Đại Kiện Tướng (Grandmaster) Cờ Vua.
Phu nhân của Paul, cô Susan Polgar là người nữ đầu tiên trên thế giới đoạt chức Grandmaster (Đại Kiện Tướng) và hiện nay là International Chess Ambassador.
Paul Truong và Susan Polgar sáng lập "The Susan Polgar Foundation" giảng dạy về Cờ Vua đã huấn luyện hàng ngàn môn đệ nam nữ ở Mỹ và các nước trên thế giới, giữ chức Masters, và chức Grandmasters ở các đại học Hoa Kỳ: New York University , Texas Tech University và Westers University .
NS LMST cho biết: Susan Polgar được ghi nhận về chỉ số thông minh được xếp hạng 19 trong danh sách "50 smartest people all time in the world" do New York Post Magazine phổ biến. Susan Polgar là người nói và viết được 7 thứ tiếng lưu loát. Susan Polgar được hướng dẫn và chỉ đạo âm thầm sau hậu trường bởi phu quân Paul Truong. Họ là cặp bài trùng luôn phối hợp với nhau như trên bàn cờ để xây dựng nền tảng cho Cờ Vua đỉnh cao thời hiện đại (Chess at Modern time). Họ đã sáng lập và điều hành "Susan Polgar Institute for Chess Excellence" (SPICE) ở New York City trong nhiều năm, tiếp tục đến Texas Tech University nhiều năm và hiện nay tại Wesbster University ở St Louis. Có thể nói trong
bộ tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp của nhà văn Kim Dung, họ là "Song Kiếm Hợp Bích" của Dương Quá và Tiểu Long Nữ vậy. Muốn biết thêm chi tiết về hoạt động hằng ngày của hai "Kỳ Nhân Thế Giới" này, xin mở link:
Nguồn NET: From left, former Soviet president Mikhail Gorbachev and chess grandmasters Susan Polgar and Anatoly Karpov during a news conference Oct. 29 2005 at Bethany College in Lindsborg, Kan. -Photo by Paul Schrag/MWR
Nguồn NET:Former Soviet President Gorbachev, Susan Polgar,
Anatoly Karpov Hold Press Conference.
Nguồn NET:Former Soviet President Mikhail Gorbachev Serves Tea to Susan Polgar.
Sự thành công vượt bực của con cái và dâu cháu là niềm hãnh diện, là sự đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, đồng thời cũng là kết quả đẹp tuyệt vời của hành trình vượt Biển Đông tìm tự do ngày nào do chị Hoàng Yến chạy đôn chạy đáo hoạch định, lo liệu đã được hai thuyền nhân dũng cảm thực hiện thành công: NT LMST và Paul. Người viết xin mượn trang giấy này gởi lời thành thật chúc mừng đến đại gia đình NS LMST!!!
Ngày 1/7/2002, Thuyền nhân/ NS LMST và phu nhân đến định cư tại thành phố biển Palm Coast, tiểu bang "Hoa Mặt Trời", xứ ấm tình nồng. Ngày ngày trên căn gác nhỏ, trước computer, Ông đã không ngừng sáng tác, soạn nhạc, đang nỗ lực tiến đến cột mốc 2,000 nhạc phẩm. Niềm đam mê vô hạn cộng với ý chí phi thường là yếu tính tạo nên phong cách đặc biệt của nhạc sĩ LMST trong đời thường cũng như trong âm nhạc.
Về âm nhạc:
-Tôn chỉ: Một đời cho Âm nhạc
cảm hứng từ tháng 2 năm 1950.
-Nhạc hiệu: Người Chiến sĩ Can trường (vượt biên tìm
tự do).
-Huy hiệu: Con gà trống (cất tiếng gáy hàng ngày).
*Hành trình thứ nhất “Mỗi ngày 1 bài hát” gồm 1002 nhạc phẩm được sự cộng tác của 310 thi hữu gần xa (Việt-Pháp Mỹ) đã được đúc kết ngày 14 tháng 7 năm 2009.
*Hành trình thứ hai “Vườn Nhạc Cảm Hứng” (VNCH) đang được tiếp nối bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 năm 2009.
-Huy hiệu: Con gà trống (cất tiếng gáy hàng ngày).
