Thursday, June 10, 2021
Sách biên khảo: QUÊ HƯƠNG NINH HOÀ (Phần tác giả Vinh Hồ)
VINH HỒ:
Tên thật Hồ Văn Thinh, sinh 1948 tại Điềm Tịnh, Ninh Hòa, Khánh Hoà.
Bút hiệu khác: Phạm Ninh Hòa, Tú Trinh, Hồ Tịnh Vinh Điềm, Anna Hoàng Nguyễn, Ninh Vân Nguyễn...
-1967, Sáng lập viên Thi đoàn Tiếng Vọng tại Cầu Gỗ, Ninh Hòa, Khánh Hoà.
-1989, Sáng lập viên Nhóm thơ Bát Tiên tại Điềm Tịnh, Ninh Hòa, Khánh Hoà.
-2008, Sáng lập viên Hội Văn Nghệ Tự Do tại Orlando.
-2020, Sáng lập viên Trang Văn Học Nghệ Thuật Tình Thơ trên Facebook.
-1997, Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ/ FLorida (VAALA/FL).
-1999, Hội viên Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại.
-2000, Hội viên Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/ ĐNHK, năm 2014 được bầu bàm Chủ tịch.
-2008, Hội viên Hội Văn Nghệ Tự Do, được bầu làm Hội trưởng đầu tiên.
-1965, Hai truyện ngắn đầu tiên đăng trên mục “Truyện Ngắn Chọn Lọc” báo Dân Quyền tại Sài Gòn với tiền thưởng 300 đồng.
-1968, Một bài thơ đầu tiên đăng trên báo Văn tại Sài Gòn.
-1996, Giải đồng hạng Cuộc Thi Thơ của Thi Đàn Lạc Việt tại CA, Hoa Kỳ, có tiền thưởng.
-Hiện có thơ/ văn đăng trên nhiều đặc san, tuyển tập, báo chí, websites, Facebook.
-Có trên 50 bài thơ được các nhạc sĩ: Linh Phương, LMST, Mã Đình Sơn, Vĩnh Điện, Nguyễn Thị Kim Loan, Huỳnh Trọng Tâm, Cung Đàn phổ nhạc.
-Năm 1999, Sáng tác 1 nhạc phẩm.
-Năm 2005, Sáng tác 1 nhạc phẩm.
-Năm 2020, Sáng tác 2 nhạc phẩm (đã lên YouTube).
-Có trên 10 bài thơ được dịch sang Anh ngữ.
-Có tên trong bộ sách “Tác Giả Việt Nam 1905-2005” của Nhà văn Lê Bảo Hoàng tại Canada.
-Tác phẩm đã xuất bản:
.Ngàn Hương, thơ, Hội VHNT/ Khánh Hoà, 1994 (in chung với Điềm Ca).
.Thơ Vinh Hồ, Hội VAALA/Florida, 1999.
.Mưa Nguồn, Trầm Tích, Chim và Rêu, thơ, Hội VHNT/ Khánh Hoà, 2003 (in chung với Điềm Ca và TP Hoàng Điềm).
.Bên Này Biển Muộn, thơ, Hội VAALA/ Florida, 2005.
.Sẽ xuất bản: Gánh Gạo Nuôi Chồng, thơ.
QUEÂ HÖÔNG NINH HOØA - Vinh Hoà
Đôi lời phi lộ:
Tập tài liệu viết về Quê Hương Ninh Hòa sau đây gồm có 5 chương:
Chương 1. Ninh Hòa Lịch sử.
Chương Chương
Chương 4. Ninh Hòa Sông ngòi.
Chương 5. Ninh Hòa Biển, Bờ biển, Hải đảo. Chương 6. Ninh Hòa Văn hóa Tinh thần.
Trừ chương 6, năm chương còn lại đều đã được đăng trên www.ninh-hoa.com năm 2004. Nay được trích đăng lại có sửa chữa, bổ sung. Tất cả các địa danh được nói đến không dựa theo “địa lý hành chánh” mà dựa theo “địa lý tự nhiên” đã có từ trên 3 thế kỷ qua.
2. Ninh Hòa Địa linh. 3. Ninh Hòa Núi non.
Các tài liệu tham khảo quý giá liệt kê dưới đây người viết xin mạn phép trích dẫn, vì hoàn cảnh
tác giả cùng các nhà xuất bản,
vô vàn cám ơn đến quý vị.
Vì khả năng hạn hẹp kính mong các bậc cao minh cùng quý đồng hương niệm tình bỏ qua cho những thiếu sót không thể tránh khỏi và vui lòng góp ý, chỉ giáo để sự hiểu biết về Quê Hương Ninh Hòa ngày thêm sáng tỏ, xin đa tạ quý vị.
phép quý
Trân trọng,
Orlando ngày 25/3/2015
Vinh Hồ
Địa chỉ E-mail: vinhho5555@gmail.com
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
7
chưa có điều kiện xin
kính mong quí
vị hoan hỉ lượng thứ, xin gởi lời
Tài liệu tham khảo:
- Xứ Trầm Hương, Quách Tấn, Hội Văn Học Nghệ Thuật Khánh Hòa, tái bản lần thứ hai năm 2002.
- Non Nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2003.
- Nguyễn Khoa Chiêm, Nam triều công nghiệp diễn chí, bản dịch của Phan Kế Bính, Đông Dương tạp chí số 149.
- Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977.
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tập III, Quyển XI: Tỉnh Khánh Hòa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1971.
- Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Khánh Hòa, NXB TP Hồ Chí Minh.
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 1, NXB Giáo Dục 2002.
- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.
- Lịch Sử Đ.B. Ninh Hòa của Nguyễn Thặng.
- Sài Gòn Ba Trăm Năm Cũ của Nguyên Hương Nguyễn Cúc.
- Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, nhà xuất bản TP HCM, 1993.
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Tập 1, NXB Thuận Hóa 1993.
8
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
- Những Ông Nghè Ông Cống Triều Nguyễn, nhà xuất bản VHNT, 1995.
- Các Đặc San Khánh Hòa-Nha Trang tại: Orlando, Houston, Nam Cali, Bắc Cali (nhiều số).
- Ninh Hòa Địa Lý Khái Quát, bài sưu khảo của Nguyễn Văn Thành.
- Sông Dinh, bài sưu khảo của Dương Tấn Long. - Phủ Ninh Hòa, bài sưu khảo của Lê Văn Ngô.
- PHẦN MỘ THƯỢNG THƯ NGUYỄN XUÂN THỤC của Vũ Ngọc Hải
HTTP://DITICHKHANHHOA.ORG.VN/INDEX.PHP/DI- TICH-KHANH-HOA/
của
- VĂN CHỈ NINH HÒA
http://ditichkhanhhoa.org.vn/index.php/di-tich-khanh- hoa/di-tich
- Di tích Lịch sử - Văn hóa ở Khánh Hòa
http://khanhhoa.edu.vn/
- Nhiều hình ảnh bài vở sưu tầm trích đăng từ NET.
Vũ Ngọc Hải
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
9
Một góc chợ Dinh (2005), đường Trưng Trắc cũ - Ảnh: Hải Lộc
10
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
CHÖÔNG 1: NINH HOØA LÒCH SÖÛ - Vinh Hoà
Ba tòa công thự đứng uy nghiêm
Sông Dinh trầm mặc chảy im lìm Quan trấn thủ Bình Khang thúc ngựa Chợ Dinh chiều rộn rịp ghe thuyền.
Bản đồ tỉnh Khánh Hòa: Trên cùng là 2 huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa. Trích từ NET.
Nguồn: Khánh Hòa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/ Kh%C3%A1nh_H%C3%B2a
I. TỔNG QUÁT:
Tỉnh Khánh Hòa thuộc miền Nam Trung Phần nằm giữa vĩ tuyến 12 và 13, chạy dọc bờ biển từ Ðèo Cả đến mũi Cà Tiên dài khoảng 120km, phía Ðông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Ðắc Lắc, Tuyên Ðức, núi rừng chiếm 15/16 diện tích, hình dạng giống như cái bầu rượu, dưới chân núi Ðại Lãnh rộng chưa tới 1km, vùng Ninh Hòa, Diên Khánh, Vĩnh Xương có chỗ rộng tới 5, 6 chục km, vùng Cam Lâm còn chừng 15km.
Theo sách “Non Nước Khánh Hòa” viết năm 1968, diện tích toàn tỉnh là 5.997 km2, bằng 1/60 diện tích toàn quốc, chia ra như sau:
Vạn Ninh: 618 km2 Ninh Hòa: 1049 km2
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
11
Khánh Dương:1384 km2 Vĩnh Xương: 296 km2 Diên Khánh: 1364 km2 Cam Lâm: 948 km2 Cam Ranh: 338 km2
Sau 1975, tỉnh Khánh Hòa có huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Khánh Sơn, quần đảo Trường Sa, thành phố Nha Trang, và thị xã Cam Ranh. Hải cảng Cam Ranh là một quân/thương cảng nổi tiếng trên thế giới.
Cách nay trên 350 năm, “Phủ Ninh Hòa” có tên là Phủ Thái Khang bao gồm 2 huyện Quảng Phước và Tân Định, chạy dài từ Đèo Cả đến Đèo Rù Rì.
Cách nay trên 350 năm “Huyện Ninh Hòa” có tên là Huyện Tân Định có ranh giới từ Sông Dinh đến Đèo Rù Rì. Từ năm 1930-1931 đến năm 1949, Huyện Ninh Hòa có tên là Phủ Ninh Hòa.
Từ năm 1949 đến năm 1975, Huyện Ninh Hòa có tên là Quận Ninh Hòa.
Năm 1979, lại được tách ra mang tên huyện Ninh Hòa có
ranh giới từ Dốc Đá Trắng đến cuối thôn Ngọc Diêm, phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, phía Nam giáp Nha Trang, phía Tây và Tây-Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Sông Hinh (Phú Yên), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Diên Khánh, phía
Đông giáp Biển Đông.
mã điện thoại 58, bảng số xe 79, xếp hạng đô thị loại 4, phân chia hành chánh gồm 7
phường 20 xã. 12
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Năm 1976, huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh
hợp nhất thành huyện Khánh Ninh.
Ngày 25/10/2010
huyện Ninh Hòa được nâng thành thị xã
Ninh Hòa gồm: diện tích 1,199 km2, dân số (2011) 235.098,
mật độ 196/km2 gồm 17 dân tộc,
- 7 phường: Ninh Hiệp (thị trấn Ninh Hòa trước đây), Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải.
- 20 xã: Ninh Sơn, Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Trung,
Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hưng, Ninh Tân, Ninh Đông, Ninh Phụng.
Hiện đang từng bước phát trỉển Đô thị Ninh Hòa và Khu vực Nam Vân Phong thành Đô thị loại 3 vào năm 2020.
Trong tập tài liệu này chúng tôi vẫn sử dụng tên cũ trước 2010 là “Huyện Ninh Hòa”.
II. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ:
Lịch sử huyện Ninh Hòa gắn liền với lịch sử tỉnh Khánh Hòa.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) trang 101, dẫn sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn dẫn Tống Bạch tác giả sách “Văn Uyển Anh Hoa” nói Mã Viện nhà Hán đánh Giao Chỉ đi về phía đông đến Lâm Ấp, lại đi về phía nam đến nước Tây Đồ Di. Viện dựng 3 cột đồng ở địa giới Tượng Lâm chia ranh giới với Tây Đồ Di. Lại nói Tây Đồ Di sau bị Chiêm Thành chiếm làm đất Chiêm Thành. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành phá thành Chà Bàn bắt được vua Chiêm, tướng nước ấy là Bô Trì Trì chạy đến Phan Lang chiếm đất này xưng là Chiêm Thành giữ được 1/5 đất đai cũ, nhà Lê phong cho để triều cống. Lời chú của Nguyễn Thư Hiên trong sách "Địa Dư Chí" của Nguyễn Trãi nói Vua Lê Thánh Tông mở đất đến núi Thạch Bi, đất 4 phủ Phan Định trở vào nam là địa giới của Chiêm Thành. Theo Minh sử thì Vua Chiêm Thành
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
13
có sớ nói rằngtừ xưa nước ấycó 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện nay chỉ còn 4 xứ từ Bang Đô Lang đến Chân Lạp thôi. Bang Đô Lang, Phan Định, Phan Lung ngờ là đất Phan Rang, 5 xứ ngờ là đất các xứ Phan Rí, Phan Thiết, Phan Rang, Phố Hài, Phố Châm.”
Theo Xứ Trầm Hương” của Quách Tấn: Tỉnh Khánh Hòa xưa là phần đất của nước Tây Đồ Di, nước Tây Đồ Di (Lin Yi) còn gọi là Lâm Ấp ra đời khoảng năm 190-192 độc lập hùng cường, trong lúc nước ta (người Tàu đặt tên là Giao Chỉ) còn bị lệ thuộc nhà Hán, về sau nước Lâm Ấp bị Chiêm Thành (Champa, Nagara Campa) chiếm mất.
Theo "Xứ Trầm Hương", Khánh Hòa là châu Kaut Hara của Chiêm Thành, người Tàu gọi là Kautan.
Theo "Sài Gòn 300 năm cũ" phần đất Khánh Hòa (Kanthara, Kanthara chứ không phải Kaut Hara), Phan Rang (Panduranga) và Bình Thuận được gọi là miền Nam Chiêm Thành.
Sử nhà Minh chép Chiêm Thành có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện, nước An Nam lấy chỉ còn 5 xứ Bang Đô Lang (Phan Đô Lung) đến Chân Lạp mà thôi.
Cũng theo Quách Tấn, Cù Huân là tên cổ dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại ra, Nha Trang hiện còn địa danh "cầu Hà Ra, xóm Hà Ra".
-Có 6 sử liệu (những hàng chữ tô đậm là do người viết):
1. Sách “Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí” của Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm soạn năm 1719 ghi:
“Năm Khánh Đức thứ 5, vua Lê cải niên hiệu là Thịnh Đức nguyên niên. Bấy giờ vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm xâm vào đất Phú Yên. Hiền vương sai Cai cơ là Hùng Lộc đem binh đi đánh, kéo thẳng đến Chiêm Thành, vua Chiêm thua chạy. Hùng Lộc tiến đến sông Phan Rang. Vua Chiêm dựng biểu xin hàng. Ngài bèn lấy đất ở phía đông sông Phan Rang đến sát địa giới Phú Yên, chia làm 2 phủ: Thái Ninh và Diên Ninh mà đặt làm một dinh Thái Khang, cho Hùng Lộc làm trấn thủ đất ấy”.
14
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
2. Sách "Phủ Biên Tạp Lục" ghi:
"Năm 1653 Vua Chiêm là Bà Tấm quấy rối đất Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai 3.000 quân đi đánh (....) Bà Tấm xin hàng và cắt đất từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên dâng cho, Chúa Nguyễn đặt làm 2 phủ: phủ Thái Khang và phủ Diên Ninh (Diên Khánh)".
3. Sách “ Đại Nam Nhất Thống Chí “ thời Vua Tự Đức, trang 102 ghi:
“Bản triều, năm Quý Tỵ Thái Tông thứ 5 (nguyễn Phúc Tần) (1653) vua Chiêm Thành là Bà Bật lấn biên giới, bản triều sai Cai Cơ Hùng Lộc Hầu (không rõ tên họ) đi đánh. Người Chiêm hàng, do đấy chiếm lấy đất từ sông Phan Rang trở về phía đông đến địa giới Phú Yên, đặt 2 phủ (...); lại đặt dinh Thái Khang. Năm Canh Ngọ Anh Tông thứ 3 (1690) đổi phủ Thái Khang làm phủ Bình Khang. Năm Nhâm Tuất Thế Tông thứ 4 (1742) đổi phủ Diên Ninh làm phủ Diên Khánh, lại đem đất 2 phủ Bình Khang và Diên Khánh đặt dinh Bình Khang. Năm Quý Tỵ Duệ Tông thứ 9 (1773) bị Tây Sơn chiếm cứ. Năm Quý Sửu (1783) Thế Tổ Cao Hoàng Đế lấy lại được đất này, lại gọi là dinh Bình Khang, đặt các chức lưu thủ, cai bạ, và kí lục, lại đắp thành Diên Khánh, sai đại thần trấn thủ. Năm Gia Long thứ 2 đổi dinh Bình Khang làm dinh Bình Hòa, đổi phủ Bình Khang làm phủ Bình Hòa. Năm thứ 7 đổi dinh Bình Hòa làm trấn Bình Hòa. Năm Minh Mạng thứ 12 đổi phủ Bình Hòa làm phủ Ninh Hòa. Năm thứ 13 chia tỉnh hạt gọi là tỉnh Khánh Hòa; đặt 2 ty bố chánh, án sát dưới quyền tuần phủ Thuận-Khánh, lại gồm huyện Hoa Châu vào huyện Phúc Điền. Nay lãnh 2 phủ, 4 huyện.”
4. Sách "Việt Nam Sử Lược" chép:
"Năm Quý Tỵ (1653) Vua nước Chiêm Thành là Bà Thấm sang quấy nhiễu ở đất Phú Yên, chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần mới sai quan cai cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Thấm phải dâng thư xin hàng. Chúa Nguyễn để từ sông Phan Lang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Lang trở ra lấy
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
15
làm Thái Ninh phủ, sau đổi làm phủ Diên Khánh (tức là Khánh Hòa bây giờ), đặt dinh Thái Khang để Hùng Lộc làm thái thú."
5. Sách "Sài Gòn 300 năm cũ" ghi:
"Năm 1653 đến lượt chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa quân dân vượt đèo vượt núi (Thạch Bi) lấn chiếm lãnh thổ Chiêm Thành đến tận Phan Rang, đặt dinh Thái Khương với hai phủ Thái Khương (Ninh Hòa) và Diên Ninh (Diên Khánh)."
6. Sách "Xứ Trầm Hương" viết:
"Từ sông Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lập ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Phước thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang."
-Từ 6 sử liệu trên có thể kết luận:
Năm 1653, cách nay trên 350 năm, Vua Chiêm Thành là Bà Tấm sang quấy nhiễu đất Phú Yên, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai quan Cai cơ Hùng Lộc Hầu (không rõ họ tên) dẫn 3.000 quân vượt đèo vượt núi Thạch Bi (đèo Cả) vô đánh, Vua Chiêm đại bại dâng thư xin hàng và cắt châu Kaut Hara của Chiêm Thành từ sông Phan Rang ra đến Đèo Cả dâng cho, Chúa Nguyễn đặt dinh Thái Khang với 2 phủ, 5 huyện. Hai phủ là Phủ Thái Khang (Phủ Ninh Hòa) và Phủ Diên Ninh (Phủ Diên Khánh). 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh; Tân Định, Quảng Phước thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc Hầu được cử làm Quan Trấn Thủ (tương đương Tỉnh Trưởng bây giờ) cai trị 2 phủ, dinh đóng tại Phủ Thái Khang thuộc địa phận huyện Ninh Hòa bây giờ.
Huyện Tân Định thuộc địa phận huyện Ninh Hòa bây giờ, còn huyện Quảng Phước thuộc địa phận huyện Vạn Ninh bây giờ.
16
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Theo tác giả Quách Tấn: từ khi châu Kaut Hara của Chiêm Thành thuộc về ta "cơ quan cai trị đều đóng ở Bình Khang cho Trung hưng mới dời vào Diên Khánh. Dinh quan trấn thủ đóng trong vùng Ninh Hòa hiện tại. Nhân sông chảy qua trước dinh, người địa phương mới gọi là sông Dinh cho gọn."
-Theo tác giả Nguyễn Thặng: "Huyện Ninh Hòa trước kia là huyện Tân Định thuộc phủ Thái Khang có ranh giới từ đèo Rù Rì đến sông Dinh (...) Dinh Bình Khang có thủ phủ đóng trên bờ Bắc sông Dinh thuộc làng Phước Đa."
-Tác giả Trần Bình Tây trong bài "Hòn Khói Quê Tôi" viết: "Trước năm 1930 Hòn Khói quê tôi là Tổng Hà Ngoại trực thuộc huyện Vạn Ninh. (....) Hòn Khói cách huyện Vạn Ninh dộ 50 cây số đường biển, cách huyện Ninh Hòa hơn 10 cây số. Thuở ấy, tổ tiên chúng ta di chuyển từ nơi này đến địa phương nọ chỉ có 2 phương tiện duy nhất là đi bộ hoặc bằng ghe thuyền. Từ Hòn Khói lên Vạn Ninh (Vạn Giã) đêm nào cũng có "ghe đò" chở khách lên xuống - một đêm đi lên, một đêm đi xuống - ghe đò nằm tại bến Bình Tây kẻ đi người về tấp nập (...) Từ làng Phú Thọ đi lên Ninh Hòa phải qua Chánh Thanh, sườn núi Hòn Hèo, rồi đến đèo Hà Thanh tức đèo Bánh Ít cho đến đầu làng Phước Đa đều là rừng rậm. Thuở ấy cọp beo, thú dữ vô số (...) Hòn Khói cách Ninh Hòa gần hơn đi Vạn Ninh mà ít ai muốn liên lạc, kể cả quan quân... Bởi lý do giao thông trắc trở như thế nên Hòn Khói tức Tổng Hà Ngoại năm xưa trực thuộc huyện Vạn Ninh là vậy."
-Có thể xác định: Dinh Thái Khang ở làng Vĩnh Phú :
Phủ Ninh Hòa xưa mang tên Phủ Thái Khang tới 37 năm mới đổi thành Phủ Bình Khang, do đó theo tôi, tên con sông Dinh không phải đợi tới khi đổi thành Phủ Bình Khang mới "gọi là sông Dinh cho gọn" mà đã có từ khi còn mang tên Phủ Thái Khang, và tôi cũng tin 1 số địa danh khác như Hòn Vọng Phu, Hòn Hèo, Hòn Lớn, v.v... cũng xuất hiện rất sớm trong khoảng thời gian 37 năm ấy.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
17
Tôi đồng ý với Ông Nguyễn Thặng "dinh Bình Khang có thủ phủ đóng trên bờ Bắc sông Dinh", nhưng "đóng tại làng Phước Đa" theo tôi không phải là dinh Bình Khang. Dinh Bình Khang đóng tại làng Vĩnh Phú phía bờ Bắc sông Dinh, gần khu vực cầu Dinh hiện nay, có thể xác định từ khu vực Trường Tiểu học Pháp Việt Ninh Hòa trải dài đến sông Dinh. Vì Dinh có đóng gần sông thì dân chúng mới nhìn thấy, mới đặt tên cho sông là Sông Dinh. Đóng tại làng Phước Đa cách sông Dinh trên 1 cây số không phải là Dinh Thái Khang, mà là Phủ đường Thái Khang về sau đổi thành Phủ đường Bình Khang, Phủ đường Bình Hòa, Phủ đường Ninh Hòa, đúng với xác minh của Bà Chín Khanh-Phạm Thị Nghĩ cư dân làng Phước Đa, tuổi trên 85, đã cho biết như sau:
"Từ cầu Dinh đi ra hướng Bắc chừng 1 cây số là tới cống Phước Đa, có 1 con đường đất rẽ trái đi khoảng hai trăm mét, nhìn thấy bên phải đường có một khu đất cao chính nơi đây ngày xưa là Phủ đường Phủ Ninh Hòa, con đường này gọi là "đường lên phủ cũ".