*Hành trình thứ nhất “Mỗi ngày 1 bài hát” gồm 1002 nhạc phẩm được sự cộng tác của 310 thi hữu gần xa (Việt-Pháp Mỹ) đã được đúc kết ngày 14 tháng 7 năm 2009.
*Hành trình thứ hai “Vườn Nhạc Cảm Hứng” (VNCH) đang được tiếp nối bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 năm 2009.
*Tuyên ngôn: Hân hoan chào đón và sẵn sàng
cộng tác với các thi hữu bốn phương trong các tác phẩm “Thi Nhạc
Giao Duyên”.
*Địa chỉ Trang Nhà: www.lmstflorida.com
NS LMST có lần tâm sự, điều mà ông hãnh diện nhiều nhất là Hành Trình 21 ngày-đêm trên Biển Đông, 7 tháng trên hoang đảo Teluk Dalam, “mỗi ngày 1 bài hát” và "vườn nhạc cảm hứng/ nốt nhạc để yên trong tim".
Người viết xin kính chúc Ns LMST sớm hoàn tất "Hành Trình Vườn Nhạc Cảm Hứng" ở cột mốc 2,000 nhạc phẩm. Ngày nào nỗ lực kết thúc "Hành Trình Biển Đông" đầy sinh tử, hôm nay tiếp tục cố gắng hoàn tất "Hành Trình Âm Nhạc" đầy vất vả. Người Nhạc sĩ đã phải làm việc cật lực, chạy đua với thời gian quên đi tuổi tác và bệnh tật, nhưng không quên sau lưng có hình bóng người vợ hiền Ca sĩ Lệ Minh xưa - phu nhân Hoàng Yến nay đã âm thầm hi sinh, giúp đỡ, động viên, khích lệ - thật cao quý thay!
Xin cầu chúc đôi uyên ương âm nhạc luôn luôn cười vui, sắt son gắn bó, trẻ mãi không già, đạt 4 chữ phước lộc thọ khang.
Nguồn NET: Đại gia đình Ns LMST.
Ảnh LMST: luôn cười vui.
Ảnh LMST: luôn cười vui.
Một bờ biển đặc biệt:
Đó là bờ biển
phía Đông Tiểu Bang FL. Nằm trên bờ biển này có 1 con đường mang tên Florida A1A bắt đầu từ giữa cây cầu Mac Athur
Causeway tại Miami chạy thẳng lên phía bắc xuyên qua địa phận Jacksonville đến
tận biên giới tiểu bang Georgia mới hết đường, dài trên 350 miles. Con đường
này là 1 kỳ quan của tiểu bang FL, 1 bên là sông, 1 bên là biển vô cùng thơ
mộng. Rất lạ lùng tôi không thấy ở đâu có như vậy!
Con đường Florida
A1A bên phải là biển, bên trái là sông
dài hơn 350
miles, hình trên chụp đoạn xuyên qua Cocoa
Beach .
Ảnh: Nguồn NET.
Những con sông và hồ có chung dòng thông nhau nằm sát và chạy dọc bờ biển từ Miami đến tận biên giới tiểu bang Georga dài trên 350 miles. Có nhiều đoạn sông / hồ lấn ra sát biển, chỉ còn cách biển 1 dãi đất hẹp chạy dài mà trên máy bay nhìn xuống giống như 1 sợi chỉ, có đoạn bề ngang chỉ có 400 feets (122m) tại Indian River, có đoạn bề ngang chỉ có 400 feets (122m) tại Indian River North gần NASA, có đoạn bề ngang chỉ có 800 feets (244m) tại Guana River gần Jacksonville, có đoạn bề ngang chỉ 700 feets (213m) tại Banana River.
Từ cửa biển tại New Smyrna Beach, con sông mang tên Halifax River chạy sát bờ biển lên đến Daytona Beach dài độ 12 miles, từ đây sông tiếp tục chạy lên công viên Gamble Rogers Memorial State Recreation dài độ 16 miles, từ đây sông Halifax River mang tên mới là sông Matanzas River.
Sông Matanzas River tiếp tục chạy lên Palm Coast dài độ 12 miles. Từ Palm Coast sông Matanzas River tiếp tục chạy đến Fort Matanzas National Monument gần Summer Haven St. Augustin FL dài độ 9 miles là đổ ra biển. Từ đây sông Matanzas River chạy lên St Augustin dài độ 17 miles rồi đổ ra biển và mất tên luôn. Đó là sông Matanzas River gần nhà LMST.
Khu nhà NS LMST đặc biệt:
Nhà LMST nằm trong khu dân cư rộng lớn tên là Palm Coast có hình chữ nhật bề dài độ 2.5milers, bề rộng độ 1.5miles: có 3 con kênh chính chảy ra sông Matanzas River để ra biển. Sau mỗi căn nhà đều có 1 con kênh phụ thông với con kênh chính. Tuy nhiên sau nhà Ns LMST lại là con kênh chính, đó là 1 lợi thế và cũng để giải thích tại sao Ns LMST có thể bắt được những con cá lớn như cá Shinook.
Khu nhà Ns LMST đặc biệt vì sau lưng nhà nào cũng có kênh đào. Cả hệ thống kênh đào này ăn thông với dòng sông Matanzas River rồi chảy ra biển như đã nói. Đó là 1 sự lạ mà tôi chưa hề thấy ở đâu có như vậy. Nhà Ns LMST cách biển độ 2 miles nên khí hậu mát mẽ quanh năm. Hai ông bà định cư ở đó chẳng khác nào đi nghỉ mát mỗi năm 365 ngày.
Nhà NS LMST ở gần khu Palm Habor Golf Club rộng rãi thoáng đãng, kể cả Legacy Vacation Club Palm Coast. Post Office cũng gần nhà. Công viên Washington Oaks State Park cách nhà NT LMST khoảng 5 miles có 1 cây oak cổ thụ nổi tiếng.
Câu Lạc Bộ Thể Dục Thể Thao gần nhà anh Tiến mà anh là hội viên, cũng có 1 cây oak cổ thụ mà VHo, ĐTT, và chị Kim đã từng trèo lên ngồi trên cành, lên cao nhìn xuống cuộc đời hi hi !
Ba người trèo
lên cây Oak. Ảnh LMST. ẢnhL LMST
Thành phố mát mẽ yên tỉnh này thích hợp với tuổi hưu trí, nhất là đối với những người thích vui thú điền viên, an bần lạc đạo, di dưỡng tính tình. Tuổi thọ sẽ được nâng lên.
Đi thăm Hammock Beach
Bãi biển xinh đẹp này cách nhà LMST chỉ có 5.3miles. Hai ông bà có hảo ý muốn dành một buổi để dẫn chúng tôi đi thăm các thắng cảnh tại Palm Coast và vùng phụ cận. Chúng tôi thích lắm!
Chị Hoàng Yến làm trưởng đoàn lái xe chạy trước, xe anh Thành theo sau. Băng qua cây cầu Matanzas River, chạy vô đường Florida A1A một đỗi, rồi rẽ phải vào đường 16th Rd là ra đến biển, nhìn thấy The Club at Hammock Beach nằm bên tay trái. Bãi biển nằm thoai thoải. Dưới nắng hè chói chang, biển 1 màu xanh thẫm. Nghe rõ tiếng hải âu bay lượn từ xa.
Bãi biển xinh đẹp Hammock Beach.
Đi thăm Crescent Beach:
Bãi biển xinh đẹp này cách nhà LMST độ 19 miles. Chị HY cho xe chạy trên đường Florida A1A một đoạn dài rồi rẽ phải ra biển. Bãi Crescent Beach cát trắng tinh như đường cát và mịn màng không khác bãi biển Dốc Lết ở Ninh Hòa quê tôi. Sở dĩ được như vậy là vì vùng duyên hải này không có sông suối nào chảy ra. Có 1 cây cầu bằng gỗ băng qua đụn cát đưa khách ra tận bãi biển.
Bãi biển xinh đẹp Crescent Beach.
Chúng tôi vào ăn trưa dã chiến (chị HY mang theo thức ăn) tại một căn nhà nghỉ mát công cộng trước mặt nhà hàng Paula's Beachside Grill và South Beach Grill tấp nập khách ra vào. Đến bãi biển này có thể enjoy nhiều trò chơi giải trí về water sports như surfing, swimming, boogie boarding, boating từ nhiều địa điểm công cộng trên A1A. Và có những hoạt động trên cát như beach bike rides, walks, frisbee, and volleyball.