Và cũng đúng với xác minh của Ông Lương Công Giáo, nhân sĩ, Cựu SVSQ khóa 3 Thủ Đức, người Ninh Hòa, tuổi trên 80, đã cho biết như sau:
“Năm tôi học lớp Tư niên khóa 1942-1943 tức lớp 2 bây giờ, nhân dịp đi từ Ninh Hòa xuống Hòn Khói cùng cha tôi, khi ngang qua làng Phước Đa, tôi thấy bên tay trái có một tòa nhà lợp ngói, tôi có hỏi cha tôi nhà ai mà lớn vậy, cha tôi nói đó là Phủ đường Ninh Hòa đã bỏ hoang lâu rồi".
Và cũng đúng với xác minh của Thầy Lê Văn Ngô, Cựu Giáo sư Trường Trần Bình Trọng, Cựu SVSQ khóa 17 Thủ Đức, người Ninh Hòa, tuổi trên 70, tác giả bài viết “PHỦ NINH HÒA” đăng trên www.ninh-hoa.com đại ý nói như sau: Năm 1945, trụ sở Phủ Ninh Hòa tọa lạc tại làng Phước Đa, tổng Phước Khiêm, phủ Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa là một tòa nhà xây gạch lợp ngói âm dương, bên phải, bên trái mỗi bên có một dãy nhà ngói, nền thấp hơn, là nơi ở của lính canh gác, nhà xe, nhà bếp, v.v... phía trước mặt là một sân rộng, giữa có cột cờ.
18
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Vào đầu năm 1946, quân Pháp trở lại chiếm Ninh Hòa, Việt Minh rút vào chiến khu, chiến tranh bùng nổ, trụ sở Phủ Ninh Hòa ra tro bụi trong thời gian đó.
-Có thể xác định: Phủ đường Ninh Hòa ở làng Phước Đa: Qua lời xác minh của 3 người Ninh Hòa nói trên, chúng ta có thể xác định: Từ cầu Dinh thuộc Thị trấn Ninh Hòa đi ra hướng Bắc chừng 1 cây số là tới cống Phước Đa có 1 con đường đất rẽ trái mà dân chúng gọi là "đường lên phủ cũ" đi khoảng 200 mét, nhìn thấy bên phải đường có một khu đất cao thuộc làng Phước Đa, chính nơi đây là Phủ đường Phủ Ninh Hòa, một tòa nhà xây gạch lợp ngói âm dương, bên phải, bên trái mỗi bên có một dãy nhà ngói nền thấp hơn là nơi ở của lính canh gác, nhà xe, nhà bếp, phía trước mặt là một sân rộng giữa có cột cờ. Tòa nhà Phủ đường Ninh Hòa to lớn, từ QL1 vẫn trông thấy. Ngày 29/1/1946 quân Pháp từ Ban Mê Thuột bất ngờ đánh chiếm Ninh Hòa, Việt Minh rút lên chiến khu trường kỳ kháng chiến, trụ sở Phủ Ninh Hòa tọa lạc tại làng Phước Đa ra tro bụi trong thời gian đó, hiện nay không còn một dấu tích gì, ngay cả cái nền cũ cũng không còn.
-Dinh Thái Khang, tức Dinh Bình Khang tọa lạc tại làng Vĩnh Phú:
Ba tòa công đường nghiêm trang Cờ bay trên Dinh Bình Khang Bên cầu, chợ Dinh tấp nập
Sông Dinh lờ lững chảy ngang.
-Dinh Thái Khang là nơi làm việc của quan Trấn Thủ cai trị 2 Phủ dù không còn dấu tích, nhưng chúng ta cũng có thể xác định đóng tại bờ Bắc sông Dinh (tả ngạn) gần khu vực cầu Dinh thuộc làng Vĩnh Phú ngày nay. Vì Dinh đóng gần sông nên sông được gọi là sông Dinh, cầu bắt ngang sông được gọi là cầu Dinh và chợ bên kia sông được gọi là chợ Dinh như đã phân tích ở trên.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
19
Kết luận này cũng phù hợp với:
-Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) Tập 3 trang 130 chép: “Chợ Mỹ Thạnh ở huyện Tân Định, tục gọi chợ Dinh, vì hồi đầu bản triều ba dinh Trấn thủ, Cai bạ và Ký lục đóng ở đây, nên gọi tên thế”
Thời nhà Nguyễn, đứng đầu mỗi Dinh có quan Trấn Thủ coi việc hành chính lẫn quân sự, phụ tá có các quan Cai bộ, Ký lục. “Ba dinh Trấn thủ Cai bạ và Ký lục đóng ở đây” tức là đóng trong khu vực Chợ Dinh hay gần khu vực chợ Dinh, chứ không thể đóng tại làng Phước Đa cách xa cả cây số được.
-Theo Địa bạ tỉnh Khánh Hòa (lập từ năm Gia Long thứ 10 (1811), tên cũ của làng Phước Đa là “xã Phước Đa”, tên cũ xã Phước Đa là “Phước Toàn phụ lũy xã”, thuộc tổng Trung, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa: “đông giáp địa phận thôn Mỹ An Đông (tổng Hạ huyện Tân Định), lấy bờ đê làm giới; tây giáp địa phận xã Quan Đông, lại giáp xã Toàn Thạnh (tổng Trung huyện Tân Định); nam giáp địa phận xã Thanh Châu (tổng Hạ huyện Tân Định); bắc giáp núi (Hòn Dài).”
Ghi chú:
Thôn Mỹ An Đông sau đổi là thôn Mỹ Lệ (xã Ninh Đa).
Xã Quan Đông sau đổi là là thôn Quang Đông (thuộc xã
Ninh Đông).
Xã Toàn Thạnh sau đổi là xã Mỹ Thạnh, rồi thôn Mỹ Hiệp
(thuộc xã Ninh Hiệp).
Xã Thanh Châu sau đổi là là thôn Thanh Châu (thuộc xã
Gùi xay gùi quế qua đèo
Chợ Dinh ế ẩm đói meo cả lòng
Chở tôm chở cá qua sông
Quán Tre, Suối Ré những mong chợ chiều Người mua ít, kẻ bán nhiều
Thấy nàng cơ cực càng yêu bội phần.
Ninh Giang). 20
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Tư liệu trên cho biết: làng Phước Đa ngày xưa gọi là “xã Phước Đa” rất rộng: bắc giáp đèo Bánh Ít, Nam giáp làng Mỹ Hiệp tức giáp Sông Dinh (vì làng Mỹ Hiệp nằm ở bên hữu ngạn sông Dinh). Có nghĩa là “xã Phước Đa” xưa rất rộng giáp với sông Dinh, bao trùm cả làng Phước Đa và làng Vĩnh Phú bây giờ.
-Sách ĐNNTC trang 107 chép về mục thành trì của tỉnh Khánh Hòa xưa như sau:
“Trước kia lị sở của dinh ở địa phận xã Phước Đa huyện Quảng Phước, sau dời đến chỗ hiện nay, tức là thành Diên Khánh cũ”.
Lị sở của dinh ở địa phận “xã Phước Đa” tức ở địa phận làng Vĩnh Phú ngày nay, vì “xã Phước Đa” rất rộng giáp sông Dinh như đã xác định ở trên.
-Cũng sách ĐNNTC trang 125 chép:
“Dinh cũ Bình Hòa: ở xã Phước Đa, huyện Quảng Phước, trước kia có 3 tòa công đường, nay bỏ, nền cũ vẫn còn”.
“Dinh cũ Bình Hòa” tức là Dinh Thái Khang, dinh Bình Khang ở “xã Phước Đa” tức là ở làng Vĩnh Phú ngày nay, vì “xã Phước Đa” rất rộng giáp Sông Dinh như đã xác định ở trên. “Ba tòa công đường nay bỏ” tức Trụ sở Dinh Bình Khang có 3 toà công đường tọa lạc tại làng Vĩnh Phú đến năm 1793 bỏ, vì có lệnh của Nguyễn Ánh cho dời vào Thành Diên Khánh. Từ năm 1793, làng Vĩnh Phú không còn là nơi đặt Dinh quan Trấn thủ nữa, do đó 3 tòa công đường đó đã trở thành hoang phế và hiện nay không còn lưu lại 1 dấu tích gì.
-Từ 2 tư liệu trên, có thể xác định khu vực Dinh Thái Khang tức dinh Bình Khang gồm ba tòa công đường tọa lạc bên bờ Bắc Sông Dinh thuộc làng Vĩnh Phú, từ khu vực Trường Tiểu học Pháp Việt chạy dài đến sông Dinh, dựa lưng vào Sông Dinh, bao gồm Chùa Hải Nam, Nhà thương cũ, Đài Phát Thanh, Rạp hát Vĩnh Phú... nằm trên một khu vực rộng lớn có bề dài khoảng 300m, bề ngang khoảng 150m, diện tích khoảng 45,000m2.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
21
-Địa bạ triều Nguyễn Khánh Hòa (Nguyễn Đình Đầu) chép: “Vĩnh An thôn (xứ cây Xoài, cây Sung) diện tích 31 mẫu 2 sào 10 thước, thuộc huyện Quảng Phước: Đông giáp xã phụ lũy Phước Toàn, lấy bờ đê làm giới. Tây giáp địa phận xã Xuân An (tổng Trung huyện Tân Định) lấy sông làm giới. Nam giáp địa phận xã Toàn Thạnh tổng Trung huyện Tân Định lấy sông làm giới. Bắc giáp địa phận xã phụ lũy Phước Toàn. Trong thôn có đất chuồng voi:
1 khoảnh rộng 7 sào.”
Ghi chú:
“Xã phụ lũy Phước Toàn” là thôn Phước Đa ngày nay. Xã Xuân An là thôn Điềm Tịnh xã Ninh Phụng ngày nay. Xã Toàn Thạnh là thôn Mỹ Hiệp, xã Ninh Hiệp ngày nay.
Tư liệu trên giúp xác định: Vĩnh An thôn tức là thôn Vĩnh Phú ngày nay, bắc giáp làng Phước Đa, nam giáp làng Mỹ Hiệp tức giáp Sông Dinh. Tại thôn Vĩnh Phú có “đất chuồng voi rộng 7 sào” phù hợp với việc đặt Dinh quan Trấn thủ tại làng Vĩnh Phú như đã nói. Dinh quan Trấn thủ coi việc hành chính lẫn quân sự cho cả tỉnh, về quân sự có voi chiến, ngựa chiến, quân lính đông đảo, nếu không đóng Dinh gần sông Dinh thì lấy nước đâu cho quân lính, voi, ngựa uống và tắm giặt?
-Như vậy dinh Thái Khang, tức dinh Bình Khang gồm ba tòa công đường tọa lạc bên bờ Bắc Sông Dinh thuộc làng Vĩnh Phú, từ khu vực Trường Tiểu học Pháp Việt chạy dài đến sông Dinh, dựa lưng vào Sông Dinh, phù hợp với Thành Diên Khánh “dựa lưng vào sông Cái” (theo sách ĐNNTC trang 108).
-Sách ĐNNTC trang 108 ghi:
“Lị sở phủ Ninh Hòa ở thôn Vĩnh Phúc, huyện Quảng Phúc do phủ kiêm lí, nguyên trước, lị sở ở địa phận thôn Phúc Đa trong huyện, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) dời đến chỗ hiện nay.”
22
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Sử liệu trên cho biết thêm: Phủ đường Phủ Ninh Hòa nguyên trước đóng ở địa phận thôn Phước Đa, đến năm 1831 dời về địa điểm “ba tòa công đường” thuộc thôn Vĩnh Phú tức trụ sở Dinh Bình Khang đã bỏ vì đã chuyển vô Thành Diên Khánh theo lệnh Nguyễn Ánh.
Như vậy, “Xã Phước Đa” xưa (bao gồm thôn Phước Đa và thôn Vĩnh Phú) là nơi vừa đặt Trụ sở Quan Trấn Thủ, vừa đặt Trụ sở Quan Tri Phủ.
-Theo Ô. Nguyễn Thặng, huyện Tân Định có ranh giới từ sông Dinh đến đèo Rù Rì.
-Còn tác giả Nguyễn Đình Tư (viết năm 1968) thì cho biết đèo Rọ Tượng là ranh giới của "hai quận Vĩnh Xương và Ninh Hòa" cùng một ý kiến với Thi sĩ Quách Tấn.
Như vậy, ranh giới của “phủ Ninh Hòa” xưa (còn có tên là phủ Thái Khang, hay phủ Bình Khang) ở phía Bắc là Đèo Cả, còn ở phía Nam thì thay đổi theo thời gian, có lúc tại đèo Rù Rì, có lúc tại đèo Rọ Tượng, và hiện nay tại cuối thôn Ngọc Diêm xã Ninh Ích giáp ranh TP Nha Trang.
Ranh giới của Huyện Ninh Hòa xưa có tên là huyện Tân Định, ở phía Bắc là sông Dinh, còn ở phía Nam thì thay đổi theo thời gian, có lúc tại đèo Rù Rì, có lúc tại đèo Rọ Tượng, và hiện nay tại cuối thôn Ngọc Diêm xã Ninh Ích giáp ranh TP Nha Trang.
Còn huyện Ninh Hòa nay có ranh giới từ Dốc Đá Trắng đến hết thôn Ngọc Diêm.
-Tác gả Nguyễn Đình Tư viết:
"Vào khoảng 1930-1931 (...) chính phủ thực dân Pháp bèn đổi huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa (tức Ninh Hòa bây giờ), còn phủ Ninh Hòa cũ thì đổi là huyện Vạn Ninh, tên Tân Định mất hẳn từ đó."
-Qua tài liệu trên có thể khẳng định:
Từ năm 1930-1931, trụ sở Phủ Ninh Hòa không còn đóng tại “toà nhà lợp ngói âm dương” to lớn tại làng Phước Đa, mà đã dời về trụ sở huyện Tân Định đã có sẵn tại địa điểm
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
23
Trụ sở UBND Huyện Ninh Hòa bây giờ, kế Ngã Ba Bùng Binh, tọa lạc trên 1 lô ruộng nước rộng độ 2ha có con mương chảy qua. Nơi đây về sau ở mặt trước khuôn viên được xây mới bằng gạch ngói xi măng: một lần vào thời chính phủ VNCH và 1 lần vào thời chính phủ CHXHCNVN.
-Sách ĐNNTC trang 108 viết:
“Lị sở Phủ Ninh Hòa chu vi 52 trượng linh, rào bằng chông chà ở thôn Vĩnh Phúc huyện Quảng Phúc do phủ kiêm lí, nguyên trước, lị sở ở địa phận thôn Phúc Đa trong huyện, năm Minh Mệnh thứ 12 dời đến chỗ hiện nay."
-Dinh Bình Khang cũ: theo thiển ý, chông chà là những cây vót nhọn, cùng những cành cây có gai dùng để rào chung quanh khu vực Phủ Ninh Hòa. Thời Vua Gia Long, Minh Mệnh trở về sau, trụ sở Dinh Bình Khang gồm 3 tòa công đường đã bỏ vì đã dời vào Thành từ năm 1793. Vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), trụ sở Phủ Ninh Hòa “dời đến chỗ hiện nay” tôi tin là dời đến địa điểm “ba toà công đường” vừa nói và đổi tên mới là “Lị sở Phủ Ninh Hòa” rào bằng chông chà, trải qua 1 thời gian đến năm 1922, tức 91 năm sau, ngôi trường 1 tầng lầu nguy nga theo lối kiến trúc Pháp gọi là Trường Tiểu học Pháp Việt Ninh Hòa được tạo dựng- lúc đầu chỉ có 3 lớp, năm 1932 mở thêm 2 lớp nên phải trưng dụng ngôi nhà trạm Hòa Mỹ bên cạnh (trước nhà bưu điện).
Huyện Ninh Hòa xưa có 2 nhà trạm: trạm Hòa Quỳnh tại xã Ninh Thọ và trạm Hòa Mỹ tại thôn Vĩnh Phú (trước ở tại thôn Mỹ Hiệp), cách trạm Hòa Quỳnh độ 10km. Nhiệm vụ của trạm là chuyển công văn từ trên Trung ương xuống hoặc
-Sách ĐNNTC trang 109 ghi: "Trường học phủ Ninh Hòa: ở xã Vinh Phúc, phía tây lị sở của phủ, trước ở xã An Thành huyện Tân Định, năm Thiệu Trị thứ 5 dời đến chỗ hiện nay."
-Tôi tin “dời đến chỗ hiện nay” là dời về địa điểm "ba tòa công đường" trụ sở của Dinh Bình Khang cũ đã bỏ.
24
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
từ phủ huyện tỉnh lên Trung ương, dùng cáng (võng) và ngựa để khiêng chở nhân viên đi công vụ trên đường thiên lý. Đứng đầu mỗi trạm có 1 Cai trạm, 1 Thơ lại và 1 số Phu trạm.
-Sách ĐNNTC trang 108 ghi: “Trường học huyện Tân Định: dựng từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), bỏ.”
-Sách ĐNNTC trang 108 ghi: "Lị sở huyện Tân Định: chu vi 40 trượng linh, rào bằng chông chà, ở xã Thịnh Mĩ trong huyện, dựng từ năm Minh Mệnh thứ 12 (1831)."
-Trụ sở huyện Tân Định: Theo ý kiến người viết, năm 1831, dựng Trụ sở huyện Tân Định ở “xã Thịnh Mĩ “ tức ở làng Mỹ Hiệp ngày nay, dù sách không nói rõ địa điểm, nhưng tôi tin nằm ở khu vực Trụ sở UBND Huyện Ninh Hòa ngày nay kế Ngã Ba Bùng Binh. Năm 1832 tại huyện Tân Định có dựng 1 trường học nhưng đến năm 1845 thì bỏ.
Huyện đường Tân Định phủ Bình Khang Lớp lớp rêu phong đã úa vàng
Lớp lớp người đi không trở lại
Trăm năm còn đứng đó mơ màng.
-Miếu Văn Chỉ Ninh Hòa:
Văn miếu Bình Khang được xây năm 1803 ở làng Phước An, tổng Trung, huyện Tân Định. Đến năm 1844 thời vua Thiệu Trị, Miếu Văn Chỉ Ninh Hòa được xây trên nền cũ của Văn miếu Bình Khang (Văn miếu Bình Khang đã chuyển vào Diên Khánh); khi đó, làng Phước An đã đổi thành làng Phước Lý, tổng Trung đã đổi thành tổng Hiệp Trung. Miếu Văn Chỉ Ninh Hòa bao gồm Án phong, Tiền đường, Hậu cung, nhà Đông; trên các cột kèo có chạm các câu đối bằng chữ Hán. Trong miếu thờ Đức Khổng Tử cùng Tứ Phối, Thập Triết, Thất Thập Nhị Hiền, Lịch Đại Tiên Nho và Lịch Đại Khoa Nho.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
25
Tại huyện Tân Định có 8 vị Cử nhân Nho học: Nguyễn Vĩnh Trinh, Nguyễn Văn Nhuận, Trần Văn Chất, Phạm Đăng Xuân, Trần Thành, Trần Văn Thông, Cao Đệ, Phạm Tấn. Năm 2006, Miếu Văn Chỉ Ninh Hòa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.
-Phủ đường Thái Khang: tức Phủ đường Bình Khang, Phủ đường Bình Hòa, Phủ đường Ninh Hòa: nơi làm việc của quan Tri Phủ cai trị 2 huyện Quảng Phúc + Tân Định tọa lạc tại làng Phước Đa là tòa nhà lợp ngói âm dương to lớn, từ năm 1930-1931 đã không còn sử dụng mãi cho đến năm 1946 thì bị chiến tranh tàn phá, hiện nay chẳng còn lưu lại 1 dấu tích gì.
Đường lên Phủ cũ là đây
Mít xoài trĩu trái, khói mây bềnh bồng Phủ đường mái ngói rêu phong
Bể dâu còn đứng chất chồng tháng năm.
-Di Tích Phủ đường Ninh Hòa:
Phủ đường Ninh Hòa tức Trụ sở quận Ninh Hòa, Trụ sở UBND Huyện Ninh Hòa, cũng là Trụ sở huyện Tân Định không rõ xây dựng ở đâu năm nào? nhưng sách ĐNNTC ghi là đã được xây dựng năm 1931 thời Vua Minh Mạng, dù không nói rõ địa điểm nhưng tôi tin tọa lạc tại khuôn viên Trụ sở UBND Huyện Ninh Hòa ngày nay. Năm 1930- 1931, Trụ sở huyện Tân Định mang tên là Phủ đường Ninh Hòa đến năm 1949 thì đổi tên là Trụ sở Quận Ninh Hòa cho đến năm 1975. Năm 1979, đổi tên là Trụ sở UBND Huyện Ninh Hòa, năm 2010 đổi tên là thị xã Ninh Hòa cho đến nay.
Di tích Phủ Đường Ninh Hòa trải qua 18, 19 năm (1931- 1931 đến 1949) hiện vẫn còn nguyên vẹn nằm ở phía sau khuôn viên trụ sở UBND huyện Ninh Hòa là một tòa nhà kiến trúc theo kiểu cổ của người Việt, mái lợp ngói âm dương, gồm một gian hai chái cùng một số phòng phụ. Văn phòng làm việc của quan phủ còn bày biện bàn ghế, cờ xí, gươm đao... trông thật uy nghiêm.
26
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Nơi đây từng diễn ra cuộc biểu tình vào
rạng sáng 16/7/1930, đông đảo dân chúng tập trung ở vùng núi Ổ Gà sau đó xuống đường kéo vào huyện lỵ Tân Định, càng đi càng đông dần, lúc đến huyện đường đã lên đến 1.000 người đấu tranh đòi thực dân phong kiến giảm sưu cao thuế nặng, khiến quan Tri phủ Đinh Bá Cẩn phải ký bãi bỏ các sắc thuế. Sau đó đoàn biểu tình phá cửa nhà giam thả tù chính trị, tỏa ra các ngã đường biểu dương lực lượng, một số khác
tập trung trước chợ Dinh tổ chức lễ mít tinh.
Năm 2000, Phủ đường Ninh Hòa được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia.
ngày
*Có 3 tư liệu quý tôi xin ghi ra đây để giúp cho các nhà nghiên cứu:
- Hòn Khói trước năm 1930 có tên là Tổng Hà Ngoại trực thuộc huyện Quảng Phước tức huyện Vạn Ninh bây giờ (theo tác giả Trần Bình Tây).
- Chuông chùa Thanh Lương thôn Nhĩ Sự, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa đúc năm 1763 còn lưu tại chùa, có ghi câu: "Đại Việt quốc, Quảng Nam xứ, Vương Thái hà, Tân Định huyện, Tổng Trung, Bình An xã, Bình An thôn." Bình An thôn là thôn Nhĩ Sự bây giờ.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
27
-Bức Giới Đao Độ Điệp của Bộ Lễ triều Minh Mạng cấp cho Đại Đức Liễu Bửu-Huệ Thân trụ trì chùa Thiên Bửu Hạ, thuộc thôn Mỹ Hiệp, xã Ninh Hiệp, huyện Ninh Hòa vào năm 1835, hiện còn lưu tại chùa có ghi câu: "Khánh Hòa tỉnh, Tăng Lê văn Tự, pháp danh Liễu Bửu, quán Khánh Hòa tỉnh, Ninh Hòa phủ, Tân Định huyện, Trung Tổng, Toàn Thạnh xã". Toàn Thạnh xã sau đổi thành thôn Mỹ Thạnh, rồi thôn Mỹ Hiệp tức Thị trấn Ninh Hòa bây giờ.
-Tại sao đặt Dinh Thái Khang tại Ninh Hòa?
Dinh Thái Khang không đặt tại Nha Trang hay Diên Khánh mà đặt tại Ninh Hòa, theo thiển ý người viết:
Trong binh pháp, việc giữ đất giữ thành khó hơn chiếm đất chiếm thành, kinh nghiệm lịch sử cho thấy trong quá khứ, quân Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu nước ta, thường hay đánh chiếm lại những vùng đất đã mất. Thời Chế Bồng Nga họ đã đánh tới Thăng Long đốt rụi cả Kinh Thành nhà Trần. Do đó, quan Trấn thủ Hùng Lộc vốn là một vị danh tướng văn võ toàn tài và Chúa Hiền là một vị Chúa thông minh sáng suốt, cho nên sau khi chiếm được châu Kaut Hara của Chiêm Thành đã không đặt dinh Thái Khang ở Diên Khánh hay Nha Trang mà đặt ở Ninh Hòa nằm bên bờ tả ngạn tức bờ Bắc sông Dinh là có ý lo xa đề phòng trường hợp quân Chiêm có thể ra tái chiếm. Từ Phan Rang mang bộ binh muốn đánh chiếm dinh Thái Khang, quân Chiêm phải chiếm phủ Diên Ninh. Từ đó tiến ra Thái Khang, họ phải vượt qua ba bốn chục cây số trên con đường độc đạo với 1 địa hình hiểm trở, có 2 con sông và 2 ngọn đèo ngăn chận... Do đó đặt dinh Thái Khang ở Ninh Hòa vào thời điểm đó về mặt phòng thủ an toàn vững chắc hơn đặt ở Nha Trang hay Diên Khánh. Còn về mặt hành chánh, tiếp tế và liên lạc với phủ Chúa ở Phú Xuân cũng thuận lợi dễ dàng hơn. Riêng về kinh tế thì phủ Thái Khang tương đối cân đối đồng đều hơn về công nông lâm ngư nghiệp, có đủ lúa gạo, cá, muối... để
28
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
quân, dân có thể tạm thời tự túc trong thời gian chờ viện binh.
-Chính sách di dân:
Sau khi đặt Dinh chia Phủ, cử quan Trấn Thủ, lập xong bộ máy cai trị, Chúa Hiền cho tiến hành chính sách di dân đã có từ 40 năm trước, thời Chúa Tiên (1611).
-Theo tác giả Nguyễn Xuân Lâm: "Năm 1648, chiến tranh Trịnh Nguyễn xảy ra quyết liệt, quân Nguyễn bắt được gần 3 vạn tù binh đưa hết vào những vùng đất từ Quảng Nam đến Phú Yên khai khẩn. Cứ 50 người làm 1 ấp được cấp công cụ và lương thực trong nửa năm đầu. Ba năm đầu khỏi nộp thuế. Nhờ chính sách di dân khai hoang tích cực này, Thuận Quảng diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng xóm mọc lên ngày càng đông."
-Sách "Lịch sử Việt Nam Tập I" trang 293 ghi: "Họ Nguyễn đẩy mạnh công cuộc khai hoang bằng chính sách khẩn hoang lập làng. Nông dân di cư và tù binh là lực lượng chủ yếu. Họ được cấp nửa năm lương thực và 1 số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang lập thành những làng ấp mới. Ruộng đất khai khẩn sung vào làm ruộng đất công của làng đặt dưới quyền sở hữu tối cao của họ Nguyễn."
-Tác giả Nguyễn Thặng cho biết: "Giữa thế kỷ thứ 17, cư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đến Ninh Hòa sinh sống. Họ cư trú mở mang trước tiên ở những vùng đất bằng, trên 2 bờ sông Dinh, ven các trục giao thông, trên cửa sông, cửa biển, những lui về thăm quê cũ thuận tiện. Những xóm làng đầu tiên của Ninh Hòa là những làng xung quanh Ngã Ba sông Dinh, nay là Thị trấn Ninh Hòa và các thôn ở vùng ven."
-Qua 3 trích dẫn trên có thể xác định: Đoàn di dân vào 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh, hầu hết lấy từ vùng Thuận Quảng... gồm những người nghèo khổ không ruộng đất, và những tù nhân, tù binh được cho đi khai khẩn đất hoang để lập công chuộc tội... Tôi tin đợt di dân thời Chúa Tiên vào
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
29
khai khẩn đất Phú Yên đã mau chóng thành tựu nhờ chính sách khẩn hoang lập làng rất tích cực của Chúa Nguyễn, cũng như Phú Yên là vựa lúa miền Trung có đồng bằng sông Đà Rằng rộng lớn phì nhiêu khác hẳn với vùng Thuận Hóa cằn cỗi đất cày lên sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt trời hành cơn lụt mỗi năm. Trong vòng 40 năm đủ dài để đời sống cư dân ổn định sung túc là một hình ảnh đầy sức thuyết phục sau mỗi chuyến họ về thăm cố hương thay cho ngàn câu tâm lý chiến tuyên truyền... khiến Chính sách Di dân và Phong trào Nam Tiến của Chúa Nguyễn được thuận lợi.
Do đó, sau khi Chúa Hiền phát động chiến dịch di dân vào đất Thái Khang, tôi tin rằng Tổ tiên chúng ta đã vui vẻ hưởng ứng, hăng hái lên đường với bao niềm tin tưởng lạc quan hy vọng trong lòng. Tất cả được chia thành nhiều toán, mỗi toán 50 người nhận nửa năm lương thực, dụng cụ... Họ di chuyển bằng đường bộ, đường biển vào đất Thái Khang để khẩn hoang lập làng. Ruộng đất khai khẩn, họ được miễn thuế trong 3 năm đầu. Những vùng đất ven biển Đại Lãnh, ven cửa Vạn cửa Giã, cửa Hà Liên (cửa sông Dinh), Hòn Khói, ven sông Tu Bông, sông Bình Trung, sông Vạn Giã, sông An Lương, sông Dinh, sông Cầu Lấm, ven Quốc lộ số 1 như Tu Bông, Vạn Giã, Phước Đa, Vĩnh Phú, Vĩnh Hiệp, Phong Ấp, Thuận Lợi, Thuận Mỹ, Mỹ Trạch, ven Bến Đò như Thuận Lợi, Tân Tế, Phong Phú... Có lẽ đó là những địa điểm mà lưu dân đặt chân tới đầu tiên, nhà cửa được cất lên đầu tiên, làng xã được lập ra đầu tiên. Từ đó sẽ tỏa rộng ra như "tầm thực" trên những vùng đồng bằng màu mỡ như Đồng Cháy, Đồng Nẩy, Đồng Chuôm, Đồng Lau, Đồng Thân, Đồng Khách Mười, Đồng Nghi Xuân, Vĩnh Thịnh, Ninh Ích, Quang Đông, Điềm Tịnh, Xuân Hòa, Phú Bình, Phú Hòa, Đại Tập, Đại Mỹ, Hà Thanh, Thanh Châu, Tân Hưng, Trường Lộc v.v... thuộc Ninh Hòa.
-Theo "Phủ Biên Tạp Lục": đường sá đi lại lúc bấy giờ chỉ là những con đường mòn nhỏ hẹp băng qua nhiều truông nhiều đèo rậm rạp hiểm trở. Đoạn qua đèo Hổ Dương (Đèo
30
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Cả) có nhiều đá đen lởm chởm. Đường bộ thì đi bộ, đôi khi đi bằng ngựa. Còn đường thủy thì đi bằng thuyền buồm, như đoạn từ Hòn Khói đến Hội An (Quảng Nam) trời tốt chỉ đi chừng năm ba ngày.
-Từ đó, chúng ta có thể hình dung: Vào thời xa xưa tại phủ Thái Khang, khu vực 2 bên Cầu Dinh tấp nập người qua kẻ lại... dưới sông ghe thuyền xuôi ngược, trên bờ lưu dân gồng gánh, binh lính xa mã rộn ràng... bên này sông, dinh Thái Khang cờ xí tung bay, bên kia sông, chợ Dinh người buôn kẻ bán, và xa hơn, ẩn hiện sau những bờ tre, đám chuối, hàng cau... là nhà cửa của các tân thôn Toàn Thạnh (Mỹ Hiệp), Vĩnh An (Vĩnh Phú) tức Thị trấn Ninh Hòa bây giờ.
III. NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG:
-Năm 1690, Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), lập phủ Chúa ở Phú Xuân, đổi tên phủ Thái Khang thành phủ Bình Khang.
-Năm 1742 Chúa Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương) đổi tên Diên Ninh thành Diên Khánh.
-Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558) cho đến năm 1744, đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (làm Chúa từ 1738-1765) là 186 năm, tuy làm Chúa một phương nhưng vẫn dùng niên hiệu nhà Lê và theo chế độ phương Bắc.
-Năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu, sửa chế độ, định triều nghi thành một nước tự chủ, (nhưng chưa có quốc hiệu nên người ngoại quốc vẫn quen gọi là Quảng Nam quốc), chia nước thành 12 dinh trong đó có dinh Bình Khang gồm 2 phủ Diên Khánh và Bình Khang cùng 5 huyện. Từ sông Phan Rang trở vô thuộc dinh Bình Thuận.
Ba tòa công thự Dinh Bình Khang Soi bóng sông Dinh chiều tím vàng Chợ Dinh tấp nập người mua bán Chiến mã qua cầu Dinh hí vang.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
31
12 dinh là:
Chính dinh (Phú Xuân), Cựu dinh (Ái Tử), Quảng Bình dinh, Vũ Xá dinh, Bố Chính dinh, Quảng nam dinh, Phú Yên dinh, Bình Khang dinh, Bình Thuận dinh, Trấn Biên dinh, Phiên Trấn dinh, và Long Hồ dinh.
Lỵ sở của quan Trấn thủ dinh Bình Khang (tương đương tỉnh trưởng Khánh Hòa bây giờ) vẫn đóng tại địa hạt phủ Bình Khang (Ninh Hòa) bên bờ Bắc sông Dinh.
Mỗi dinh, ngoài quan Trấn thủ có quan Cai bạ, quan Ký lục để coi việc cai trị.
-Từ 1653 đến 1765 trải qua 112 năm đất Khánh Hòa xưa không xảy ra một biến cố gì quan trọng, nhưng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Thuần kế nghiệp thì trong nước sinh loạn lạc, phần thì bọn tham quan ô lại bóc lột, phần thì giặc cướp quấy nhiễu nên nhân dân đồ thán.
-Năm 1771 Tây Sơn khởi nghĩa ở Qui Nhơn dựng nên nghiệp lớn.
-Năm 1774 Chúa Nguyễn bỏ thành Phú Xuân chạy vào Gia Định, vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận thuộc nhà Tây Sơn. Ít lâu sau quan Lưu trấn đất Long Hồ là Tống Phúc Hợp đem quân từ miền Nam ra đánh lấy lại 3 phủ Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang, nhưng Nguyễn Nhạc lập mưu đem quân từ Qui Nhơn vào chiếm lại. Gần 20 năm dinh Bình Khang dưới quyền cai trị nhà Tây Sơn được yên ổn.
-Năm 1793, Nguyễn Ánh sai tướng Lê Văn Quân đem binh từ Nam ra đánh chiếm dinh Bình Thuận, dinh Bình Khang, rồi cho xây thành đào hào kiên cố tại phủ lỵ Diên Khánh để làm tổng hành dinh giao cho Nguyễn Văn Thành trấn thủ, sau Hoàng Tử Cảnh và Bá Đa Lộc ra tăng cường, kế đó Võ Tánh ra thay.
Từ đó Ninh Hòa không còn là nơi đặt dinh quan Trấn thủ nữa.
-Năm 1794 và 1795 Trần Quang Diệu vào đánh Thành Diên Khánh 2 lần, nhưng không hạ được, từ đó dinh Bình Khang vĩnh viễn thuộc về nhà Nguyễn.
32
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Năm1802, Vua Gia Long thống nhất sơn hà, đặt tên nước là Việt Nam, chia nước thành 4 doanh, 23 trấn.
-Năm 1803, dinh Bình Khang đổi thành dinh Bình Hòa. Phủ Bình Khang đổi thành phủ Bình Hòa. Dinh quan Trấn thủ vẫn đóng tại Thành Diên Khánh.
-Năm 1808, dinh Bình Hòa đổi thành trấn Binh Hòa
-Năm 1831,Vua Minh Mạng đổi trấn Bình Hòa thành tỉnh Khánh Hòa, Diên Khánh vẫn được dùng làm tỉnh lỵ. Phủ Bình Hòa đổi thành phủ Ninh Hòa, sáp nhập huyện Hòa Châu vào huyện Phước Điền, tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ, 4 huyện. Quan Tuần Vũ coi 2 tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận gọi là Thuận Khánh Tuần Vũ, Ty Bố có quan Bố Chánh Sứ, Ty Án có quan Án Sát Sứ giúp việc. Ở phủ, huyện có quan Tri phủ,Tri huyện.
-Từ năm Vua Gia Long lên ngôi đến khi Vua Tự Đức băng hà là 81 năm (1802 - 1883) Khánh Hòa được an cư lạc nghiệp, nhưng từ khi giặc Pháp xâm lăng, tỉnh Khánh Hòa bất ổn, liên tục xảy ra đổ máu.
-Năm 1885 Kinh thành Huế thất thủ, Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương, các sĩ phu và nhân dân Khánh Hòa nhiệt liệt hưởng ứng. Tại Vạn Ninh có nhóm nghĩa binh của ông Trần Đường. Ba anh em Ô. Nguyễn Khanh, Nguyễn Dị, Nguyễn Lương cố thủ thành Diên Khánh. Ở vùng Hòn Khói có quân của ông Trịnh Phong, tục danh là Đề Phong. Nhưng vì thế yếu các bậc Văn Thân cuối cùng thất bại đành phải tuẫn tiết để nêu cao gương dũng liệt nghìn thu. Nhân dân Khánh Hòa nằm dưới 2 ách cai trị của Pháp và Nam Triều. Cấp chỉ huy tỉnh thuộc Nam Triều có Tuần Vũ, Án Sát, Lãnh Binh. Lỵ sở đóng tại Diên Khánh. Cơ quan lãnh đạo Pháp có Chánh Sứ, Phó Sứ, Giám Binh đóng tại Nha Trang.
-Năm 1888, Vua Đồng Khánh tách huyện An Phước cùng 7 xã của huyện Tuy Phong và 2 tổng của huyện Hòa Đa ra khỏi tỉnh Bình Thuận nhập vào huyện Vĩnh Xương, Năm 1901, thời Vua Thành Thái, các phần đất cắt trên đây lại trở về Ninh Thuận để đổi phủ Ninh Thuận thành đạo Ninh
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
33
Thuận.Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ, 4 huyện. Phủ Ninh Hòa có 2 huyện Quảng Phước, Tân Định; phủ Diên Khánh có 2 huyện Phước Điền, Vĩnh Xương.
Thời vua Duy Tân cắt 1 phần đất huyện Vĩnh Xương lập huyện Cam Lâm, bỏ huyện Phước Điền giao phủ Diên Khánh kiêm lý, bỏ huyện Quảng Phước giao phủ Ninh Hòa kiêm lý. Tỉnh Khánh Hòa chỉ còn 2 phủ là Ninh Hòa, Diên Khánh và 3 huyện là Cam Lâm, Vĩnh Xương, Tân Định. Tên Quảng Phước mất từ đó.
-Năm 1908, nhà chí sĩ Trần Quý Cáp phát động phong trào canh tân bị bọn quan lại Nam Triều kết án tử hình hành quyết tại Gò Sông Cạn, Diên Khánh, nhân dân tiếc thương lập đền thờ đặt tên đường để nhớ ơn. Đường Trần Quý Cáp là con đường chính tại Nha Trang và Thị trấn Ninh Hòa.
-Năm 1924, vua Bảo Đại ra Dụ thiết lập Thị xã Nha Trang, tòa công sứ Pháp và các ty sở đều đóng tại đây, nhưng quan Nam triều vẫn đóng tại Thành.
-Khoảng năm 1930-1931 sau khi quốc lộ 21 hoàn thành việc buôn bán tại huyện Tân Định (địa phận Ninh Hòa bây giờ) trở nên phồn thịnh, lại thêm vùng Hòn Khói sản xuất muối phát triển ghe thuyền ra vào tấp nập, huyện Tân Định đổi thành phủ Ninh Hòa (tức Ninh Hòa bây giờ), còn phủ Ninh Hòa cũ thì đổi là huyện Vạn Ninh, tên Tân Định từ đó mất hẳn.
-Năm 1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp, tỉnh lỵ Khánh Hòa dời xuống Nha Trang đóng tại Tòa Sứ cũ.
-Ngày 19-8-1945 Việt Minh nắm quyền được 2 tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang chiếm lại Khánh Hòa.
-Năm 1946 chiến tranh Việt Pháp lan tràn khắp tỉnh, chính phủ Pháp cắt 1 phần đất thuộc phủ Diên Khánh đặt 1 cơ quan đại diện tại hạt Suối Dầu để bảo vệ quyền lợi thực dân tại các vườn cao su, ở đây đặt 1 viên sĩ quan Pháp có 1 viên bang tá người Việt phụ lực. Nha Bang Tá Suối Dầu trực thuộc Tòa Công sứ Pháp tại Nha Trang.
- Đầu năm 1946, quân Pháp chiếm Phủ Ninh Hòa, Ông Bang tá Lời được phong chức Phủ trưởng Phủ Ninh Hòa.
34
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Ông Lời quê Xóm Rượu, cùng quê với ông Hội đồng Cứ và Cựu Thủ hiến Phan Văn Giáo. Sau đó, ông Huỳnh Hữu Ban thay ông Lời làm Phủ trưởng Phủ Ninh Hòa. Ông Ban có 1 ngôi nhà gần Cầu Đồn, cấp bậc sau cùng là Đại tá.
-
Tòa Công Sứ Pháp bị bãi bỏ được thay thế bằng 1 cơ quan đại diện đứng đầu là vị Tỉnh trưởng, có Phó Tỉnh trưởng, trụ sở đóng tại Nha Trang, còn Thành dùng làm trụ sở quận Diên Khánh. Từ đó các danh từ phủ huyện đều bỏ thay bằng danh từ quận, đứng đầu có viên quận trưởng. Huyện Cam Lâm gọi là Nha Kiêm Lý Bang Tá trực thuộc Tòa Tỉnh Trưởng tại Nha
Trang.
-Năm 1953, ông Nguyễn Tấn Trạch thường gọi là Cò Trạch
quê xã Ninh Lộc thay ông Ban làm Quận trưởng Quận Ninh Hòa .
-Đến tháng 12/1954 hai Nha Bang Tá Suối Dầu và Cam Lâm gọi chung là Nha Đại Diện Hành Chánh. Tại Ninh Hòa Ô Tôn Thất Suyền là Quận trưởng Ninh Hòa thời Chính phủ Ngô Đình Diệm, chính Ông Suyền đã dùng chữ Ninh để đặt tên cho các xã.
-Tháng 7/ 1958, Nha Đại Diện Hành Chánh Suối Dầu bải bỏ nhập vào Cam Lâm thành quận mới gọi là quận Cam Lâm. Tại Ninh Hòa, Ông Lê Văn Ái thay Ông Suyền làm Quận trưởng Ninh Hòa.
-Tháng 5/1959, 2 tổng Krong Jing và Krong Kinh gồm 5 xã 30 thôn của tỉnh Đắc Lắc rộng độ 1,000km2 sáp nhập vào quận Ninh Hòa gọi là Cơ Sở Hành Chánh Khánh Dương.
-Tháng 4/ 1960, 12 thôn quận Cam Lâm nhập vào quận Du Long mới thành lập của tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa bị mất 290km2. Tại Ninh Hòa, Ông Trần Ngọc Nghi thay Ô Lê Văn Ái làm Quận trưởng Ninh Hòa.
-Tháng 12/1960 Cơ Sở Hành Chánh Khánh Dương cải thiết thành quận Khánh Dương có 5 xã, quận lỵ đóng tại Khánh Chỉ (M Drak, xã Ea Ksung trên Quốc lộ 21). Từ Ninh Hòa
Ngày 1/7/1949 Chính phủ Lâm thời Quốc Gia Việt Nam
được thành lập, Bảo Đại làm Quốc trưởng,
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
35
lên Khánh Dương vượt qua nhiều đèo như đèo 24, đèo Phụng Hoàng, đèo Giốc Đất, đèo Mà Rạc.
-Năm 1963 tại Ninh Hòa, Ông Lê Nghệ thay Ông Nghi làm Quận trưởng. Sau đảo chánh 1/11/63, Trung Uý Trầm Bửu về làm Quận trưởng Ninh Hòa thay Ông Nghệ.
-Năm 1965, một phần đất của quận Cam Lâm bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh. Thời gian này tỉnh Khánh Hòa có 6 quận: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Vĩnh Xương, Diên Khánh, Cam Lâm và Khánh Dương.
-Đầu năm 1964, Trung úy Nguyễn Phúc Nghiệp thay Trung Uý Trầm Bửu làm Quận trưởng Ninh Hòa.
-Giữa năm 1964, Trung úy Nguyễn Đằng Tống thay Trung úy Nguyễn Phúc Nghiệp làm Quận trưởng Ninh Hòa. Ông Tống người Nha Trang. Năm 1975, ông Tống cấp bậc Trung tá.
-Cuối năm 1964, Đại úy Dương Đức Mai thay Trung úy Nguyễn Đằng Tống làm Quận trưởng Ninh Hòa.