Crescent Beach nằm giữa St. Augustine Beach và Butler Beach. Có nhiều beach house rentals, condos, and cottages available tại Crescent Beach. Vào cuối tuần, bãi biển vô cùng nhộn nhịp, du khách đạp xe dọc đường biển, chơi rollerskating, bơi lội và tắm nắng.
Đi thăm thành phố St. Augustine:
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/ St._Augustine,_Florida Wikipedia.)
Thành phố St. Augustine cách nhà LMST 30 miles, cách thành phố Bunnell 42 Km, cách thành phố Jacksonville 84 Km, cách thành phố Gainesville 109 Km, cách Thành phố Orlando 145 Km.
Chị HY dẫn đầu, lái xe chạy boong boong trên đường Florida A1A, chạy qua cây cầu Bridge of Lions bắt ngang sông Matanzas River. Cầu dài gần nửa cây số xây dựng năm 1927.
Con sư tử tại đầu cầu Bridge of Lions
Thành phố cổ kính Saint Augustine nằm ở đông-bắc Florida được thành lập năm 1565, dân số 12.157 người (2004), đậm nét cổ kính của 1 thời quá khứ xa xưa, còn giữ gần như nguyên vẹn sắc màu của nền văn hóa Địa Trung Hải.
Saint Augustine là thành phố đầu tiên của nước Mỹ được người Tây Ban Nha thành lập năm 1565 khi chiến thuyền của họ cập bến Tân Thế giới.
Theo Lịch sử, thuyền trưởng Pedro do Menéndez de Aviles của Tây Ban Nha tìm thấy dải đất này vào ngày lễ Thánh Augustine lúc đang ở trên tàu. Ngày 8-9-1565, ông cho xây thành phố và pháo đài, đặt tên vùng đất theo tên ngày lễ thánh: Saint Augustine.
Năm 1763, Tây Ban Nha nhường Florida (trong đó có thành phố Saint Augustine) cho Anh, sau 20 năm, Anh trả lại cho Tây Ban Nha. Năm 1821, Tây Ban Nha bán Florida cho nước Mỹ giá 5 triệu USD; những di sản văn hóa Tây Ban Nha để lại không bị đập phá, đã trở thành di tích văn hóa Mỹ ngày nay.
Cầu Bridge of Lions có một nhịp mở đưa lên cao cho thuyền qua lại. Nguồn :NET
Trên 1 con đường lịch sử tại Saint Augustine có 1 căn nhà nhỏ cổ kính xây bằng gỗ, nơi mở lớp học đầu tiên của nước Mỹ. Tiếp nối có nhiều ngôi nhà quét vôi trắng / đỏ, mang phong cách Địa Trung Hải được xây lại vào thập niên 1960-1970, nay trở thành cửa hàng lưu niệm, nhà hang hay khách sạn cổ kính.
Tiêu biểu kiến trúc Saint Augustine là Đại học Flagler - tòa nhà mái vòm có viền sơn màu đỏ sẫm.
Bảo Tàng Viện Lightner mở cửa năm 1889, trưng bày các xác ướp, những bộ sưu tập thủy tinh, pha lê. Saint Augustine còn lưu lại di tích của bệnh viện và nghĩa trang từ thế kỷ XVI.
Mùa hè, du khách đông nhất, đến từ khắp nơi trên thế giới. Trên 500 năm tuổi nhưng Saint Augustine vẫn tràn trề sức sống và niềm vui: ánh nắng chói chang, hoa kiểng nhiều màu, du khách tấp nập, phố xá nhộn nhịp, lễ hội rộn ràng…
Kỳ thú nhất khi đi bách bộ trên những con đường lát đá từ xa xưa, hay uống cà phê trong quán cổ kính.
Thành phố cổ Saint Augustine. Ảnh Nguồn NET.
Nhà cửa pha lẫn kiến trúc nhiều thời đại: thời Spain đô hộ, thời Anh Quốc đô hộ, thời Florida thuộc miền Nam, và cuối cùng thuộc nước Mỹ.
Có các môn thể thao như đi xe đạp, chèo thuyền, lặn, lướt ván… Có các câu lạc bộ golf và sân golf nổi tiếng. Có trang trại cá sấu Saint Augustine mở cửa năm 1908 là trại cá sấu lâu đời nhất ở Florida. Bể cá Marine Land Saint Augustine mở cửa năm 1938 là bể cá nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Bảo tàng sáp Saint Augusitne cũng là bảo tàng sáp đầu tiên của Hoa Kỳ. Pháo đài Castillo de San Marcos của người Tây Ban Nha xưa, nay trở thành một di tích lịch sử quốc gia (National Monument): xây cất vào thế kỷ 16, một tiền đồn của đế quốc Spain để bảo vệ giao thương và chính quyền nơi vùng bờ biển. Thời đó vùng biển Caribe có nhiều hải tặc đe dọa sự giao thương giữa Spain và các đảo trong vùng biển Caribe, kể cả các cường quốc Âu Châu đang tranh nhau quyết liệt tại vùng bờ biển Florida, Georgia và Carolina.
Pháo đài Castillo de San Marcos.
Việc xây Pháo đài phải mất 23 năm để hoàn thành bằng vỏ ốc, vỏ sò,
san hô, từng đối diện với sóng thần, trận chiến, nhưng vẫn tồn tại. Người Tây
Ban Nha còn xây thêm pháo đài Mose ở phía Bắc, pháo đài Matanzas
ở phía Nam
thành phố để giữ vùng đất chiếm được. Pháo đài biểu tượng của ý chí sắt đá và
sự vững bền, trở thành nơi tập trung các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành
phố như triển lãm tranh ảnh, biểu diễn âm nhạc, diễn hành…
Đến thăm thành phố có thể mua vé xe Trolley, giá 20 đô la được
dùng trong 3 ngày, có thể xuống bất cứ trạm nào trong 22 trạm. Tản bộ thăm
viếng phố xá, bảo tàng viện, giải trí, ăn uống, rồi lại đón xe Trolley đi đến
trạm khác.
Anh Nguyễn Văn Thành Tâm Sự:
Chuyện trò thân mật chờ Song Anh
Trong lúc chờ đợi Song Anh đến để cùng dự bữa tiệc buổi
chiều, tại phòng khách có sự hiện diện của ông bà Ns LMST, và anh chị Thành, tôi có hỏi anh Thành:
-Anh Thành vốn là thuyền trưởng của Duyên Tốc Đỉnh PCF, từng xông pha trận mạc trên các Giang đoàn Xung Phong và Ngăn Chận trên vùng kênh lạch Vàm Cỏ đầy nguy hiểm ở miền Tây. Ngày 30/4/75 anh lái tàu di tản ra hạm đội rồi qua Mỹ định cư cùng gia đình. Sau 14 năm dùi mài kinh sử, anh đã đạt những mảnh bằng về kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, cử nhân toán, cao học toán và bằng chuyên nghiệp quốc tế về vô tuyến điện, viễn thông và điện từ học, iNARTE (inter-National Association for Radio, Telecommunications and Electromagnetics). Có chỗ làm ổn định, Anh tiếp tục nghiên cứu (thời học sinh đã giỏi toán lý hóa) về khoa học, và đã có bằng sáng chế về khoa học có phải không?
-Anh Thành vốn là thuyền trưởng của Duyên Tốc Đỉnh PCF, từng xông pha trận mạc trên các Giang đoàn Xung Phong và Ngăn Chận trên vùng kênh lạch Vàm Cỏ đầy nguy hiểm ở miền Tây. Ngày 30/4/75 anh lái tàu di tản ra hạm đội rồi qua Mỹ định cư cùng gia đình. Sau 14 năm dùi mài kinh sử, anh đã đạt những mảnh bằng về kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, cử nhân toán, cao học toán và bằng chuyên nghiệp quốc tế về vô tuyến điện, viễn thông và điện từ học, iNARTE (inter-National Association for Radio, Telecommunications and Electromagnetics). Có chỗ làm ổn định, Anh tiếp tục nghiên cứu (thời học sinh đã giỏi toán lý hóa) về khoa học, và đã có bằng sáng chế về khoa học có phải không?
-Anh Thành không phủ nhận những lời trên và có xác nhận
bằng sáng chế đó là bằng sáng chế về cái lọc điện từ trường làm giảm sự giao
thoa của nhiễu xạ, đặc biệt ứng dụng trong ngành viễn thông và trong đạn đạo pháo
cầu vòng.