-Năm 1966, Thiếu tá Nguyễn Văn Dơi quê Tu Bông, thay Đại úy Dương Đức Mai làm Quận trưởng Ninh Hòa thời Đại tá Lý Bá Phẩm làm Tỉnh trưởng Khánh Hòa.
-Năm 1972, Trung tá Đỗ Hữu Nhơn thay Thiếu tá Nguyễn Văn Dơi làm Quận trưởng Ninh Hòa.
Nhìn chung, suốt "100 năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày" Khánh Hòa vẫn là xứ hiền hòa, ít xảy ra cảnh máu đổ thịt rơi khủng khiếp như ở các tỉnh từ Đèo Cả trở ra.
Theo bảng thống kê năm 1966:
Quận Vạn Ninh có 34 thôn, 9 xã, diện tích 618km2.
Quận Ninh Hòa có 112 thôn, 20 xã, diện tích 1049.2km2. Quận Khánh Dương có 30 thôn (buôn), 5 xã, 2 tổng, diện
tích 1384.1km2.
Từ đó tính ra diện tích của phủ Thái Khang có khoảng 2,051km2 gần bằng phân nửa diện tích tỉnh Khánh Hòa
36
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
(4,949.8km2) đã trừ 1,000km2 của Đắc Lắc và cộng 290km2 bị cắt giao Ninh Thuận.
Như vậy, Phủ Ninh Hòa xưa tức phủ Thái Khang bao gồm 2 huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và một phần huyện Khánh Dương ngày nay.
Trở lại thời kỳ đầu từ năm 1653 đến 1699 trong vòng 46 năm, dinh Thái Khang (đến năm 1690 đổi là dinh Bình Khang) đã ổn định vững chắc về mọi mặt, có những sự kiện lịch sử quan trọng như sau:
-Năm 1674, nước Chân Lạp có Nặc Ông Đài đi cầu viện Tiêm La để đánh Nặc Ông Nộn. Sách Việt Nam Sử Lược viết: "Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Chúa Hiền bèn sai cai-cơ đạo Nha-trang là là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài, phá được đồn Sài-gòn rồi tiến quân lên vây thành Nam-vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chánh quốc vương đóng ở Long-úc, để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị phó vương, đóng ở Sài-gòn, bắt hằng năm phải triều cống."
-Năm 1693, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai quan Tổng-binh Nguyễn Hữu Kính đem binh đánh bắt được Vua Chiêm là Bà Tranh và bọn thần tử là Tả Trà Viên, Kế Bà Tử cùng thân thuộc là Bà Ân đem về Phú Xuân, đổi đất Chiêm Thành làm Thuận phủ cho Tả Trà Viên, Kế Bà Tử làm Khám Lý và 3 người con của Bà Ân làm Đề Đốc giữ Thuận-phủ, bắt phải đổi y phục như người Việt để phủ dụ dân Chiêm.
Qua năm sau đổi Thuận-phủ ra Thuận Thành Trấn cho Kế Bà Tử làm Tả Đô Đốc. Năm 1697 đặt phủ Bình-Thuận, lấy đất Phan-lý (Phan Rí) Phan-lang (Phan Rang) làm 2 huyện Yên-phước, Hòa-đa, từ đó nước Chiêm Thành mất hẳn.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
37
Sách “Sài Gòn 300 năm cũ” chép: "Vì có công bình định Chiêm Thành, Nguyễn Hữu Cảnh (Kính) được thăng Chưởng Cơ, trấn thủ Bình Khang (Bình Khương), sau này quận Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa."
Năm 1699, "Chúa Nguyễn phong Nguyễn Hữu Kính làm thống binh cùng với hai phó tướng (...) đem quân thủy bộ từ Dinh Bình Khương vào Nam hợp lực với Trần Thượng Xuyên lo việc bình định Chân Lạp" đã chiếm được thành Bích Đôi tức thủ đô Nam Vang bây giờ.
Tóm lại, lịch sử "Phủ Ninh Hòa Xưa" trải qua trên 350 năm gắn liền với lịch sử tỉnh Khánh Hòa, lúc đầu có tên là phủ Thái Khang, sau đổi thành Bình Khang, Bình Hòa, Ninh Hòa, gồm 2 huyện Quảng Phước, Tân Định chạy dài từ Đèo Cả đến phủ Diên Ninh có diện tích khoảng 2.051km2, bao gồm 2 huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và 1 phần huyện Khánh Dương ngày nay, gần bằng phân nửa diện tích tỉnh Khánh Hòa.
Dinh quan Trấn Thủ Thái Khang (Bình Khang) cai trị 2 phủ gồm 3 tòa cộng đường đóng tại bờ Bắc sông Dinh gần khu vực cầu Dinh thuộc thôn Vĩnh Phú từ khu vực Trường Tiểu học Pháp Việt chạy dài đến rạp hát Vĩnh Phú, tiếp giáp với Sông Dinh, bao trùm một khu vực rất rộng suốt 1 thời gian dài tới 140 năm (1653-1793), đến năm 1793 mới dời vào Thành Diên Khánh, từ đó bỏ hoang và hiện không còn lưu 1 dấu tích gì.
Còn phủ đường của phủ Thái Khang (tức Phủ Binh Khang, Phủ Bình Hòa, Phủ Ninh Hòa) cai trị 2 huyện thì đóng tại thôn Phước Đa từ năm 1653 đến năm 1930-1931 bỏ hoang, đến năm 1946 bị chiến tranh tàn phá hiện không còn lưu 1 dấu tích gì.
Chính Dinh Thái Khang và Phủ Thái Khang đã từng đóng 1 vai trò hậu phương quan trọng trong Phong trào Nam Tiến của Chúa Nguyễn mở mang vùng đất rộng lớn từ Phan Rang đến mũi Cà Mau.
38
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Các sự kiện lịch sử quan trọng đáng ghi nhớ:
-Năm 1653, Chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra phủ Thái Khang. Kéo dài đến năm 1690 là 37 năm.
-Năm 1690, Chúa Nguyễn Phúc Trăn đổi tên Phủ Thái Khang thành Phủ Bình Khang. Kéo dài đến năm 1803 là 113 năm.
-Năm 1803, Vua Gia Long đổi Phủ Bình Khang thành Phủ Bình Hòa. Kéo dài đến năm 1831 là 28 năm.
-Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi tên Phủ Bình Hòa thành Phủ Ninh Hòa. Kéo dài đến năm 1949 là 118 năm. (Đặc biệt, khoảng năm 1930-1931 chính phủ thực dân Pháp đổi phủ Ninh Hòa thành huyện Vạn Ninh, còn huyện Tân Định thì đổi thành phủ Ninh Hòa, theo Nguyễn Đình Tư)
-Năm 1793, Nguyễn Ánh xây Thành Diên Khánh, lỵ sở tỉnh Khánh Hòa xưa được dời vào Thành được 156 năm, đến năm 1949 mới dời xuống Nha Trang cho đến bây giờ.
Huyện Ninh Hòa: Vùng đất từ Sông Dinh đến Đèo Rù Rì có tên là huyện Tân Định là tên đầu tiên của huyện Ninh Hòa. Khoảng năm 1930-1931 huyện Tân Định đổi thành phủ Ninh Hòa, còn phủ Ninh Hòa (cũ) thì đổi thành huyện Vạn Ninh, tên Tân Định mất hẳn từ đó.
Ranh giới của huyện Ninh Hòa thay đổi nhiều lần qua thời gian, hiện tại từ Dốc Đá Trắng, xã Ninh An đến cuối thôn Ngọc Diêm xã Ninh Ích.
Chữ Ninh Hòa do Vua Minh Mạng đặt, chữ Bình Hòa do Vua Gia Long đặt, chữ Bình Khang do Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn đặt, chữ Thái Khang do Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đặt.
-Theo tự điển, những chữ Thái, Khang, Bình, Hòa, Ninh, Khánh có nghĩa như sau:
Thái: - to lớn - hanh thông, thời vận tốt, thuận lợi, may mắn, - yên ổn không có loạn lạc chiến tranh (thái bình, thái hòa).
Khang: - yên ổn (khang kiện, khang cường: yên mạnh, mạnh khỏe; khang ninh: mạnh khỏe bình yên)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
39
Bình: - Bằng phẳng - bằng nhau (bình đẳng) - yên lặng vô sự (bình yên, thái bình, hòa bình) - yên ổn không có chiến tranh loạn lạc (bình an)
Hòa: - cùng ăn nhịp với nhau - vừa phải, không thái quá không bất cập (thiên hòa) - vui; nhân dân ai nấy đều yên vui làm ăn thỏa thuận - không trái với ai (hòa khí) - hòa thuận (hòa hiếu) - thôi không tiến hành chiến tranh chống nhau nữa - không có mâu thuẩn xung đột với nhau (hòa bình: không có chiến tranh, không dùng vũ lực)
Ninh: yên ổn
Khánh: - mừng; chúc mừng
Thái Khang: thuận lợi may mắn yên ổn thái bình. Bình Khang: yên ổn bình an thái bình
Bình Hòa: yên ổn bình an hòa bình
Ninh Hòa: yên ổn hòa bình
Khánh Hòa: mừng hòa bình
Tóm lại, Tiền nhân đã đặt tên cho vùng đất từ Đèo Cả đến Đèo Rù bằng 4 tên khác nhau: Thái Khang, Bình Khang, Bình Hòa, Ninh Hòa, nhưng đều có chung một ý nghĩa rất tốt đẹp là "Yên Ổn Thái Bình", ăn khớp với tên của tỉnh Khánh Hòa là "Mừng Hòa Bình" và biệt danh của vị Chúa khai nguyên là "Hiền". Đó cũng là ước mơ, hoài bão của người dân xứ Ninh xưa nay vậy.
40
Quê em biển nước hiền hòa
Con người ngay thẳng thật thà thủy chung Đời còn mưa gió bão bùng
Núi còn ghi tạc bóng hình Vọng Phu Sông Dinh nước chảy qua cầu
Chảy từ tim Mẹ ngát màu thời gian Cội nguồn thương quá Thái Khang! Nghĩa tình còn đó Bình Khang dạt dào Sông Dinh nước chảy dòng chao Chở phù sa đắp bồi bao ân tình Sông Dinh ra biển Thái Bình
Lòng mơ trở lại xứ Ninh hiền hòa. (Sông Dinh tơ tưởng, Đoàn Thủy Tiên)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
IV. DANH NHÂN:
Viết về danh nhân huyện Ninh Hòa, chúng tôi không căn cứ vào quê quán mà căn cứ vào hành trạng và sự nghiệp của các vị anh hùng liệt nữ còn ghi dấu tại vùng đất có ranh giới từ Dốc Đá Trắng xã Ninh An, đến hết thôn Ngọc Diêm xã Ninh Ích bây giờ.
-HÙNG LỘC HẦU (1653-1654): làm Trấn Thủ dinh Thái Khang đầu tiên đóng tại Ninh Hòa, không rõ tên họ, quê quán, có công đánh thắng quân Chiêm mở đất Khánh Hòa xưa xúc tiến việc khẩn hoang lập làng trên toàn tỉnh, đặt nền móng cai trị đầu tiên về hành chánh, quân sự, kinh tế, tài chánh... tại vùng đất mới.
-XUÂN SƠN (1654 - ?): không rõ họ, làm Trấn Thủ Dinh Thái Khang. Sách ĐNTLTB chép: “Giáp Ngọ, năm thứ 6 (1654), mùa xuân, tháng giêng, triệu trấn thủ dinh Bố Chính là Xuân Sơn (không rõ họ) cho sang trấn giữ Thái Khang...”
-NGUYỄN DƯƠNG LÂM (1674 - ?): làm Trấn Thủ Dinh Thái Khang. Sách ĐNTLTB chép: “Giáp Dần, năm thứ 26 (1674), mùa xuân, tháng 2... Sai cai cơ đạo Nha Trang dinh Thái Khang là Nguyễn Dương Lâm đem quân cứu nước Chân Lạp... Tháng 6, thống binh Nguyễn Dương Lâm thắng trận khải hoàn, thăng làm Trấn thủ dinh Thái Khang, kinh lý việc biên phòng”.
-NGUYỄN HỮU OAI (1692 - 1694): làm Trấn thủ dinh Bình Khang.Theo ĐNTLTB: “Nhâm Thân, năm thứ 1 (1692), lấy Chưởng cơ Nguyễn Hữu Oai làm Trấn thủ dinh Bình Khang”.
-NGUYỄN HỮU KÍNH (1694 - ?): làm Trấn thủ dinh Bình Khang. Theo ĐNTLTB, năm 1694 “Hữu Oai bị bệnh chết.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
41
Thăng Nguyễn Hữu Kính làm Chưởng cơ, lãnh trấn thủ dinh Bình Khang”
-DIÊN PHÁI (? – 1713): làm Trấn thủ dinh Bình Khang. ĐNTLTB chép: “Quý Tỵ năm thứ 22 (1713)... tháng 8, Trấn thủ dinh Bình Khang là Diên Phái (không rõ họ) chết, tặng Chưởng dinh, thụy là Thuần Chất”.
-NGUYỄN KẾ (? –1775): làm Trấn thủ Bình Khang.
Sách ĐNTLTB chép: “Năm Ất Mùi (1775), Nguyễn Kế trấn giữ Bình Khang, đánh giặc chết trận, tặng Chưởng dinh.”
-NGUYỄN THOAN (1793 - 1799): làm Lưu thủ dinh Bình Khang. Theo ĐNTLTB, năm Quý Sửu (1793) giành được 2 phủ Diên Khánh, Bình Khang từ nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn “đặt quan công đường dinh Bình Khang, lấy quản Hậu thủy dinh là Nguyễn Thoan làm Lưu thủ...”
-LƯU TIẾN HÒA (1799 - ?): làm Lưu thủ Bình Khang. Theo ĐNTLTB, năm Kỷ Mùi (1799), Lưu thủ Bình Khang là Nguyễn Thoan mất, sai Lưu Tiến Hòa thay.
-NGUYỄN VĂN TÁNH (? - ?) tức Võ Tánh “kiêm quản Bình Khang, Bình Thuận”, không rõ năm đến năm đi, chỉ biết Ông nhảy vào lửa tuẫn tiết mất năm 1801 lúc cố thủ thành Bình Định. Tên thật là Võ Tánh, có công được cải họ Chúa Nguyễn.
Dù không rõ chi tiết tiểu sử các vị Trấn Thủ Dinh Dinh Thái Khang, Dinh Bình Khang từ năm 1653 đến năm 1801, tuy nhiên, chúng ta có thể biết 10 vị quan Trấn Thủ kể trên đều văn võ song toàn, từng cầm binh xông pha trận mạc điển hình là quan Trấn Thủ Nguyễn Hữu Kính sau đây:
-Thêm tài liệu về quan Trấn Thủ NGUYỄN HỮU KÍNH (tức Nguyễn Hữu Cảnh):
42
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Quan Trấn Thủ Bình Khang (tỉnh Khánh Hòa xưa) đóng dinh tại Bình Khang bên bờ Bắc sông Dinh thuộc thôn Vĩnh Phú, huyện Ninh Hòa ngày nay.
Theo Nguyên Hương Nguyễn Cúc, Nguyễn Hữu Kính lúc trẻ theo cha đi
đánh giặc, có công được phong Cai Cơ.
Năm 1692, Vua Chiêm là Kế Bà Tranh cho quân cướp phá phủ Diên Ninh, Chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Kính làm thống binh cùng tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân đánh bắt được vua Chiêm đem về an trí tại Thuận Hóa, đổi tên đất CT còn lại thành trấn Thuận Thành, mấy tháng sau đổi thành phủ Bình Thuận.
Sách "Sài Gòn 300 năm cũ " ghi: "Vì có công bình định, Nguyễn Hữu Kính được thăng Chưởng Cơ, trấn thủ Bình Khang, sau này là quận Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa"
Năm 1698, Chúa Nguyễn sai thống suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Kính sang kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, mỗi dinh đặt chức Lưu Thủ, Cai Bộ và Ký Lục để quản trị, Nha thuộc có Ty Xá Lại, quân binh có đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ.
Năm 1699, Vua Chân Lạp là Nặc Thu xua quân đánh phá đồn lũy thiêu hủy nhà cửa dân Việt vừa định cư tại Sài Côn - Gia Định -Đồng Nai, Chúa Nguyễn Phúc Chu "phong Nguyễn Hữu Kính làm thống binh cùng với 2 phó tướng Phạm Cẩm Long và Nguyễn Hữu Khánh đem quân thủy bộ từ Dinh Bình Khang vào Nam hợp lực với Trần Thượng Xuyên lo việc bình định Chân Lạp." Năm 1700 bằng 2 đường thủy bộ, Nguyễn Hữu Kính cho tấn công thành Bích Đôi
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
43
(Nam Vang ngày nay) Nặc Yêm đầu hàng, với lòng nhân ái ngài vỗ về an dân, phủ dụ triều thần Chân Lạp, Vua Nặc Thu trở về xin thần phục.
Công việc hoàn tất ngài cho lui quân về bãi Sao Mộc báo tin thắng trận, vài hôm sau nhuốm bệnh, nhưng gặp ngày Tết Đoan Ngọ ngài gắng gượng làm tiệc khao quân cùng tướng sĩ. Đang tiệc thình lình bị thổ huyết, ngài vội vàng lấy tay áo che không cho mọi người biết để yên lòng ba quân. Hôm sau bệnh trở nặng, ngài than rằng:
"Ta muốn nối chí ông cha, hết lòng hết sức báo đền ơn nước, ngặt vì số trời có hạn, sức người không thể cưỡng lại."
Ngài cho lệnh lui quân về đến Rạch Gầm thì mất ngày 9/1 năm Canh Thìn (1700) thọ 51 tuổi. Tiếc thương một võ tướng tài ba đức độ, Chúa Nguyễn Phúc Chu truy tặng ngài: Hiệp tán công thần, đặc tiến Chưởng Doanh, thụy Trung Cần.
Người Chân Lạp cũng lập đền thờ Ngài tại Nam Vang.
Thời Gia Long ngài được phong: Thượng Đẳng Công Thần,
thờ tại miếu Khai Quốc Công Thần.
Thời Minh Mạng ngài được truy tặng: Khai Quốc Công Thần Tráng Võ Tướng Quân, Thần Cơ Doanh Đô Thống, thụy là Tráng Hoàn, tước Vĩnh An Hầu, thờ tại Thái Miếu.
Bản sắc phong của Vua Minh mạng viết trên gấm lụa dệt rồng màu vàng hiện còn tại đền thờ Lễ Công Từ Đường, thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang ghi bằng chữ Hán được dịch như sau:
"Sắc phong huân công Lễ Thành Hầu giữ nước che dân rạng công đức dường ấy đáng khen cho liệt vào Miếu vũ. Vâng theo Thế Tổ Cao Hoàng Đế thống nhất đất đai mừng được một vị Thần Nhân rạng sắc vẻ vang. Lệnh ban gia phong việc mở mang bờ cõi, uy ngàn dặm sáng tỏ bậc Thần Thượng Đẳng. Nhân cho phép liệt vào hàng tế tự tại thành Gia Định, Miếu Hội Đồng, Thần sẽ phù trợ lê dân của ta."
44
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Cảnh, còn có tộc danh là Lễ, sinh năm 1650 tại tỉnh Quảng Bình, cháu nội của Nguyễn Triều Văn, con của Nguyễn Hữu Dật đều được phong tước Hầu, ngài còn 3 người anh em ruột khác cũng được phong Hầu. Ngài là di duệ 9 đời của vị Khai quốc Công thần Nguyễn Trãi, và là cháu bàng hệ 5 đời của Tổ Nguyễn Kim.
Công trình và sự nghiệp văn võ của Nguyễn Hữu Kính như đã trình bày thật là lớn lao, như một câu đối còn ghi tại đền thờ Bình Kính, Biên Hòa:
"Công cao vạn đại lê dân hàm cảnh thính nam châu Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ"
(Công cao muôn thuở toàn dân vọng tưởng đất phía Nam Đức trọng nghìn thu cả nước vui mừng vùng biên thổ ).
- Thượng Thư NGUYỄN XUÂN THỤC (1762-1827):
Người làng An Tây, huyện Quảng Phước, nay là tổ dân phố Phước Đa, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa.
Nhờ 23 bản Chiếu Chỉ của Vua Gia Long và Vua Minh Mạng (còn lưu giữ tại nhà từ đường họ Nguyễn Phúc) nên có thể biết được sơ lược như sau:
-Dưới triều Vua Gia Long: Ông Nguyễn Xuân Thục giữ chức Hữu Tham tri Bộ Hình. Sau chuyển qua làm Hữu Tham tri Bộ Binh; được Vua Gia Long phong tước Thục Thiện Hầu. -Khi Vua Gia Long băng hà, Vua Minh Mạng giao ông làm chức Phó sứ Sơn Lăng lo việc xây Lăng Thiên Thọ - nơi chôn cất Vua Gia Long. Sau giao ông vào thành Gia Định làm Hữu Tham tri Bộ Hộ, kiêm quản lý Bộ Công. Ngày 28- 4-1825, Ông được phong chức Thượng thư Bộ Binh, ngày 17-6-1825 chuyển qua làm Thượng thư Bộ Lễ. Ngoài ra, Ông còn được giao làm Đề điệu Trường thi: kỳ thi Hương tại Trường thi Gia Định năm 1821, kỳ thi Hương tại Trường thi Thừa Thiên năm 1825. Năm 1826, làm Chánh chủ khảo kỳ
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
45
thi Hội. Năm 1827, do sức khỏe suy yếu, ông xin về quê và mất tại quê nhà.
Mộ Thượng thư Nguyễn Xuân Thục hiện còn tại khuôn viên nhà từ đường ở phường Ninh Đa rộng khoảng 50 m2 có xây thành bao quanh, chính giữa là ngôi mộ hình voi quỳ. Di tích hiện bị xuống cấp nặng, bức tường đá bị lở, các hoa văn bị tróc, cần được phục chế càng sớm càng tốt.
Năm 2008, phần mộ và từ đường Thượng thư Nguyễn Xuân Thục được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.
-PHAN THỊ ĐỐC:
Bà sinh năm 1777 tại làng An Lâm, tổng Thăng Thượng, huyện Tân Định, tức thôn Tân Lâm, xã Ninh Thượng, huyện Ninh Hòa hiện nay. Tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) gồm đủ. Năm 15 tuổi, lấy chồng là Nho sinh Lê Minh Thức làng Mỹ Hiệp. Vừa sinh được 1 trai thì chồng mất. Dù mới 19 tuổi nhưng bà quyết thủ tiết thờ chồng nuôi con và phụng dưỡng mẹ chồng rất phải đạo, nên trong họ ngoài làng ai cũng ngợi khen. Quan Trấn thủ Bình Hòa thời Gia Long có tên là Giảng Nghị Hầu nghe tiếng cho người đến hỏi làm nàng hầu, cha mẹ đôi bên vì sợ uy quyền đã cố nài nỉ ép nàng ưng thuận, còn quan Trấn thủ thì chẳng buông tha, dù nàng đã 5 lần 7 lượt từ chối... Một hôm nàng ăn mặc chỉnh tề ra trước bàn thờ chồng tay cầm dao sắc mà khấn rằng:
"Từ ngày chàng ra đi thiếp nguyền thủ tiết để thờ chồng nuôi con và phụng dưỡng mẹ già... nhưng nghịch cảnh éo le lại xảy đến cho thiếp, nếu vì tiền bạc, địa vị... hay bất cứ một áp lực nào bó buộc thiếp phải phụ tình chàng... thì trên có Hoàng Thiên chứng giám, dưới có Tiên Tổ chứng tri, thiếp xin thề sẽ chết với con dao này."
Nói xong, nàng lạy tạ 4 lạy, rồi lấy kéo cắt hết cả mái tóc dài xinh đẹp và khóc lóc thảm thiết, khiến ai nấy đều động lòng thương cảm. Giảng Nghị Hầu nghe chuyện lấy làm kinh hãi, từ đó không dám nghĩ đến chuyện cưỡng ép nữa.
46
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Năm 1930, Vua Minh Mạng biết được ban thưởng cho bà 30 lạng bạc, 1 cây lụa màu xanh, 1 tấm biển khắc chữ sơn son thếp vàng: "Sắc Tứ Trinh Tiết Khả Phong" hiện còn treo ở nhà Từ đường. Bà mất năm 72 tuổi tên thụy là Từ Thuận. Tri phủ Ninh Hòa, Cử nhân Phạm Đăng Dương, Cử nhân Trần Văn Chấp đều có đến điếu Bà. Xin trích 2 câu điếu của Cử nhân Chấp như sau:
Phụ, thủ tiết nhi trinh, đắc thọ đắc danh tằng hữu kỷ Lễ, văn ai tắc điếu, tri sanh tri tử khả vô ngôn.
Được Tú tài Phan Huy Tuấn dịch ra như sau:
"Bà, giữ tiết mà trinh, được thọ được danh từng có mấy Lễ, nghe buồn thì điếu, biết sanh biết tử nói gì đây"
Tại Phần mộ Bà nằm bên tả ngôi mộ của chồng, có đề 3 chữ lớn: "Hoàn Nhi Quy" hai bên có 2 câu đối như sau:
Nhất trinh lưu tác khoán Trùng nhượng bất mai danh. (Vẹn trinh đời nhắc nhở
Liền nấm danh không mờ.)
-NGUYỄN VĂN THUẬN:
Người huyện Tân Định (Ninh Hòa) theo Nguyễn Ánh làm chức Phó Vệ Úy. Tử trận, thờ tại đền Hiền Lương.
-TRẦN VĂN NĂNG: người huyện Tân Định, đầu đời trung hung đánh giặc có công làm đến Đô Thống Chế Hậu DinhQuân Thần Sách, lãnh Phó Tướng Quân Chấn Vũ. Đời Minh Mạng thăng Tiền Quân Đô Thống Phủ Chưởng Phủ Sự tước Lương Tài Hầu. Lúc Lê Văn Khôi làm phản, Ông giữ ấn Bình Khấu Tướng Quân đem quân đi tiểu. Chợt có quân Xiêm sang xâm lấn Ông đem quân chống cự đánh lui được, thu phục Hà Tiên, tiến quân chiếm lấy Nam Vang, lại
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
47
đánh tan được quân Xiêm, về đến Bình Thuận thì mắc bệnh chết được tặng Thái Phó, gia phong Tân Thành Quận Công, thụy là Trung Dũng.
-GIÁP VĂN TÀI: người huyện Tân Định có công theo đi Vọng Các, từng làm Cai Cơ bị bệnh về hưu.
-NGUYỄN VĂN ĐẠT: người huyện Tân Định có công theo đi Vọng Các, từng làm Cai Cơ bị bệnh về hưu.
-LÊ VĂN KIÊN: người huyện Tân Định có công theo đi Vọng Các làm đến Cai Đội.
-TRỊNH PHONG:
Gọi là Đề Phong quê làng Phú Vinh, huyện Vĩnh Xương. Năm 1885 Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương, Trịnh Phong đang giữ chức Đề Đốc Thành Diên Khánh đã hưởng ứng dựng cờ Bình Tây Đại Tướng, giao Thành cho Nguyễn Lương, Nguyễn Dị, Nguyễn Khánh giữ, đem quân ra Hòn Khói đánh nhau với giặc Pháp xăm lăng. Trận phục kích dùng hỏa công giết giặc tại khu vực giữa Hòn Hèo, Hòn Khói nổi tiếng, nơi đó về sau vì có nhiều người chết hiện hình nên gọi là "Ma Đồng Cháy". Sau vì thế yếu bị địch bắt đem về giam tại Thành và bị chém tại Gò Sông Cạn nơi mà 24 năm sau liệt sĩ Trần Quý Cáp bị xử tử đã cùng nêu cao gương dũng liệt nghìn Thu.
-THÍCH QUẢNG ĐỨC:
(Một số tư liệu dựa theo lời kể của Hòa thượng Thích Hạnh Hải, Trụ trì Chùa Thiên Bửu Hạ.)
Hòa Thượng có thế danh là Lâm Văn Tức, sinh năm 1890 tại làng Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, cha là Lâm Hữu Ứng, mẹ là Nguyễn Thị Nương. Lên 7, ngài xuất gia thọ giáo Hòa Thượng Hoằng Thâm là cậu ruột trụ trì chùa Long Sơn, Phú Cang, Vạn Ninh, được Hòa Thượng
48
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
nhận làm con nuôi đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Ngài là người con thứ chín trong gia đình, có 3 anh em đều xuất gia, người anh cả xuất gia tu hành pháp danh là Thị Thọ, hiệu Quảng An (tục danh Lâm Văn Quy) trụ trì chùa Pháp Hải, xã Ninh Thọ, Ninh Hòa viên tịch năm 1965 có tháp tại chùa. Người anh thứ Năm xuất gia tu hành tại Tu Bông. Bởi vì nhà có 3 anh em trai nên bị thực dân Pháp cưởng bách đi lính 1 người, năm 24 tuổi Hòa Thượng Quảng Đức phải lên đường nhập ngủ đóng tại Đà Lạt. Năm 1926 ngài bỏ ngủ vào tu tại miếu Cô Hồn, miếu này sau được dựng thành chùa Phổ Tế. Năm 1927, ngài về Vạn Ninh dự đám tang của Sư phụ viên tịch, nghe danh Hòa Thượng Phước Tường chùa Thiên Bửu Thượng, Ninh Hòa, uyên thâm đạo pháp, ngài tìm đến cầu pháp được Tổ đặt tên là Nhơn Tri.
Tổ Phước Tường rất thương mến truyền cho ngài những vi diệu của Thiền như Chánh Pháp Nhản Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm... và ngài thọ Cụ Túc giới. Khi Đại đức Nhơn Gia- Trừng Vinh trụ trì chùa Thiên Ân thôn Phước Thuận, Ninh Hòa viên tịch, ngài được cử đến thay thế. Năm 1940, ngài khai sơn chùa Pháp Hải, thôn Lạc An.
Ngài có tướng mạo phương phi, có đôi mắt rất sáng, đi đứng nhanh nhẹn, được các sư phụ truyền võ nghệ thâm hậu và có nghề mằn rất tài. Từ năm 15 tuổi, ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi, thọ Tỳ Kheo, pháp danh Thị Thủy, tự Hành Pháp, hiệu Quảng Đức thuộc dòng kệ Chúc Thánh đời 42.
Thọ giới xong, ngài phát nguyện ngồi tu 3 năm trên ngọn Núi Đất ở Ninh Hòa, sau lập trên núi đó một ngôi chùa tên là Thiên Lộc Tự. Rồi đi vân du khất thực, 2 năm sau trở về Ninh Hòa nhập thất.
Năm 1932, hội An Nam Phật Học ra đời, Đại Lão Hòa Thượng Hải Đức đến chùa sắc tứ Thiên Ân nơi ngài đang nhập thất, mời ngài chứng minh Đại sư cho Chi hội Phật gáo Ninh Hòa, 3 năm sau kiêm chức Kiểm Tăng Tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, ngài kiến tạo, trùng tu 14 ngôi chùa.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
49
Năm 1943, ngài vào Nam, hành đạo tại Sài Gòn, Gia Định, Hà Tiên, từng ở Nam Vang 3 năm vừa giáo hóa, vừa nghiên cứu Kinh Pa Li.
20 năm ở miền Nam, ngài khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa, tổng cộng là 31 ngôi chùa, cũng như đã hóa độ hàng ngàn đệ tử từ Trung đến Nam. Chùa cuối cùng, ngài trụ trì là chùa Quan Âm, đường Nguyễn Huệ, Gia Định, và ngôi chùa ngài ở lâu nhất là chùa Long Vĩnh ở Vĩnh Long.
Ngài từng giữ chức vụ Phó Trị Sự và Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Miền Nam, trước đó ngài là Trụ Trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học miền Nam. Khi trụ sở dời về chùa Xá Lợi, ngài xin nghỉ để tiếp tục gót vân du hành đạo ghi dấu khắp nơi, dùng mọi phương tiện để hướng dẫn hậu sinh mê mờ quay về Chánh Đạo.
Năm 1954, ngài về Thiên Bửu Thượng dự lễ giổ Tổ Sư phụ Phước Tường, hương chức thôn Thạch Thành khẩn khoản mời ngài về trụ trì chùa Long Phước, Thạch Thành. Ở đó chừng 6 tháng, ngài giao cho Thầy Hạnh Định - Tâm Tại, rồi vào Sài Gòn.
Năm 1963, phong trào đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo ngày càng lên cao, ngày 11- 6-1963 ngài tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt, Sài Gòn trước 800 chư vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Ngọn lửa bốc cao, ngài vẫn ngồi an nhiên chấp tay Thiền định, khi ngã xuống tay vẫn còn bắt ấn tam muội. Ngài để lại 1 Bức Tâm Thư ghi 5 điều tâm huyết gởi lên Tổng Thống có 1 đoạn như sau:
"Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở."
50
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Ngài còn để lại 5 bài thơ xin trích 2 đoạn:
Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình Làm đèn soi sáng nẻo vô minh Khói thơm cảnh tỉnh ai còn ngốc Tro trắng phẳng san hố bất bình.
Thầy đã đến lúc biệt các con
Ba mươi năm hạnh nguyện đã tròn Những gì đáng độ thầy đã độ Thầy tranh Chánh Pháp lúc mất còn Gia Định, Sài Gòn hỡi các con Hà Tiên, Cai Lậy Thầy vẫn còn Nam Vang, Núi Lớn Thầy ghi dấu Khánh Hòa đệ tử giữa án son.
Năm 1963, ngoài Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để chống chính phủ Ngô Đình Diệm còn có NI CÔ DIỆU QUANG tự thiêu tại thôn Mỹ Hiệp, tức Thị trấn Ninh Hòa ngày nay. Huyện Ninh Hòa, tức xứ Ninh, dù chỉ mới trên 300 năm lịch sử nhưng đã có nhiều vị anh hùng liệt nữ mà tên tuổi còn ghi chép sử xanh làm rạng danh con Lạc cháu Hồng, nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất, coi trọng lễ nghĩa liêm sỉ ở một vùng đất mà câu nói "sinh vi tướng tử vi thần" luôn được nhắc nhở, đề cao.
***
VINH HỒ
(Orlando, Tháng 6/2004).
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
51
52
Hòn Vọng Phu - Ảnh: Hải Lộc QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
CHÖÔNG 2: NINH HOØA ÑÒA LINH - Vinh Hoà
-Huyện Ninh Hòa hiện nay là thị xã (tên cũ là huyện Tân Định) có ranh giới từ Dốc Đá Trắng xã Ninh An đến cuối thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích.
-Nói về người dân tỉnh Khánh Hòa (trong đó có huyện Ninh Hòa), sách Đại Nam Nhất Thống Chí trang 106 nhận xét:
"Kẻ sĩ chất phác mà trầm tĩnh, nhân dân kiệm mà lành, quần áo dùng vải trắng. Ít thích loè loẹt."
Quả thật người xứ Ninh cần kiệm, hiền hòa, ngay thẳng, nhân hậu, thủy chung, cũng như xứ Ninh cảnh đẹp là vùng đất linh theo sự tin tưởng của nhiều người.
Ninh Hòa cảnh đẹp như tranh
Núi ra tới biển, biển xanh tới trời
Ninh Hòa cây cỏ đẹp tươi
Non xanh, nước biếc, lòng người thủy chung.
Đường vô xứ Vạn xứ Ninh
Non xanh, biển biếc, như tranh họa đồ.
Thuyền vào Hòn Khói, Hà Liên Cây ôm lấy đá, biển liền với non.
Làng nào đẹp bằng làng Mỹ Lệ
Suối nào thơm bằng suối Hoa Lan
Đá nào bằng đá Đá Bàn
Nghĩa nào bằng nghĩa tào khang vợ chồng?
Muối nào bằng muối Hòn Khói
Núi nào bằng núi Vọng Phu
Vịnh nào bằng vịnh Nha Phu
Nghĩa nào bằng nghĩa thiên thu vợ chồng?
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
53
Thích hoang dã lên hồ Phú Hữu
Muốn liêu trai về núi Tiên Du
Êm đềm tỉnh lặng Nha Phu
Tào khang nước chảy thiên thu một lòng.
Cây phong lan mọc ngoài vách đá Suối Hoa Lan hương tỏa thâm sơn Nhớ lời hẹn nước thề non
Tình chồng nghĩa vợ sắt son một đời.
Bao năm đâu quản gió mưa
Bồng con đứng đợi vẫn chưa thấy về Thời gian bôi xóa lời thề
Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm.
Tiếng đồn mười tám tháng ba
Có Bà Hậu Thổ chói lòa hào quang Nửa đêm chiêng trống rền vang
Có Bà Chúa Ngọc bay ngang Hòn Bà Hào quang trên núi sáng lòa
Cứu dân độ thế nhà nhà yên vui.
Đầu hôm trên núi Hòn Bà
Hào quang sáng chói bay qua Giồng Đền Nửa đêm chiêng trống vang rền
Nơi Lăng Ba Vú quan trên đứng chầu.
Cọp Ổ Gà, ma Đồng Cháy
Tiên Du vọng tiếng kinh cầu
Xuân kỳ Thu tế nhớ câu Tiền Hiền.
Ninh Hòa có núi có non
Có sông có biển có Hòn Vọng Phu Có Hòn Khói có Hòn Dù
Có Lăng Bà Vú Tiên Du Hòn Hèo
54
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Chùa Kỳ vắng vẻ trăng treo
Kỳ Lân dạo xóm bắt heo chộ gà Từ khi giặc nổi can qua
Xa em Hòn Hoãi Hòn Bà cũng xa.
Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.
Lạy Bà cho thổi gió đông
Cho thuyền tôi chạy cho chồng Bà lên.
Thuyền vô địa phận Ninh Hòa
Rồng xanh giỡn nước chan hòa niềm vui.
Đầu ghềnh Hòn Khói mây bay
Bên kia Hòn Thị, bên này Hà Liên Tuyệt vời sóng lượn, sơn xuyên
Phước Hà long vĩ thần tiên thường về.
Từ chín tầng mây ngắm xứ Ninh Một bức tranh sơn thủy hữu tình Ẩn hiện kìa thanh long hí thủy Ra khơi đùa giỡn vạn kỳ hình.
Thiết tưởng những câu thơ, ca dao, phong dao trên cũng đã nói lên được phần nào tính cách thơ mộng, thiêng liêng, kỳ bí ấy. Nếu Nha Thành được các nhà phong thủy xem là một đại địa cuộc phát đạt phú quý, vì có "Tứ thủy triều quy tứ thú tụ" nghĩa là bốn mặt có nước bao bọc, bên trong có bốn ngọn đồi hình thú quy tụ (rồng, voi, dơi, rùa) thì Ninh Hòa tức xứ Ninh cũng có: "Long thành trấn hải, long ngọa yểm sơn, long sơn tứ trấn, thanh long hí thủy"
-Long thành trấn hải: nghĩa là bức trường thành núi non như rồng trấn giữ mặt biển. Đó là bán đảo Bàn Sơn thuộc huyện Vạn Ninh chạy ra Biển Đông tới gần 30km trông như đầu rồng đang hả miệng muốn ngậm trái châu trước mặt, trái
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
55
châu đó là Hòn Lớn. Bán đảo Phước Hà Sơn thuộc huyện Ninh Hòa chạy ra Biển Đông cùng một hướng với Bàn Sơn
dài gần 20km trông như đuôi rồng đang vẫy nước.
Dãy Bàn Sơn (thuộc Vạn Ninh) chạy ra biển trông như cái đầu rồng, dãy Phước Hà Sơn (thuộc Ninh Hòa) đâm ra biển trông như cái đuôi rồng.
Ảnh trích từ NET.
Hai bán đảo này là "long
thành trấn hải, thanh long hí thủy" nằm che chắn cho 2 vịnh Vân Phong, Nha Phu và toàn vùng Vạn Ninh - Ninh Hòa tránh những trận cuồng phong bão tố. Hai dãy núi này kết hợp với các dãy núi Đại Lãnh, Ba Non, Đa Đa, Vọng Phu, Hòn Lớn, Hòn Giốc Thơ hình thành một đại địa cuộc hình rồng uốn lượn vô cùng tốt đẹp.
-Long ngọa yểm sơn: nghĩa là sông hồ uốn khúc như rồng nằm yểm trợ cho núi. Ninh Hòa có 2 con sông, 3 phụ lưu, trên thượng nguồn có các hồ Đá Bàn, hồ Suối Trầu, hồ B. Ma Đùng, hồ Ea Krong Rou, hồ Suối Sim, hồ Tiên Du... xinh đẹp, chứa 1 trữ lượng nước khá lớn đủ cung cấp cho toàn huyện Ninh Hòa. Quách Tấn nhận xét núi non Khánh Hòa tuy hiểm trở nhưng trông có vẻ "hiền hòa khiêm tốn" trên núi "luôn luôn có nước khe, nước suối nên cây cối rậm rạp xanh tươi bốn mùa, quanh năm nước sông không bao giờ cạn." Được như thế phải chăng nhờ "long ngọa yểm sơn"?
-Long sơn tứ trấn: là núi non trùng điệp như rồng nằm trấn giữ 4 mặt, đó là dãy núi Thạch Bi (đèo Cả) hùng vĩ chạy dài ra biển có ngọn cao gần 2,000m là bức trường thành ranh giới giữa 2 tỉnh Phú-Khánh. Dãy Bàn Sơn và dãy Phước Hà
56
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Sơn (có ngọn Hòn Hèo cao 813m) trấn thủ ở phía Đông, Dãy núi Hòn Lớn (có ngọn Hòn Bà cao 1.361m) trấn thủ ở phía Nam chạy dài đến đèo Rọ Tượng. Dãy núi Vọng Phu (cao 2051m) trấn thủ ở phía Tây. Nhờ núi non hiểm trở bao bọc theo thế "long sơn tứ trấn" này mà xứ Ninh trở thành một trong những nơi ít bị bão nhất ở duyên hải miền Trung.
-Thanh long hí thủy: là những hoành sơn của dãy Trường Sơn đâm ra tận biển như những con rồng xanh đang đùa giỡn với sóng nước. Đó là dãy núi Varella từ đất Phú Yên chạy ra biển rồi vòng xuống phía Nam ôm 1 nửa Vũng Rô vào lòng. Dãy núi Thạch Bi hay núi Đá Bia hay núi Tam Phong, hay núi Ba Non, hay còn gọi là núi Đại Lãnh có hình thế liên sơn hoành tráng chạy dài từ Tây xuống Đông, sát Vũng Rô là ngọn núi Đèo Cả cao 407m.
Đèo Cả băng qua núi này dài trên 10km quanh co giữa một bên là núi cao chót vót, một bên là biển sâu thăm thẳm. Núi Cổ Mã ăn ra tận biển, ngoài biển nhìn vào giống như cổ ngựa, đèo Cổ Mã băng qua núi này. Hòn Giốc Thơ hay núi Đá Vách cũng ăn ra tận biển, đèo Rọ Tượng cao độ 40m băng qua núi này.
Bốn dãy hoành sơn và hai bán đảo là sáu dãy núi có hình dạng "thanh long hí thủy" tạo ra nhiều vũng, nhiều đầm, nhiều bãi bờ hang động, nhiều kỳ nham dị thạch trãi dài ra tận biển Đông đẹp như những cảnh thần tiên làm cho non nước xứ Ninh càng thêm thơ mộng ảo huyền.
Nhà Phong thủy Dịch lý Đoàn Văn Thông đã viết như sau:
"... theo biên giới của Phú Yên, Khánh Hòa từ trên máy bay nhìn xuống, nhà Phong thủy thấy ngay một con Rồng xanh chuyển mình nhấp nhô uốn lượn một cách dũng mãnh từ Tây về Đông gần sát bờ biển. Con rồng xanh đó chính là dãy núi Đại Lãnh hùng vĩ. Nơi dãy núi này nổi lên ba ngọn núi mà đỉnh núi thường xuyên tận mây. Các nhà Phong thủy gọi đó
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
57
là Tam Sơn tụ hội. Ngoài Tam Sơn còn có một ngọn núi rất cao đó là Núi Mẹ Bồng Con (Hòn Mẫu Tử). Đặc biệt ngay trên đỉnh núi này nổi lên hai khối đá cao lớn trông xa như người mẹ bồng con."
Người Á Đông tin Rồng là một linh vật đứng đầu trong tứ linh, tượng trưng cho sức mạnh thần bí siêu phàm, biểu tượng quyền lực của vua chúa (long nhan, long thể, long bào, long xa). Rồng được chạm trổ ở cung đình, tại các nơi thờ phượng tôn nghiêm như đình chùa lăng miếu... (lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nguyệt...).
Về mặt phong thủy, đất có long mạch, long huyệt là đất phát vương phát bá, đất có hình rồng là linh địa, một loại địa cuộc phát đạt phú quý ẩn khí tàng phong tốt lành.
Non nước xứ Ninh thiên hình vạn trạng có địa cuộc hình Rồng nên xét về mặt phong thủy, xứ Ninh được liệt vào hàng địa linh.
-Về vị trí:
Ninh Hòa nằm tại ngã ba của con đường huyết mạch Nam- Bắc và Duyên hải-Cao nguyên. Tài nguyên của xứ Ninh dồi dào phong phú hội đủ cả các mặt, từ rừng núi sông biển hải đảo lòng hồ đồng bằng ruộng muối đìa tôm đến thắng cảnh di tích... chẳng thiếu một thứ gì!