Bữa Tiệc Buổi
Chiều Vui Vẻ:
Đúng 6 giờ chiều, đôi uyên ương nhà thơ Thương Anh & Tố Anh (gọi chung là Song Anh) đến, tay bắt mặt mừng. Bữa tiệc buổi chiều được dọn ra. Quá
thịnh soạn! Thức ăn độc đáo do chị HY trổ tài đầu bếp nóng sốt hấp dẫn. ACE ăn
uống thoải mái. Bắt đầu chương trình hát Karaoke do nữ "ca sĩ đang lên
và cũng
sắp xuống" ĐTT mở màn với các bản nhạc của thập niên 1960, anh Tiến đích
thân tìm nhạc. Được "4 cô công chúa" ra đứng hai bên ủng hộ. ĐTT lên
tinh thần hát thêm 2 bản nữa.
Chị Giỏi và ĐTT
Giọng nam trầm ấm Nguyễn Văn Thành đến từ tiểu bang Minnesota (MN) hát bản nhạc ruột được vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.
Anh Nguyễn văn Thành hát tân nhạc.
Đến phần ca sĩ Hồ Hoàng Yến, không phải ca sĩ HHY của
Pari by Nights ngày nay mà là Lệ Minh ngày xưa (bút hiệu thời trẻ) đã từng hát trên Đài Phát Thanh Tuy Hòa (Phú Yên) từ đầu năm 1963 đến giữa năm 1964.
Ca sĩ Lệ Minh của Đài Phát Thanh Tuy Hòa (1963-1964).
Văn nghệ thật là vui vẻ: Chị Lệ Minh hát 3 bản được khán giả nhà tán thưởng nhiệt liệt.
Văn nghệ thật là vui vẻ: Chị Lệ Minh hát 3 bản được khán giả nhà tán thưởng nhiệt liệt.
Năm 1964, Chị Hoàng Yến làm lễ Vu Quy lên xe hoa theo Ns LMST về Sài Gòn nên không thể tiếp tục sự nghiệp ca hát nữa. Có giọng thiên phú, mạnh, thanh, vang xa, không thua giọng Lệ Thu, nếu Lệ Minh tiếp tục sự nghiệp thì làng tân nhạc VN biết đâu đã có 1 cặp song ca lý tưởng Lệ Thu - Lệ Minh, tương tự như Mai Hương - Hà Thanh vậy. Chị Lệ Minh xưa / Hoàng Yến nay đã cho ACE thưởng thức 3 bản liên tiếp. Wow Wow !!! ACE hết sức ngạc nhiên, lần đầu được nghe Chị hát thật truyền cảm, điêu luyện, cách diễn tả xuất sắc không thua gì
Thái Thanh tại phòng trà Queen Bee, Sài Gòn năm xưa.
Đoàn Thủy Tiên, Chị Hoàng Yến hát, chị Giỏi, Cô Tố Anh
Tôi muốn đáp lễ nữ gia chủ
ca sĩ Lệ Minh bản "không bao giờ quên anh", bản nhạc mà một người vợ tù đã hát
cho chồng và 3 bạn tù nghe trong trại tù tại Bù Gia Phúc, Phước Long trong đêm Giao Thừa
1977 - nàng đã vào trại bằng cách chun qua hàng rào lồ ô, một hành động dũng cảm phi thường - nhưng tôi đành xin khất lại vì đường xa phải về lại Orlando cho anh chị
Thành, cô Trâm Anh còn về khách sạn, và đôi uyên ương Tố Anh, Thương Anh còn về
tận Mount Dora hun hút xa.
Một ngày tạiPalm Coast
vui ơi là vui!
Vui vì chủ gia tử tế đưa đi thăm viếng ba thắng cảnh, tiếp đãi nồng hậu. Vui vì suốt ngày trên màn hình TV chạy vô số hình ảnh gia đình bằng hữu, chỉ ngồi tại sofa mà đã gặp rất nhiều khuôn mặt thân quen cũ. Vui vì chủ gia vui. Anh Tiến nói chuyện nhẹ nhàng chậm rãi nhưng lại có óc hài hước dí dỏm ưa đố vui. Còn chị Hoàng Yến thì đã từng viết e-mail như thế này:
"Cuoc doi qua ngắn ngui, cho nen chung ta nên vui và cuời that nhiều."