-Về quân sự:
Xứ Ninh có một địa thế vô cùng hiểm trở thuận lợi cho việc phòng thủ. Núi non bao bọc tứ bề, phía Bắc có đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Bánh Ít, phía Nam có đèo Rù Rì, đèo Rọ Tượng, phía Tây có đèo Phụng Hoàng, đèo Cạnh.
Trên núi cao có 3 mật khu Đá Bàn, Hòn Hèo, Hòn Dù nổi tiếng trong thời kháng Pháp. Tại Dục Mỹ trước 1975, có 3 quân trường Lam Sơn, Pháo Binh, Biệt Động Quân. Phía
58
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Đông giáp biển, nhưng Thị trấn Ninh Hòa nằm sâu trong đất liền, ngoài khơi có nhiều hòn đảo án ngữ là những tiền đồn lý tưởng để bảo vệ xứ Ninh về mặt Biển Đông, như Hòn Nưa, Hòn Đôi, Hòn Khô, Hòn Trâu Nằm, Hòn Lớn, Hòn Ông, Hòn Nhọn, Hòn Mai, Hòn Mao, Hòn Mỹ Giang, Hòn Thẹo, Hòn Khô, Hòn Đỏ (cao 136m), Hòn Cứt Chim, Hòn Chà Là (cao 192m), Hòn Hổ, Hòn Rồng, Hòn Lao, Hòn Thị (cao 212m), Hòn Nứa, Hòn Rêu, Hòn Trồng, Hòn Sấm...
Nếu cho quân trấn giữ trên các cao điểm, các đường đèo, các hải đảo... thì địch quân muốn tấn công Ninh Hòa không phải là chuyện dễ dàng. Khi chiếm đất Chiêm Thành lập ra dinh Thái Khang tức Khánh Hòa xưa, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đã đặt dinh Thái Khang tại Ninh Hòa, (kéo dài tới 140 năm) cũng vì lẽ đó. Quân Chiêm Thành từ Phan Rang có 1 lần ra quấy nhiễu nhưng chỉ ra tới Diên Khánh mà thôi.
Phủ Ninh Hòa Xưa có 4 tên khác nhau: Thái Khang, Bình Khang, Bình Hòa, Ninh Hòa, nhưng có cùng một ý nghĩa giống nhau là "yên ổn thái bình", ăn khớp với tên của tỉnh Khánh Hòa là "mừng hòa bình" và biệt danh của vị Chúa khai nguyên là "Hiền". Có lẽ đó là một trong những yếu tố đã tạo nên bản tánh cần kiệm, hiền hòa, ngay thẳng, nhân hậu, thủy chung của người xứ Ninh?
Trời đã ban cho Xứ Ninh chẳng thiếu một thứ gì.
Ở duyên hải miền Trung chỗ nào chẳng có núi non biển bờ... nhưng núi non biển bờ ở xứ Ninh lại nổi tiếng khắp nước với núi Vọng Phu, Vũng Rô, Đại Lãnh, Dốc Lết, Ba Hồ, muối Hòn Khói, kỳ nam Hòn Bà, nem Ninh Hòa...
Ở miền Nam Trung phần chỗ nào chẳng có di tích... nhưng Lăng Bà Vú, Tháp Bửu Dương ở Ninh Hòa là 2 di tích kiến trúc tuyệt vời thuộc vào hàng những di tích cổ nhất của người Việt từ Đèo Cả đến Mũi Cà Mau.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
59
Những trung tâm du lịch có tầm vóc cấp tỉnh và quốc gia hiện nay tại xứ Ninh là các Trung tâm Du lịch: Hòn Thị, Dốc Lết, Ba Hồ, Suối nước nóng Trường Xuân, Dục Mỹ, suối Hoa Lan Hòn Hèo...
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes bảo: "Chỉ Việt Nam mới có kỳ nam". Sách Đại nam Nhất Thống Chí của Cao Xuân Dục và Phủ Biên tạp Lục của Lê Quý Đôn cũng công nhận trầm kỳ Việt Nam tốt nhất là trầm kỳ Khánh Hòa. Quách Tấn viết: "Ở Khánh Hòa hễ quận nào có rừng già là có trầm hương. Nhưng sản xuất nhiều nhất là Ninh Hòa và Vạn Ninh.” Cho nên nếu bảo Khánh Hòa “xứ trầm hương" thì cũng có thể bảo Ninh Hòa “xứ trầm kỳ" vậy.
Đây Ninh Hòa xứ trầm kỳ
Núi ra tận biển, biển đi sát đường Đây Ninh Hòa xứ của nem
Món quà xinh xắn anh đem tặng nàng.
Khánh Hòa có 7 hòn đảo yến, thì Ninh Hòa đã có 3 hòn ở ngoài khơi vịnh Nha Phu, đó là hòn Chà Là, hòn Hổ, hòn Rồng. Có thể chúng ta không tin mảnh đất từ Đèo Cả đến Ngọc Diêm là "địa linh" nhưng chúng ta không thể phủ nhận non nước xứ Ninh có nhiều thắng cảnh nhờ dãy Trường Sơn ăn ra tận biển. Trong tương lai nếu có điều kiện khai thác... non nước xứ Ninh có thể trở thành những điểm du lịch vô c ùng độc đáo và hấp dẫn.
Qua hơn 350 năm lịch sử, tất cả những yếu tố nói trên đã tích tụ thành chất trầm tích bát ngát in đậm trong tâm hồn người xứ Ninh hiền hòa hình ảnh một quê hương yêu dấu, nơi có những con người dám xả thân vì Đại Nghĩa, Dân Tộc, Tổ Quốc, nêu cao gương dũng liệt nghìn thu "sinh vi tướng tử vi thần" coi trọng những giá trị Tinh Thần, Đạo Đức, Tự Do, Nhân Bản.
60
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Nhìn về Đông Hải, Bình Tây Vì ai tiết tháo cho đây nặng lòng.
Nghĩa nhơn một gánh tràn trề Gánh từ Tân Tứ gánh về Bình Sơn Em ngồi suy nghĩ nguồn cơn
Bạc vàng nặng ít, nghĩa nhơn nặng nhiều.
VINH HỒ (Orlando, Tháng 6/2004)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
61
Cây quít (trái quít dùng để nấu xôi) tại hòn Sầm, Ninh Hòa. Nay hòn Sầm không còn nữa.
Ảnh: Lương Lệ Bích San
62
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
CHÖÔNG 3: NINH HOØA NUÙI NON - Vinh Hoà Núi Non Ninh Hòa trùng điệp, có nhiều hoành sơn ăn ra tận
biển đẹp như một bức tranh sơn thủy:
Ðường vô xứ Vạn xứ Ninh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
-NÚI VỌNG PHU:
Hòn Vọng Phu (nhìn từ thôn Điềm Tịnh)- Ảnh: Phan Thế Vinh. Nguồn: www.ninh-hoa.com
Như 1 bức trường thành thiên nhiên hùng vĩ rộng lớn án ngữ trên vùng biên giới của Khánh Hòa và Đắc Lắc dài độ 14 miles, rộng độ 10 miles, chung quanh có nhiều núi non triều quy, hùng khí ngất trời, đó là dãy núi Vọng Phu nổi tiếng khắp nước, cao 2.051m, nối liền với HÒN ÐA ÐA, HÒN CHÁT, HÒN CHẢO, và núi Ba Non thuộc vùng ranh gới của 2 tỉnh Khánh Hòa & Phú Yên.
Người Pháp gọi NÚI VỌNG PHU là "La Mère et l' Enfant" (núi Mẫu Tử, hay núi Mẹ Bồng Con), người Thượng gọi là "T. Ý Angmtèn".
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
63
Núi Vọng Phu nổi bật trên hàng trăm ngọn nằm về hướng Tây Bắc của Thị Trấn Ninh Hòa, nằm về hướng Tây của Vạn Giã và nằm về hướng Ðông của huyện lỵ Khánh Dương. Chóp núi là một khối đá hoa cương khổng lồ dựng đứng giữa trời. Khối đá thứ hai thấp hơn đứng sát bên cạnh. Hai khối đá này trông giống như hình hai mẹ con nàng Vọng Phu đứng trên đỉnh núi. Từ Thị trấn Ninh Hòa cách xa trên 30km nhưng vào những ngày đẹp trời vẫn nhìn thấy núi Vọng Phu rất rõ. Núi tọa lạc tại 12° 41' 40'' Bắc vĩ tuyến và 106° 36' 03'' kinh tuyến Ðông, cách bờ biển khoảng 30km, cách quận lỵ Khánh Dương khoảng 18km. Ði ô tô theo con đường liên tỉnh số 9 mất độ nửa giờ, rồi đi bộ chừng 5km đường rừng là đến chân núi, và leo núi tiếp độ nửa ngày nữa là đến chỗ "Mẹ Bồng Con".
Hồ Ea Krong Rou nằm dưới lưng chừng núi cách đỉnh Vọng Phu độ 5 miles.
Quách Tấn gọi hòn Mẫu Tử là "Cảnh lạ trong đời như ngọn Khuông Lư của Thánh Thán".
Vọng Phu lệ chảy hai hàng
Chảy về sông Cái, chảy ngang Ninh Hòa Hòn Bà lệ chảy xót xa
Chảy về Cầu Lắm, Ao Bà, Ninh Hưng Hòn Hèo lệ chảy ngập ngừng Thương nhau đứt ruột xin đừng bỏ nhau.
-Tương truyền có 2 vợ chồng trẻ sanh được 1 đứa con gái 4 tuổi, một hôm người chồng bàn với vợ rằng ở trên núi cao có cây Dó là đất đai của Bà Thiên Y A Na rất linh thiêng, chàng muốn lên đó để tìm của kỳ nam mang về bán làm chút vốn làm ăn hầu thay đổi cuộc sống lam lũ hiện tại. Ðược vợ đồng ý, chàng sửa soạn hành lý, trên lưng địu gùi lương khô, tay cầm rìu, miệng ngậm ngãi, từ biệt vợ con ra đi. Nhưng ngày qua tháng lại... chẳng thấy chàng về, hai mẹ con chiều chiều dắt nhau lên đầu núi ngóng trông rồi hóa đá thành núi Mẫu Tử.
64
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Một huyền thoại khác kể rằng, ngày xưa có một "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" yêu một cô gái nết na, xinh đẹp nhất vùng. Họ kết duyên với nhau và sống quấn quít bên nhau rất hạnh phúc. Nàng dệt cửi quay tơ, chàng dùi mài kinh sử chờ ngày ra Kinh Ðô ứng thí. Khi nàng sanh được 1 đứa con gái xinh xắn thì quân giặc tràn đến xăm lấn cõi bờ:
Trống trường thành lung lay bóng nguyệt, Khói cam tuyền mờ mịt thức mây, Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất quân".
(Chinh Phụ Ngâm).
Chàng tuổi trẻ đành xếp bút nghiên, từ tạ người vợ trẻ lên đường ra biên ải, rồi hy sinh ngoài chiến địa. Ở quê nhà, nàng chinh phụ ôm con đợi chờ rồi hóa đá thành núi Vọng Phu. Những giọt lệ của nàng rơi xuống hóa thành sông, có tên là sông Cái chảy vào sông Dinh để ra biển.
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? (Lưu Trọng Lư)
Nàng chinh phụ là tảng đá cao, đứa con gái là tảng đá thấp, nhưng ở quê tôi người ta lại nói rằng vì đợi chờ quá lâu nên cô gái nay đã cao hơn mẹ, còn người mẹ thì nay đã già lưng khòm tóc bạc:
-"Người mẹ chính là tảng đá to và thấp, còn cô gái là tảng đá nhỏ và cao." Quả là:
Nắng chiều soi đá ra vàng
Trên non còn một mình nàng chơ vơ Ẵm con nhìn cõi mịt mờ
Mong chồng biết đến bao giờ mới thôi.
(Phạm Ðình Tân). QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
65
Thời học sinh, tôi có nghe các thầy cô giáo nói rằng núi Vọng Phu là "một biểu tượng của lòng chung thủy mà Trời đã ban cho xứ Ninh ".
Chiều chiều lên núi Vọng Phu Trông chồng chinh chiến bao thu chưa về.
Ngó lên đỉnh núi Vọng Phu Thương chồng chinh chiến bao thu chưa về.
Trước khi đi xa, vào những chiều mùa Hạ, tôi thường ra bờ sông Ðá quê tôi, nhìn lên hướng Tây Bắc, nàng Vọng Phu hiện ra rất rõ, sừng sững giữa mây trời, lòng tôi hòa với bao nỗi ngậm ngùi trước những câu chuyện kể thật vô cùng ảo não thương tâm, tôi có làm một bài thơ Ðường luật mang tên: "Núi Vọng Phu 1, 2, 3".
Xin trích 1 bài:
Núi Vọng Phu I
Sừng sững đầu non mỏi mắt trông... Ngóng chồng xa thẳm bể mênh mông. Chiến trường chẳng tiếc đời xuân trẻ, Quê kiểng nào đau phận má hồng? Chờ đợi mỏi mòn tình hóa đá,
Nhớ thương chung thủy lệ thành sông. Nghìn năm đứng đó mây in bóng, Thung lũng quê Ninh động cõi lòng. Vinh Hồ
-Núi Vọng Phu đã đi vào âm nhạc với 3 nhạc phẩm bất hủ "Hòn Vọng Phu 1, 2, 3" của Lê Thương. Bản nhạc "Ơi Con Sông Dinh" của Hình Phước Liên người Ninh Hòa, cũng có nhắc đến địa danh này.
66
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Trong bài: "Dục Mỹ-Quê Xưa Yêu Dấu" của Hà Thị Thu Thủy có một đoạn viết về Núi Vọng Phu như sau:
"Xa hơn nữa, một dãy núi cao vời vợi với hai chóp núi cao và thấp, nằm kế cận bên nhau mà người dân Dục Mỹ gọi là núi Vọng Phu. Ðây là một ngọn núi lịch sử làm tôi rất hãnh diện cho quê nhỏ của tôi bởi lẽ theo truyền thuyết xa xưa truyền tụng về một sự tích nói lên sự chung thủy của người phụ nữ chính chuyên bồng con chờ chồng biền biệt ngoài quan san biên ải, và đặc biệt nhắc tôi nhớ lại 3 bài hát bất hủ "Hòn Vọng Phu 1,2, 3" do cố nhạc sĩ Lê Thương sáng tác."
Núi Vọng Phu đã trở thành nguồn cảm xúc sâu xa của những vần thơ:
Bao năm đâu quản nắng mưa Bồng con đứng đợi vẫn chưa thấy về Thời gian bôi xóa lời thề
Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm. (Ca dao)
Lạy Bà cho nổi gió đông
Cho thuyền tôi chạy cho chồng Bà lên. (Ca dao)
Nhìn con chạnh tủi lệ sầu đông Hóa đá trơ hình dạng ngóng trông Ðêm hứng sương chan đầu điểm bạc Ngày phơi nắng rán má phai hồng Gió lay những đợi thuyền ai ghé Trăng dọi nào dè bến nước không Sương tuyết chi sờn gan sắt đá Khư khư một dạ chẳng hai chồng. (Song Thanh)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
67
68
Ðứng đó bao giờ đến bây giờ Trông chồng thành đá khối trơ trơ Xuân tàn thu đến trông muôn dặm Gió tạt mưa tuôn quyết một thờ... (Ngọc Xích)
1.
Chồng đi biệt tích tự bao giờ
Một góc trời riêng một dạ chờ
Lụy nhớ mưa ngàn tuôn nượp nượp Tóc thề mây núi bạc phơ phơ
Non chồng nghĩa nặng cao vòi vọi Nước vướng tình sâu chảy lững lờ Dâu bể đã bao đời kiếp trải
Lòng son một tấm mãi trơ vơ.
2.
Người đã không về tin cũng không Ðầu non dắt trẻ đứng trông chồng Nước mây quạnh vắng dòng khô lệ Mưa nắng phôi pha má lợt hồng
Lời thệ vững ghi lòng sắt đá
Khối tình riêng nặng gánh non sông Nỗi niềm ai biết ai không biết Gương nguyệt nghìn thu rạng biển Ðông. (Quách Tấn, Ðá Vọng Phu)
Ôm trẻ dầm sương ai biết có? Trông chồng thành đá kẻ rằng không! Trơ trơ một khối từ sơ tạo
Thêu dệt ra chi chuyện ngóng chồng. (Thường Tiên)
Ôm khối tình thâm thi với đá
Ðem nguồn lệ thảm đọ cùng sông Ngàn năm đá tạc gương cô phụ
Ấp ủ quê Ninh một tấm lòng. (Ðiềm Ca)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-HÒN VUNG:
Mai về Hòn Chảo, Hòn Vung Hỏi thăm hai chữ thủy chung là gì?
Trên QL 1, khi qua khỏi núi Ðá Ðen thuộc huyện Vạn Ninh sẽ gặp một cái dốc tên là Dốc Đá Trắng, ranh giới của 2 huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa ngày nay. Khi vào địa phận Ninh Hòa, du khách sẽ nhìn thấy một ngọn núi có tên là Hòn Vung cao 326m, thuộc xã Ninh An, huyện Ninh Hòa, đứng thẳng, dáng thanh tú, đỉnh nhọn vút lên trời xanh, trông giống như một nhũ sơn nhưng lại có tên là Hòn Vung, có lẽ người đặt tên muốn có một mối quan hệ tình cảm lứa đôi giữa Hòn Vung của Ninh Hòa và Hòn Chảo của Vạn Ninh cách xa 10 km về hướng Bắc.
-Dãy PHƯỚC HÀ SƠN:
PHƯỚC HÀ SƠN còn gọi là núi Hòn Hèo, ở phía Ðông Thị Trấn Ninh Hòa bắt đầu từ 2 xã Ninh Đa, Ninh Thọ trải dài xuống tận biển theo hướng Ðông Nam, là một bán đảo rộng lớn có bề dài độ 15miles, bề ngang độ 5miles bao gồm 7 xã: Ninh Đa, Ninh Thọ, Ninh Phú, Ninh Diêm, Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Vân. Bao quanh 3 mặt là vịnh Vân Phong và vịnh Nha Phu. Phước Hà Sơn là 1 quần sơn có hình dạng giống như cái đuôi rồng giỡn nước "vĩ long hí thủy" gồm cả chục ngọn liên sơn mà cao nhất là Hòn Hèo 819m, Hòn Tiên Du 777m, hòn Phủ Mái Nhà 725m. Phía Ðông có Hòn Nhọn, Hòn Răng Cưa cao dưới 500m. Vì Hòn Hèo cao nhất, nên
Hòn Vung Hòn Chảo không duyên nợ Nhìn thấy nhau nhưng chẳng gặp nhau Từng chiều mưa bão Hòn Vung khóc Hòn Chảo không mây cũng lệ sầu.
Nhìn lên đỉnh Phước Hà Sơn Công ơn dưỡng dục làm con phải đền.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
69
Phước Hà Sơn còn có tên là Núi Hòn Hèo, nơi có nhiều mây bông (hoa đằng) vừa to vừa thẳng dùng làm gậy, hèo rất đẹp: "mây Hòn Hèo".
Chiều chiều lên núi Hòn Hèo Thương nàng nhưng bởi vì nghèo phải xa.
Trên bờ vịnh, dưới chân Hòn Hèo là Nhà máy Xi măng Hòn Khói thuộc xã Ninh Thủy và Nhà máy Đóng tàu Huyndai Vinashin, thuộc xã Ninh Phước.
Cá Thạnh Đức, mực Đông Hà Xoài Tam Ích, mít Phú Gia
Đời em sương gió xông pha
Sáng đi chợ sáng, chiều qua chợ chiều.
-Suối Hoa Lan:
Hòn Hèo có suối Hoa Lan thuộc xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa, muốn lên đó phải đi ca-nô băng qua vịnh Nha Phu đến chân núi Hòn Hèo và phải mất 2 ngày để leo núi. Nơi đó, cả một rừng cây hoang dã mọc chen trên đá, với vô số loài hoa có tên lẫn không tên, nhiều nhất là phong lan. Suối Hoa Lan dài khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ, nước trong vắt chảy rầm rì hòa với tiếng chim kêu, phảng phất mùi hương rừng dịu nhẹ, mang một vẻ đẹp hoang sơ nguyên thủy. Chảy qua nhiều ghềnh thác cheo leo trước khi đổ vào vịnh Nha Phu.
Theo bước chân người xưa, du khách sẽ gặp 4 ngọn thác mà Thác số 4 cao nhất khoảng 300m. Hiện Suối Hoa Lan là Khu khu du lịch: tắm suối, tắm biển, bơi thuyền, câu cá, thả lưới, soi tôm cua ban đêm. Ở lại đêm có nhà sàn kiểu Tây Nguyên thơ mộng.
Dải lụa trên lưng núi Hòn Hèo Vắt vẻo cheo leo cũng phải trèo Rì rầm bốn thác thi nhau đổ... Thơm ngát Hoa Lan vách đá leo.
70
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Kìa Khu Du lịch Suối Hoa Lan! Bơi thuyền tắm biển ngủ nhà sàn Tạm lánh chốn phồn hoa bụi bặm Cùng em đi giữa cõi mênh mang.
-CHÙA HANG, HÒN ĐÁ TRẢI VÀ NÚI TIÊN DU:
Làng giàu có là làng Phú Hữu Núi thần thoại là núi Tiên Du Thu về mây phủ mịt mù
Mùa xuân lan nở, cu gù, suối reo.
Hồ Tiên Du nước trong leo lẻo Thôn Tiên Du chèo bẻo đua bay Chùa Tiên Du khói sương dày
Hồi chuông cảnh tỉnh ai say mộng đời.
Giã từ Suối Hoa Lan du khách tạt qua Chùa Hang và Hòn Đá Trải cũng trên núi Tiên Du, một trong 3 ngọn cao nhất của dãy Hòn Hèo.
Chiều chiều lên núi Hòn Hèo Thương chàng nhưng bởi vì nghèo phải xa. Chiều chiều lên núi Hòn Bà Thương nàng nhưng phải cách xa vì nghèo.