mà VHo đã ghi lại thành bài tứ tuyệt số 34 trong chùm xướng họa Cõi Tạm nơi link: http://vinhho11.blogspot.com như sau:
Một ngày tại
Vui vì chủ gia tử tế đưa đi thăm viếng ba thắng cảnh, tiếp đãi nồng hậu. Vui vì suốt ngày trên màn hình TV chạy vô số hình ảnh gia đình bằng hữu, chỉ ngồi tại sofa mà đã gặp rất nhiều khuôn mặt thân quen cũ. Vui vì chủ gia vui. Anh Tiến nói chuyện nhẹ nhàng chậm rãi nhưng lại có óc hài hước dí dỏm ưa đố vui. Còn chị Hoàng Yến thì đã từng viết e-mail như thế này:
"Cuoc doi qua ngắn ngui, cho nen chung ta nên vui và cuời that nhiều."
mà VHo đã ghi lại thành bài tứ tuyệt số 34 trong chùm xướng họa Cõi Tạm nơi link: http://vinhho11.blogspot.com như sau:
Lời tỷ Hoàng Yến
Vì đời quá ngắn, bạn gần xa
Xin hãy cười vui vui hết ga.
Xin hãy yêu người yêu tất cả
Yêu chân thiện mỹ sống chan hòa.
Vì đời quá ngắn, bạn gần xa
Xin hãy cười vui vui hết ga.
Xin hãy yêu người yêu tất cả
Yêu chân thiện mỹ sống chan hòa.
Vinh Hồ
23/9/15
Xin cám ơn tình cảm nồng hậu mà anh chị Tiến đã dành cho đàn em tứ phương đã đến từ San Jose, MN, Orlando, Mount Dora. Chúng em sẽ mang về nhà bao kỷ niệm đẹp và luôn nhớ mãi chuyến đi Palm Coast tràn đầy niềm vui, sự thân ái và tình yêu thương.
Vinh Hồ
-Hình ảnh chụp tại Palm Coast, có thêm 1 số hình ảnh chụp tại những nơi khác:
Yêu đời yêu người
Ảnh LMST: Chị Hoàng Yến
Sau nhà LMST
Ảnh Hoàng Nam: chụp tại Đêm Văn Bút 29/8/15, Orlando.
Ảnh Hoàng Nam
Ảnh Hoàng Nam
Ảnh Hoàng Nam
Ảnh Hoàng Nam
Tại nhà Vinh Hồ
Trước nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại Đêm Văn Nghệ Tự Do, Orlando.
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST.
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST trên lầu
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Bãi biển xinh đẹp Hammock Beach
Bãi biển xinh đẹp Hammock Beach
Bãi biển xinh đẹp Hammock Beach
Rời Hammock Beach
Chưa muốn rời Hammock Beach
Bãi biển xinh đẹp Crescent Beach
Bãi biển xinh đẹp Crescent Beach
Bãi biển xinh đẹp Crescent Beach
Ăn trưa tại Bãi biển xinh đẹp Crescent Beach
Trực chỉ thành phố Saint Augustine
Trực chỉ thành phố Saint Augustine
Cầu Bridge of Lions
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Ảnh Hoàng Nam.
Tại Đêm VNTD Orlando.
Tại Đêm KH-NT Orlando.
Tại nhà Vinh Hồ, Orlando.
Cầu Bridge of Lions: Ảnh từ NET
Tại Hotel, Orlando.
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại sân golf gần nhà LMST
Tại sân golf gần nhà LMST
Tại sân golf gần nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Ảnh LMST
Ảnh LMST
Ảnh LMST
Ảnh LMST
Ảnh LMST
Tại Đêm KH-NT Orlando 11/6/16
Tại Hotel, Orlando
Tại Hotel, Orlando
Tại Hotel, Orlando
Tại Hotel, Orlando
Tại Hotel, Orlando
Tại Đêm Văn bút 29/8/15
Tại Hotel, Orlando
Tại Đêm Văn bút 29/8/15
Tại Đêm Văn bút 29/8/15
Tại Đêm Văn bút 29/8/15
Tại nhà Vinh Hồ
Tại Đêm KH-NT Orlando.
Tại Đêm KH-NT Orlando.
Tại nhà LMST
Tại nhà LMST
Bãi biển xinh đẹp Hammock Beach
Tại nhà LMST
Tại Đêm KH-NT Orlando.
Tại Đêm KH-NT Orlando.
Tại nhà LMST
Đa tạ quý vị đã theo dõi. Hẹn tái ngộ.
Vinh Hồ