Chùa Hang ở núi Hòn Hèo, thôn Tiên Du 2, xã Ninh Phú. Từ bìa rừng, đi bộ khoảng 200m trên đường núi qua khỏi các rẫy điều sẽ đến chùa Hang: một hang động kiểu hàm ếch (bề ngang độ 10m, sâu khoảng 8m, cao khoảng 2m), nền hang tráng xi măng, tại cửa hang có bàn thờ Phật Di Lặc, Quan Công, trong lòng hang có bàn thờ (xây kiểu bậc tam cấp) đặt tượng Thánh Mẫu, tượng Phật... cùng khánh, mõ, kinh Phật... Ở phía trái cửa hang có một ngôi mộ cổ, tương truyền đó là
Xã Ninh Phú có diện tích 58,47 km2, dân số năm 1999 là
5842 người, mật độ dân số đạt 100 người/km2.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
71
mộ của Hòa thượng Thích Nhơn Hoằng. Hòa thượng Thích Nhơn Hoằng xưa kia là đệ tử quy y Hòa thượng Phước Tường tại chùa Thiên Bửu Thượng, sau đến ẩn tu tại Chùa Hang, vào ngày 7 tháng Giêng năm Bính Tuất (1946) bị quân Pháp bắn chết tại đây.
Gần Chùa Hang có một hòn đá trải to như bàn thạch hình chữ nhật dài khoảng 70m, rộng khoảng 50m nằm lài lài trên triền núi.
Hàng năm đến tiết Thượng Nguyên Tiên Du mở Hội Quần Tiên Bồ Đào Hoa Lan khắp núi ngạt ngào Suối reo chim hót đón chào Chư Tiên.
Truyền rằng ngày xưa trên núi vào đêm Nguyên Tiêu tức là đêm rằm tháng Giêng ÂL nhầm tiết Thượng Nguyên gió mát trăng tròn, cây cỏ tốt tươi đâm chồi nẩy lộc, dòng suối Hoa Lan đẹp như một dãi lụa, hai bên suối hoa phong lan tỏa hương ngào ngạt, cả một vùng rừng núi vang lên bản hợp tấu Mừng Xuân...
Đó là thời điểm Hằng Nga và các Tiên nữ từ Thượng giới bay về dự hội Phước Hà mừng Xuân Hòa Bình tại Hang Đá, khiêu vũ nơi Hòn Đá Trải và ngâm mình dưới dòng Suối Hoa Lan. Dưới chân núi, dân làng reo hò mừng đón chư Tiên mở hội rước đèn múa hát suốt đêm không ngủ.
Từ đó người ta gọi núi ấy là núi Tiên Du, làng dưới chân núi là làng Tiên Du, dòng Suối Hoa Lan nơi Tiên tắm gọi là Suối Tiên Du, hang đá nơi Tiên phó hội gọi là Hang Tiên Du và Đá Trải nơi Tiên múa hát gọi là Đá Tiên Du.
Riêng Hang Tiên Du về sau có Thiền sư Thích Nhơn Hoằng đệ tử Hòa thượng Thích Phước Tường đến ẩn tu nên được gọi là Chùa Hang.
72
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Hòn Hèo có suối Hoa Lan
Có Hòn Đá Trải có Hang tu Thiền Non cao thác đổ triền miên
Suối reo chim hót cõi Tiên xứ Thần Hằng Nga mở hội Phong Vân
Dưới trăng múa hát mừng Xuân Hòa Bình.
Dọc theo vịnh Nha Phu bờ đá dài đến 4km ngổn ngang chồng chất, vách đá dựng đứng cao ngất. Mặt trong của núi càng kỳ dị, hiểm trở, có nhiều hang động. Nghe đồn có 1 cái hang chứa tới 3, 4 trăm người. Có người cho rằng vì hòn Hèo có nhiều hang động nên Hòn Hèo mây phủ quanh năm. “Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ”
Trên kia: Hòn Đá Trãi, Chùa Hang Lẫn khuất, thâm u, khói tỏa hàn Hồn của người xưa còn lảng vảng Luyến lưu cảnh đẹp của trần gian.
Trên núi cao giữa vùng biên giới của 2 xã Ninh Phú và Ninh Phước có Hồ Tiên Du hình dạng hơi giống Châu Mỹ, bề dài độ 2miles, chỗ rộng nhất 0.5mile cách Vịnh Nha Phu 2miles, cách Biển Đông 2miles.
Tại Ninh Thủy có một cái hồ dài độ 0.8mile, chỗ rộng nhất độ 0.3mile, cách Vịnh Vân Phong độ 0.4mile, gần nhà máy xi măng Hòn Khói.
Tại xã Ninh Vân có 1 cái hồ nhỏ dài độ 300m rộng gần 100m cách Vịnh Nha Phu độ 400m gần Vũng Ninh Vân.
-NÚI HÒN KHÓI:
Tại phía Bắc dãy núi Phước Hà trên 1 doi đất chạy dài xuống vịnh Vân Phong nổi lên 1 ngọn núi nhỏ chỉ cao độ 155 mét, nhưng lại rất nổi tiếng, đó là núi Hòn Khói, tên chữ là Yên Cang.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
73
Dưới chân núi Hòn Khói có đầm Ðông Hải, quanh đầm về phía Ðông và phía Tây rải rác 1 số gò đống. Cả vùng này mang tên là Hòn Khói, người Pháp gọi là Hone Cohé.
-Truyền rằng quân Nguyễn Ánh thường đóng ở đây, trên núi có đặt trại canh, hễ thấy thuyền chiến của quân Tây Sơn xuất hiện thì phải đốt khói lên để làm hiệu, nên núi này được gọi là núi Hòn Khói.
-Theo sách Non Nước Khánh Hòa, Hòn Khói tên chữ là Yên Cang, tuy không cao nhưng đủ sức ngăn gió, nên vùng này trở thành hải cảng đón tiếp những tàu buôn vào lấy muối. "Sở dĩ gọi là Hòn Khói, vì xưa kia tại đây là cửa biển quan trọng, triều đình cho đặt quan trấn phòng ngự, trên đỉnh núi có chất củi khô, khi nào có giặc bể vào cướp bóc, thì quan trấn ra lệnh đốt lửa un khói làm hiệu để gọi quân tiếp viện."
-Cũng có thuyết cho rằng vùng núi này xưa kia là núi lửa đã nguội, thỉnh thoảng động đất, núi bị rạn nứt, khói trong lòng đất theo kẻ hở bay ra, do đó người ta mới đặt tên cho núi là núi Hòn Khói.
Đầu ghềnh Hòn Khói mây bay Bên kia Hòn Thị, bên này Hà Liên Tuyệt vời sóng lượn, sơn xuyên Phước Hà long vĩ thần tiên thường về.
Năm 1825, Yên Cang đổi thành Vân Phong.
-NÚI Ổ GÀ:
NÚI Ổ GÀ thấp, chiếm một khu vực có hình dạng giống như chiếc lá xoài dài độ 1mile, chỗ rộng nhất độ 0.3mile, thuộc xã Ninh Ðông, nằm dọc theo đường hỏa xa, xưa núi nổi tiếng nhiều cọp: "Cọp Ổ Gà".
Ngó lên đỉnh núi Ổ Gà
Ngó xuống Sông Lốt thấy ba cô ra đồng Một cô má đỏ hồng hồng
Hai cô da trắng có chồng hay chưa?
74
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Cọp Ổ Gà, ma Đồng Cháy,
Chiếu Mỹ Trạch, gạch Ninh Xuân Đời anh mưa nắng đã từng
Vì nghèo nên phải bán lưng cho trời
-Núi Hà Thanh: thấp, tiếp giáp với núi Ổ Gà chạy dài ra tận ngọn đồi Đại Hàn dài độ 1mile, thuộc xã Ninh Đa. Ðèo Bánh Ít tức Ðèo Hà Thanh băng qua dãy núi này. Xưa cọp thường ra rình bắt người, dân địa phương có lập một miếu nhỏ để thờ, gọi là miếu Ông Hổ.
Qua đèo Bánh Ít
Xa tít Ninh An
Mít, xoài, thuốc lá ngút ngàn
Nhà em cuối dốc có hàng dừa cao.
Tại địa phận xã Ninh An có các ngọn như: -HÒN HẤU
-HÒA SƠN
Anh đi kinh tế Hòa Sơn
Gặp mùa nắng hạn bầy con đói gào Lưng gùi tay rựa tay dao
Lách luồn lên tận núi cao tìm trầm.
-HÒN THƯỢNG -GIỒNG CÔ BỐN -GIỒNG CỐC
Đổi đời lên rẫy Hòa Sơn
Chọt lỗ trỉa bắp bên hòn núi cao
Khỉ Giồng Cóc tiếng xồ xào
Tràn xuống bẻ bắp giắt vào dây lưng.
-NÚI ÔNG TÂY: thuộc làng Phú Sơn, xã Ninh Trung, hiện còn 1 lô cốt, dấu tích của đồn bót thời Tây.
Gió nam non thổi lòn bụi sậy
Ngọn đông phong đưa đẩy hàng cây Đổi đời cam chịu đắng cay
Mỗi ngày qua Núi Ông Tây hai lần.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
75
-GÒ DINH: Tại làng Phú Văn có 1 gò cát rộng tên là GÒ DINH, trước đây người ta nhặt được một sợi dây neo của thuyền biển nằm trong lòng đất khi đào giếng, nên người trong làng cho rằng vùng này xưa kia là biển, hiện có 1 bàu sen dài độ 700m nằm bên cạnh.
Theo anh lên tận gò Dinh
Trời mưa bẫy bã gồng mình thăm câu Đêm dài, cá lặn, bàu sâu
Thương người vợ trẻ ngồi khâu một mình.
-NÚI ÐÁ BÀN THƯỢNG và NÚI ÐÁ BÀN HẠ: thuộc xã Ninh Sơn, mạch núi tiếp giáp với vùng rừng núi Ba Non, Vọng Phu, thế núi vô cùng hiểm trở. Có một con đường độc đạo chạy ngoằn ngoèo ăn thông với mật khu Ðá Bàn, một bên là vách núi cao chót vót, một bên là dòng sông Ðá Bàn (sông Lốt) sâu như vực thẳm. Con đường này là mồ chôn nhiều giặc Pháp trong những năm kháng chiến chống thực dân xăm lược.
Sông nào từ núi Ba Non?
Qua hai Núi Đá Bàn còn quanh co
Qua ghềnh qua thác cam go
Phù sa cuồn cuộn mang cho ruộng đồng.
-NÚI ÐẤT ÐỎ: thấp, ở phía Tây Bắc núi Ổ Gà, dài độ 1mile, thuộc xã Ninh Trung, có nhiều heo rừng: "Heo Ðất Ðỏ".
-NÚI ÐEO:
76
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ
Xoài Ninh Thọ, đổ Phú Gia
Tình quê chan chứa đậm đà
Đi đâu cũng nhớ Ninh Hòa xứ nem.
Lên đèo núi Đeo
Nhìn theo chim vành vạch
Lờ mờ Vân Thạch, Phụ Đằng
Sợ rằng hộ đối môn đăng
Đàn cầm biếng khảy, ông trăng lu mờ.
Núi Đeo nằm chắn ngang Quốc lộ 21, thuộc xã Ninh Xuân, dài 2.5miles, chỗ rộng nhất 1mile.
Ðèo Núi Ðeo thấp, ngắn, còn gọi là đèo Cạnh băng qua núi này.
Từ đèo Núi Ðeo đi dọc theo con mương từ đập Suối Trầu chảy xuống các xã Ninh Hưng, Ninh Lộc... sẽ nhìn thấy những ngọn núi:
-HÒN LÁCH thuộc xã Ninh Xuân. Trèo lên Hòn Lách
Trông xuống Mỹ Trạch, Ninh Hà
-GIỒNG ÐỀN: thuộc xã Ninh Bình, nơi đặt nghĩa trang của Xã này.
-HÒN LỚN tức Hòn Bà:
Từ khi giặc nổi can qua
Xa em Hòn Hoãi, Hòn Bà cũng xa.
Hòn Bà cao 1.356m, nằm tại phía Tây Nam Thị Trấn Ninh Hòa, thuộc 4 xã Ninh Tân, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Ích đứng song song với Hòn Long theo hướng Tây Bắc-Ðông Nam chiếm 1 khu vực dài độ 15miles, rộng độ 10miles cây cối rậm rạp, có nhiều cây dó cho kỳ nam trầm hương.
Trèo lên Đèo Cạnh
Trông xuống Hiệp Thạnh, Ninh Bình Thương nhau tưởng bóng mơ hình
Vì chàng không nói nên tình trái ngang.
Mưa từ Hòn Lớn mưa qua
Vì ai nên phải lìa nhà đến đây?
Ngó lên Hòn Lớn, Hòn Bà Thương cha nhớ mẹ xót xa tấc lòng.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
77
Dân Ninh Hòa cho núi này là núi của Bà Thiên Y A Na, trên núi có lập miếu thờ, dân đi địu tìm trầm trước khi lên đường thường mang lễ vật đến tận Miếu Bà cầu khẩn.
Tiếp giáp với Hòn Lớn là những hòn:
-HÒN LONG hay Hòn Ông, cao 1,339m
-HÒN DUNG cao 1,290m
-HÒN DÙ (886m)
-HÒN GIỮ hay hòn Dữ cao 674m
-HÒN SẦM nằm cạnh Quốc lộ 1, thuộc xã Ninh Giang. -HÒN HOÃI thuộc xã Ninh Hà.
-GÒ QUÍT: thuộc xã Ninh Bình mọc toàn cây quít, sau 1975, gò Quít trở thành khu dân cư.
Theo Nguyễn Văn Thành, tác giả bài "Trái Quít Ninh Hòa", xôi quít ăn rất ngon và thơm là món ăn đặc sản của người Ninh Hòa.
Ðến mùa quít, dân Ninh Hòa thường lên Gò Quít hay vô Hòn Sầm để hái trái quít về hấp xôi.
Ngó lên Hòn Bà nhìn qua Hòn Lớn Trách người dạ đoản phụ bạc lời thề Gặp lựu thì lại quên lê
Quên tình quên nghĩa lối về cũng quên.
Trèo lên Hòn Hoãi
Nhìn xuống Đông Hải, Thủy Đầm Trời mưa ướt chiếc áo thâm
Công anh làm rể bao năm dãi dầu.
78
Lên gò hái quít hấp xôi
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Hương thơm ngào ngạt, em mời chàng ăn. Nhưng chàng chẳng nói chẳng rằng Cho gà gáy sáng, cho trăng lặn buồn.
Hòn Sầm (nay không còn nữa - Ảnh: Lương Lệ Bích San
Cây quít tại hòn Sầm – Ảnh: Lương Lệ Bích San
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
79
80
Hòn núi Đất – Ảnh: Lương Lệ Bích San
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-HÒN MỘT:
Qua cầu Lắm có con thơ, Nhưng qua hòn Một bơ vơ một mình.
Hòn Một thấp, chiếm một khu vực có hình dạng như hình quả trứng gà, bề dài độ 400m, chiều ngang độ 300m nằm giữa cánh đồng thôn Hậu Phước, xã Ninh Hà.
Chiều chiều ra cửa bắt còng
Trông về Hòn Thị, Biển Đông xa vời Hòn Lăng Hòn Nứa có đôi
Nhưng riêng Hòn Một lẻ loi giữa đồng.
-HÒN VUNG: nhỏ, nằm sát vịnh Nha Phu, giữa 2 nhánh sông Cầu Lấm thuộc xã Ninh Lộc.
-HÒN NÚI ÐẤT: chiếm một khu vực có hình dạng như qủa trứng gà, chiều dài độ 1.2km nằm cạnh Quốc lộ 1, thuộc 2 xã Ninh Lộc, Ninh Quang. Trên núi có ghi dấu tích nơi Thầy Quảng Đức ngồi ẩn tu xưa kia. Dưới chân núi có Chùa Thiên Tứ.
-HÒN SẦM: thuộc xã Ninh Giang chiếm một khu vực có hình dạng như qủa trứng gà, dài độ 1 km, nằm cạnh Quốc lộ 1, gần Ngã Ba Trong.
Truyền rằng thuở tạo Thiên lập Ðịa có một ông Khổng Lồ đào đất vịnh Nha Phu gánh đổ núi Hòn Bà. Một hôm vì gánh 1 gánh đất quá nặng, 1 chân đứng dưới vịnh Nha Phu, 1 chân
Ngó hoài Hòn Hoãi, trông mãi Hòn Sầm Trách người mặt rắng môi thâm
Lòng lang dạ tép ác trăm vạn lần
Chị em ơi chớ đứng gần
Phải xa lánh kẻ vong ân bội tình Nhớ câu nghĩa trọng tài khinh.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
81
đặt lên một tảng đá lớn tại Trảng Trung, xã Ninh Lộc, ông cố vận dụng hết sức mạnh để bước lên không ngờ tảng đá bị lún sâu xuống in nguyên bàn chân khổng lồ của ông và làm đổ cả 2 thúng đất xuống cánh đồng, tạo thành 2 hòn núi, mà ngày nay có tên là Hòn Sầm và Hòn Núi Ðất nằm cạnh Quốc lộ 1, còn dấu chân bị lún sâu xuống tại Trảng Trung có tên là Bàn Chân Ông Khổng Lồ.
Xe qua Núi Đất, Hòn Sầm
Nhớ ông gánh đất âm thầm ngày xưa Đứt dóng hai thúng đổ bừa Thành hai hòn núi dây dưa bên đường.
-HÒN XANG thuộc xã Ninh Lộc nằm cạnh Quốc lộ 1. Chiều chiều lên đỉnh Hòn Xang
Ngó xuống Ninh Lộc dạ càng nhớ em.
-HÒN GIỐC THƠ cao 423m, có tên là núi Ðá Vách hay gò Thạch Lũy vì nơi đây xưa kia quân Chiêm lợi dụng thế núi hiểm trở ăn sát bờ biển mới đắp thành xây lũy rất kiên cố để phòng vệ, hiện nay dấu tích vẫn còn. Thành toàn bằng đá xếp có thứ lớp, dưới chân thành có 1 hồ nước trong vắt sâu thăm thẳm, được xếp đá thành bờ trông rất đẹp. Ngày nay trên núi còn đồn bót do quân Pháp xây.
Tại núi này có đèo Rọ Tượng dài khoảng 40m, chạy sát biển, 2 bên đèo có miếu cô hồn.
Qua đèo Rọ Tượng
Bước xuống Phú Hữu, Ngọc Diêm Núi cao, biển rộng, sóng im Mênh mông trời đất biết tìm em đâu?
-Nhìn chung: Núi non Ninh Hòa hiểm trở, án ngữ bốn mặt, chiếm phần lớn diện tích, có nhiều hoành sơn ăn ra tận biển như những con rồng xanh giỡn nước, tạo nhiều cảnh đẹp cho
82
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
xứ Ninh. Ngoài ra, nhờ lòng hồ, ao nước, khe suối nằm trên núi theo thế "long ngọa yểm sơn" nên núi non tươi tốt quanh năm, nước sông nhờ thế cũng ít cạn vào mùa nắng. Núi rừng Ninh Hòa nổi tiếng với các loại gỗ quý như Trắc, Gõ, Cẩm Lai, Giáng Hương, Bằng Lăng, nhất là Trầm Kỳ lấy từ cây Dó. Theo sách Xứ Trầm Hương thì Trầm Kỳ Ninh Hòa, Vạn Ninh được liệt vào loại Trầm Kỳ tốt nhất nhì trên thế giới. Núi non biển cả đã bắt tay nhau tạo ra cảnh thiên nhiên kỳ thú cho Ninh Hòa. Vì thế người Ninh Hòa luôn yêu quý và tự hào về quê hương của mình:
Xứ Ninh non nước hiền hòa
Người quê Ninh sống thật thà dễ thương Xứ Ninh quê của trầm hương
Bức tranh thủy mạc vấn vương tình người Dù cho bão dập sóng dồi
Người quê Ninh vẫn giữ lời nước non
Dù cho đá lỡ non mòn
Tình quê Ninh vẫn sắt son một lòng Sông Dinh còn chảy còn trong
Vọng Phu còn đứng còn mong người về Dù cho cách trở sơn khê
Người quê Ninh chẳng quên quê hương mình. (thơ Vinh Hồ)
VINH HỒ
(Orlando, Tháng 7/2004).
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
83
84
Suối Dục Mỹ - Ảnh: Hải Lộc
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
CHÖÔNG 4: NINH HOØA SOÂNG NGOØI - Vinh Hoà
Vì dãy Trường Sơn ăn ra tận biển, nên sông ngòi xứ Ninh (Ninh Hòa) đa số là những con sông nhỏ hay suối, sau đây chúng tôi xin giới thiệu theo thứ tự từ Bắc vào Nam như sau:
1. SÔNG DINH:
Trầm mặc, lững lờ mang ước mơ Hàng tre đan võng ru ơ hờ...
Đông đến giật mình sông thức giấc Lồng lên cuồn cuộn chảy tràn bờ.
Sông Dinh ở Ninh Hòa bắt nguồn từ các vùng rừng núi: Vọng Phu (cao 2051m thuộc biên giới Khánh Hòa-Đắc Lắc) và Đa Đa (cao 1709m, thuộc biên giới Khánh Hòa-Phú Yên), sông Dinh dài độ 51km chảy ra cửa Hà Liên, vịnh Nha Phu.
Sông Dinh tức sông Cái, trong sách vở cũ có tên là sông Vĩnh An, đến đời Nhà Nguyễn đổi là sông Vĩnh Phú. Sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" ghi “Sông Vĩnh Phú ở cách huyện Tân Định chừng 2 dặm về phía bắc, trước gọi là sông
Mang chữ Dinh, ngoài Sông Dinh ở Ninh Hòa, còn có:
-Sông Dinh ở Quảng Bình
-Sông Dinh ở Ninh Thuận
-Sông Dinh La Gi Bình Thuận
-Sông Dinh ở Bà Rịa.
Chèo ghe sông Cái
Ngó mãi Phước Lâm
Vì đâu định mệnh oái oăm Thương nhau loan phụng sắt cầm lìa xa.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
85
Vĩnh An, có bốn nguồn...”. Vì chảy qua Thị trấn Ninh Hòa nên cũng có tên là sông Ninh Hòa.
Cách nay trên 350 năm, tỉnh Khánh Hòa xưa có tên là dinh Thái Khang, cơ quan cai trị đóng tại địa phận Thị trấn Ninh Hòa ngày nay, bên bờ Bắc Sông Dinh, vì sông chảy ngang qua Dinh quan Trấn Thủ nên dân chúng gọi là sông Dinh.
Khởi từ Núi Vọng Phu Băng qua cầu Dục Mỹ Ngang qua Dinh Trấn Thủ Chảy về Vịnh Nha Phu.
Tại Ninh Hòa có 4 địa danh mang chữ Dinh, ngoài Sông Dinh còn có:
-Cầu Dinh: Theo sách ĐNNTC, Cầu Dinh có tên là Cầu Chợ Dinh: “ở chỗ giáp giới 2 huyện Quảng Phước và Tân Định, tục danh Cầu Chợ Dinh”. Phía bắc cầu thuộc thôn Vĩnh An, sau đổi tên là thôn Vĩnh Phú, huyện Quảng Phước; phía nam cầu thuộc thôn Mỹ Thạnh sau đổi là thôn Mỹ Hiệp, huyện Tân Định. Ban đầu là cầu gỗ, năm Thìn (1904) bị bão lụt cuốn trôi, dấu tích còn lại là các trụ gỗ trơ trọi, có một thời gian qua lại bằng đò nên gọi là Bến đò Dinh. Thời Pháp thuộc xây lại bằng xi-măng cốt thép. Sang thời VNCH thay mới bằng bê-tông cao ráo còn sử dụng đến nay.
-Chợ Dinh: Chợ Dinh có tên là Chợ Dinh Bình Khang. Sách PBTL của Lê Quý Đôn ghi “chợ Dinh Bình Khang tiền thuế 166 quan 2 tiền”. Và cũng có tên là là Chợ Mỹ Thịnh ở
86
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Sông Dinh nước chảy lững lờ
Cắm sào trên bến đợi chờ người thương Mồi cơm câu bóng vô thường
Lục bình hoa tím cũng vương tơ hồng.
huyện Tân Định xưa (Mỹ Thịnh sau đổi thành Mỹ Hiệp, hiện nay là Chợ Cũ).
Sách ĐNNTC (QSQTN) trang 130 ghi: “Chợ Mỹ Thịnh ở huỳện Tân Định, tục gọi chợ Dinh, vì hồi đầu bản triều ba dinh Trấn Thủ, Cai Bạ và Kí Lục đóng ở đây, nên gọi thế.”
Sách ĐNNTC (đời Duy Tân) ghi: “ở xã Mỹ Hiệp huyện Tân Định, xe thuyền tụ tập, buôn bán phồn thịnh, thành nơi đô hội thứ nhất trong tỉnh hạt.” Thời vua Duy Tân (ở ngôi từ 1907-1916) cách nay gần 100 năm, chợ Dinh có xe cộ, ghe thuyền tụ tập buôn bán phồn thịnh nhất trong tỉnh Khánh Hòa xưa.
Hiện đã mở thêm Chợ Mới nằm cạnh Chợ Cũ, cả hai vẫn gọi chung là Chợ Dinh.
-Gò Dinh: nằm tại làng Phú Văn xã Ninh Trung, cách sông Lốt không xa.
Sông Dinh có nhiều phụ lưu: -Sông Cái:
Sông Cái dài độ 43km, bắt nguồn từ Núi Vọng Phu, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam băng qua địa phận các xã Ninh Tây, Ninh Sim, qua cầu Dục Mỹ, qua địa phận các xã Ninh Xuân, Ninh Bình, Ninh Phụng, qua cầu Bến Gành, rồi
Mai về Núi Vọng, Sông Dinh Hỏi thăm bốn chữ nghĩa tình sắt son.
Xuôi dòng sông Cái
Về lại Sông Dinh
Những mong tình được găp tình Nào ngờ trắc trở duyên mình dở dang.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
87
nhập vào sông Dinh tại Họng Ngã Ba (ở cuối làng Điềm Tịnh giáp ranh làng Vĩnh Phú).
Chảy từ núi Vọng Phu xa Sông Dinh sông Cái chỉ là một thôi Sông Dinh thẳng một dòng trôi Sông Cái uốn khúc giữ lời sắt son Đêm Thu núi Vọng Phu buồn Gởi về sông cũ nửa hồn trăng xưa.
Tại Cây số 5 thuộc xã Ninh Xuân có đập đúc Cây Số Năm, còn gọi là đập Bảy Xã cung cấp nước cho 7 xã: Ninh Xuân, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Hà. Vào mùa lụt dòng nước sông Cái chở phù sa đỏ ngầu chảy cuồn cuộn. Trên thượng nguồn có Thác Bay, hồ Ea Krong Rou, hồ B. Ma Đùng, hồ Suối Sim, suối Nước Nóng Dục Mỹ.
Chim qua Hòn Lách chim sà Chàng qua Sông Cái vào nhà Ninh Tây Mời chàng một miếng trầu cay
Trầu têm cánh phượng đặt khay ngô đồng Thuốc ngon quấn sợi chỉ hồng
Dù xa xôi chớ quên lòng thiếp đây.
-Thác Bay và Hồ Ea Krong Rou: thuộc xã Ninh Tây có hình dạng giống như hình một thân cây khô chỉa ra nhiều nhánh nhóc, chỗ dài nhất độ 2.5miles, chỗ rộng nhất độ 0.8mile, cách biên giới Khánh Hòa-Đắc Lắc độ 1mile, cách đường QL 21 gần 4miles. Năm 2005 hoàn tất Nhà máy Thủy điện Ea Krong Rou thuộc thôn Buôn Đun, xã Ninh Tây cách Quốc lộ 21 khoảng 8km, cách Nha Trang khoảng 60km. Nhà máy Thủy điện đặt tại chân thác. Cụm công trình đầu mối được xây dựng tại đỉnh thác thuộc nhánh suối Ea Krông Rou. Hồ chứa nước và tuyến năng lượng thuộc địa phận xã Ninh Tây.
88
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Nhìn lên núi Vọng Phu xa
Sáng ngời một dãi lụa là đẹp tươi Thác Bay uốn lượn giữa trời Nghìn năm còn hát những lời yêu thương.
Từ Thị trấn Ninh Hòa nhìn lên hòn Vọng Phu có một vệt trắng dài như ngón tay vắt lên triền núi, đó là Thác Bay.
Theo nhà thơ Điềm Ca, muốn lên Thác Bay, từ Ngã Ba Bùng Binh đi Dục Mỹ đến cây số 19 (trên Quốc lộ 21) rẽ phải vào con đường đất mới khai phá, xe hơi sẽ đưa du khách vào tận chân thác. Thác Bay nằm trên dãy núi thuộc hệ thống núi Vọng Phu ở độ cao trên 500m đổ nước xuống trắng xóa như một dãi lụa. Dưới chân thác, hồ Ea Krong Rou xinh đẹp, rộng và sâu, dòng thác từ trên cao đổ xuống hồ dội vào vách núi vang lên những tiếng boong boong dư âm kéo dài nghe tựa hồ như những tiếng chuông chùa từ đâu vọng lại.
Hiện nay Thác Bay được khởi công xây dựng thành một Trung tâm Du lịch của tỉnh Khánh Hòa, gọi là Khu Du Lịch Thác Bay và Hồ Ea Krong Rou.
Ngọc Tuyền ai đặt giữa trời Tây Xinh đẹp tuyệt vời tên Thác Bay Nhạc khúc rừng xanh vừa lắng tiếng Trăm nàng Tiên nữ trút xiêm y.
Tại địa phận xã Ninh Xuân có Suối Trầu, còn gọi là suối Đá Cùng dài độ 12km phát nguyên từ núi Tà Lang (365m) chảy vào sông Cái bằng 2 nhánh. Trên suối Trầu có đập đúc Suối Trầu và Lòng hồ Suối Trầu.
-Lòng hồ Suối Trầu: thuộc xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa. Hình dạng hơi giống hình 1 chiếc lá mép răng cưa dài độ 1.8miles, chỗ rộng nhất độ 0.7mile, cách Cầu Đỏ chừng 1.5km, cách sông Cái độ 800m, cách QL 21 độ 1km.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
89
Từ Thị trấn Ninh Hòa theo Quốc lộ 21 qua khỏi đèo Cạnh chừng 500m, bên trái có một con đường đất băng qua Cầu Đỏ dẫn du khách đến các địa danh nổi tiếng nước độc rừng thiêng đi dễ khó về như Lỗ Gáo, Bến Khế, Hòn Dù, nhưng chỉ đi chừng 500m, du khách rẽ trái, tiếp tục đi chừng 1km, khi băng qua khỏi những rẫy dưa, thuốc lá, bắp, mì... Lòng Hồ Suối Trầu hiện ra trước mặt, nước xanh biếc, gió thổi lồng lộng, bốn bề rừng núi điệp trùng.
Nhờ đập Suối Trầu ngăn nước nên Lòng Hồ Suối Trầu rộng, chứa một trữ lượng nước khá lớn cung cấp cho các xã Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Lộc... Dù không có núi cao bao bọc như Lòng Hồ Đá Bàn, nhưng nhờ gần Quốc lộ 21, gần huyện lỵ Ninh Hòa (cách độ 14km) nên rất thuận tiện cho du khách đến thăm, bơi thuyền, câu cá, bẩy heo rừng... và hít thở không khí trong lành. Giữa Lòng Hồ nổi lên những cây đại thụ chết đứng trơ cành in trên nền trời xanh đẹp như một bức tranh, chấm phá bằng những cánh cò trắng toát đậu hàng giờ không bay như thể đang suy tư về những cảnh đời biển dâu dời đổi:
Cây khiu khẳng đứng giữa dòng đời Im ắng hằng bao thế kỷ rồi
Có một cánh cò từ quá khứ
Bay về đậu mãi giữa mù khơi.
-Có một nhánh bắt nguồn từ biên giới của 3 huyện: M'Drak, Khánh Bình và Ninh Tây, dài độ 13miles chảy vào hữu ngạn Sông Cái ở phía dưới Cầu Dục Mỹ, cách Cầu Dục Mỹ độ 200m.
-Có 3 nhánh bắt nguồn từ Núi Vọng Phu chảy vào Hồ Suối Sim thuộc xã Ninh Sim dài độ 0.8mile, rộng độ 0.5mile. Từ hồ có một nhánh sông ngoằn nghoèo chảy vào tả ngạn sông Cái dài độ 3miles tại phía trên Cầu đỏ, cách Cầu Đỏ gần 1mile. Hồ Suối Sim cách QL 21 độ 2.3miles, cách Tỉnh lộ 6 độ 1.5miles.
90
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Sông Lốt:
Cá thu Đông Hải, dầu rái Ninh Sim Trái xay Dục Mỹ, trái thị Phú Diêm Đời anh di chuyển liên miên
Mùa Hè đi điệu, biển yên đi hòn.
-Sông Đục:
Ngó lên Núi Lớn, Hòn Bà
Ngó xuống Sông Đá thấy ba anh đang bừa Ba anh có vợ hay chưa?
Nếu chưa có vợ chúng em đưa miếng trầu.
Sông Đục hay sông Cây Sao, sông Đồng Hương, sông Tân Lâm, sông Đá dài độ 30km, bắt nguồn từ núi Vọng Phu (biên giới Khánh Hòa- Đắc Lắc) chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua các xã: Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Thân, Ninh Phụng rồi nhập vào sông Dinh tại Họng Ngã Ba. Sau 1975, sông Đục được cải dòng cho nhập vào sông Cái.
Mặc dù nhỏ bé vẫn là sông
Êm ả trôi qua những cánh đồng Sương khói đôi bờ tre l ãng đãng Mơ màng về tận Ngã Ba Sông.
Sông Đục băng qua cầu Cây Sao, cầu Ké, đập Điềm Tịnh, cầu Sông Đục. Sông Đục băng qua cánh đồng Ninh Thân, Ninh Phụng, nước ruộng tháo ra sông làm cho dòng nước đục quanh năm, nên sông có tên là sông Đục:
Đầu nguồn: sông Đá, Tân Lâm
Cuối nguồn: sông Đục em nằm bên thôn Tháng Giêng đồng lúa xanh rờn
Vì em chịu đục nên đồng lúa xanh.
Chèo ghe sông Lốt
Nhìn suốt Phú Gia
Bởi vì cha mẹ nói ra
Ông tơ chẳng buộc duyên ta lỡ làng.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
91
Sông Lốt hay sông Đá Bàn dài độ 37km, bắt nguồn từ biên giới Khánh Hòa-Phú Yên, chảy qua vùng rừng núi Đá Bàn, đổ vào Lòng Hồ Đá Bàn, đoạn sông này tên là sông Đá Bàn dài độ 14km. Đoạn kế tiếp tên là sông Lốt dài độ 23km, từ Lòng hồ Đá Bàn chảy qua địa phận các xã Ninh An, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Phụng, rồi nhập vào sông Dinh tại Họng Ngã Ba.
Len lỏi từ vùng rừng núi xa Dòng sông còn nặng nợ phù sa Chảy vô Hồ Đá Bàn thơ mộng Chảy xuống vực sâu thác vỡ òa.
Có 3 nhánh phát nguyên từ 3 nơi thuộc dãy núi Đa Đa biên giới Khánh Hòa-Phú Yên, nhập lại thành sông Đá Bàn chảy qua địa phận xã Ninh Sơn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, rồi chia làm 2 nhánh đổ vào Lòng Hồ Đá Bàn.
-LÒNG HỒ ĐÁ BÀN:
Lòng Hồ Đá Bàn thuộc xã Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa, chung quanh là những khu rừng nguyên sinh. Vào đầu thập niên 80, trên thượng nguồn sông Lốt có tên là sông Đá Bàn được ngăn lại bằng đập đúc xây đá chẻ gọi là đập Đá Bàn. Phía trên đập hồ nước mênh mông như biển gọi là Lòng Hồ Đá Bàn, có hình dạng hơi giống chiếc lá mép răng cưa chỗ dài nhất độ 2.5miles, chỗ rộng nhất độ 1.8miles.
Từ Lòng Hồ Đá Bàn dòng sông mang tên sông Lốt chảy qua 4 xã Ninh An, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Phụng về Họng Ngã Ba tại cuối làng Điềm Tịnh nơi tập trung của 3 nhánh sông Cái, Đục và Lốt, từ đó sông mang tên là sông Dinh.
Từ Lòng Hồ Đá Bàn, sông Lốt theo hướng Bắc-Nam chảy về Họng Ngã Ba. Có 1 nhánh rất dài bắt nguồn từ biên giới 3 tỉnh Khánh Hòa-Đắc Lắc-Phú Yên chảy qua các xã Ninh Thượng, Ninh Sơn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam rồi nhập vào hữu ngạn sông Lốt tại địa đầu xã Ninh An.
92
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Từ Ngã Ba Bùng Binh Thị trấn Ninh Hòa theo Quốc lộ 1 đi ra Lạc An độ 7.5miles, rẽ trái vào đường tỉnh lộ 7 rải nhựa đi độ 8miles men theo dòng sông Lốt đến hồ Đá Bàn. Trước khi tới nơi, một đoạn đường rừng dài độ 2km ngoằn ngoèo bò giữa một bên là núi cao, một bên là sông Lốt sâu như đáy vực sẽ làm du khách không ngớt lo lắng. Đứng trên bờ đập bê tông thấy mặt hồ như lòng chảo giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Có những địa danh như Đồi Yên Ngựa, Gộp Đá Đen, Gộp Ông Hiệu, hang Bệnh Xá...
Trên thượng nguồn của sông có nhiều bãi đá, có những tảng đá to lớn mặt bằng phẳng như mặt bàn (có thể ngồi cả chục người) nên dòng sông được gọi là sông Đá Bàn (và núi cũng được gọi là núi Đá Bàn). Nơi đây không khí mát lạnh, cây lá dày đặc che khuất ánh mặt trời. Những tiếng khỉ ho, cò gáy, vượn hú, chim kêu, thác đổ... tạo thành nhạc khúc rừng xanh hoang dã.
Tại Lòng Hồ Đá Bàn những chiều mùa Hạ dạo thuyền ngắm cảnh gió mát lồng lộng, sóng vỗ bập bềnh, có những con cá lốc tinh nghịch nhảy vọt lên mặt nước như chào đón khách du.
Hai bên bờ hồ, núi cao dựng đứng chồng chất như trường thành, xa xa những dãy núi tím thẩm tiếp nối chạy dài rồi mờ dần sau làn sương. Chiều xuống, nhường lại khoảng trời nước mênh mông cho vầng trăng, trăng hiển hiện sáng lung linh như muốn làm cho núi rừng bớt phần u tịch, và gió, gió cũng thổi nhẹ nhàng để khách du dễ dàng trải lòng mình ra giữa đêm trăng huyền ảo. Giữa đêm khuya nơi núi rừng hoang dã mặt hồ sáng long lanh như muốn chia xẻ bao niềm hạnh phúc chan chứa trong lòng của kẻ đang yêu:
Nửa đêm thuyền ngủ giữa Lòng Hồ
Gió thổi thuyền trôi chẳng bến bờ
Theo nguyệt, thuyền rơi vào huyễn ảo
Em ơi tất cả đã thành thơ!
(Đêm trăng chèo thuyền trên Lòng Hồ Đá Bàn, Vinh Hồ)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
93
Và cũng sẵn sàng cảm thông với bao tâm hồn sầu khổ cô đơn:
Chiều nay mây xám bạt ngàn
Gió lùa rét buốt vỡ tan mộng đời Mưa tràn thung lũng mù khơi
Nhạt nhòa rừng núi - lệ trời hay tôi? (Buổi Chiều Từ Giã Thung Lũng Đá Bàn, Trần Phượng Hoàng)
Trong ba sông, sông Lốt trong trẻo nhất, nhưng vào mùa mưa, dòng nước đục ngầu hung dữ chảy cuồn cuộn, kéo theo nhiều bọt bèo gỗ mục, hợp cùng sông Cái, sông Đục gây lũ lụt trong các tháng Tám, Chín, Mười ÂL.
Chảy từ biên giới Phú Yên
Chảy qua hồ Đá Bàn trên thượng nguồn Tháng Mười dòng nước điên cuồng Quang Đông, Vĩnh Phú con đường thành sông.
Trên thượng nguồn Sông Lốt tại vùng Hòa Sơn, thuộc xã Ninh An có bến Miễu, bến Cây Sung, thác Kênh Kênh, thác Dao, thác Cùi Chỏ:
Sáng đứng trên giồng Cô Bốn ngóng Chiều ngồi dưới thác Kênh Kênh trông Sông Dinh, sông Lốt tên sông ấy
Ai đặt chi hai để nặng lòng?
Tại xã Ninh Trung có bến Cây Gạo, tại thôn Phú Văn có Cầu Phú Văn hay cầu Chín Nại, tại Phú Bình có xe nước Ông Tổng Sáu, bến Năm Lý hay bến Sau Chùa, tại Điềm Tịnh có bến Năm Son, bến Năm Xanh, bến Ông Tạ, bến Mù U, bến Bà Đa.
94
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Chờ em trên bến Mù U
Bên kia cồn cát ai ru con buồn? Hàng tre lả ngọn chiều buông
Tàu qua cầu sắt thêm thương nhớ người.
Bến Mù U: những thập niên 1950 thật thâm u hoang vắng, phía Quang Đông tre và sanh rập rạp, phía Điềm Tịnh 1 bãi cát dài, dòng nước chảy trong vắt nhìn thấy đáy, không phải như bây giờ mặt sông tù hãm rong rêu, còn bãi cát thì đã ban thành ruộng.
Bến Mù U bóng thâm u
Rễ sanh thòng xuống ma đu quỷ ngồi Dòng sông cuồng nộ tháng mười Bọt bèo lớp lớp nổi trôi giữa dòng.
Bến Bà Đa: có 1 cây sung đứng nghiêng nghiêng, trái đeo lủ khủ. Từ khi bến Mù U nước sâu lút đầu không lội qua được, bến Bà Đa thay thế. Dân chúng làng Điềm Tịnh đi chợ Dinh băng qua bến này. Vào mùa nước lũ, có cô Năm Miên đưa đò. Sau 1975 quay về quê cũ vẫn còn đó cô lái đò xưa. Từ Bến Bà Đa nhìn thấy Họng Ngã Ba, nên người ta sợ lỡ hỏng chân nước trôi xuống đó thì coi như tiêu đời.
Trên bờ sông, ngôi mộ neo đơn của Ông Thầy Giáo qua sông chết đuối ngày nào càng làm cho Bến Bà Đa thêm ảm đạm mỗi khi chiều xuống khiến dân chúng lạnh cẳng ít người dám lội qua sông một mình. Lại có tin đồn đãi bến này có ma da kéo cẳng lôi xuống Họng Ngã Ba.
Bến Bà Đa có ma da
Qua sông bóng xế chiều tà không nên.
Họng Ngã Ba: ở cuối làng Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, sâu và rộng, bên kia là nghĩa địa chùa Kỳ, Mỹ Hiệp, quanh năm thanh vắng, ai qua cũng khó tránh khỏi cảm giác sờ sợ. Sâu bao nhiêu không rõ, nhưng cư dân Điềm Tịnh bao đời chưa có ai dám cút xuống tận đáy. Đây là vương quốc của cây sanh rậm rạp hoang dã, gốc rễ sù sì treo lòng thòng chằng chịt tăng thêm vẻ huyền bí cho Họng Ngã Ba nơi 3 con sông không hẹn mà gặp nhau tại 1 điểm.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
95
Họng Ngã Ba sâu mấy sào?
Nước xoáy lòng chảo ba đào cuồng phong Ba sông hợp lại một dòng
Qua cầu gió mát, qua đồng lúa xanh.
Đó là trước 1975, bây giờ chỉ còn là Họng Ngã Hai của sông Cái và sông Lốt, vì con sông Đục đã được cải dòng cho nhập vào sông Cái.
Từ Họng Ngã Ba, sông mang tên sông Dinh tiếp tục chảy qua Cầu Sắt, Cầu Dinh, Thị trấn Ninh Hòa, Cầu Mới Cải lộ tuyến, cầu Chợ Nhỏ Ninh Phú-Ninh Giang, chảy qua địa phận các xã Ninh Giang, Ninh Phú rồi ra cửa Hà Liên, vịnh Nha Phu; đoạn này dài độ 8km, có bến Bà Lép, bến Ông Đùm, lỗ lở Nhà Thờ. Đập Chị Trừ mới xây cách cầu Dinh 300m về phía hạ lưu nối Vĩnh Phú và Xóm Rượu cấp nước cho xã Ninh Đa, Ninh Hiệp. Đập Lá Ông Tư gần Cầu Mới Cải lộ tuyến giữa Ninh Giang, Ninh Đa và Thị trấn Ninh Hòa. Đập đúc Ninh Giang cấp nước cho xã Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Phú. Đập Bờ Trang thuộc làng Bằng Phước xã Ninh Phú. Tại cửa Hà Liên thuộc xã Ninh Hà, sông Dinh mở rộng, chỗ rộng nhất tới 600m.
Sông Dinh nước chảy lờ đờ Trông chồng tin nhạn mịt mờ non tây.
Trên đoạn đường dài 2.5miles trước khi đổ ra biển, Sông Dinh lại có thêm 4 nhánh nữa nhập vào:
-Một nhánh từ Xã Ninh An chảy qua địa phận xã Ninh Phú theo hướng Bắc-Nam rồi chạy dọc sát chân núi Hòn Hèo trước khi đổ vào tả ngạn Sông Dinh, nhánh này dài độ 4.5miles.
-Một nhánh từ Hồ Tiên Du chảy qua Ninh Phú rồi chia làm 2 nhánh nhỏ, 1 nhánh nhỏ nhập vào tả ngạn Sông Dinh tại cửa Hà Liên, 1 nhánh nhỏ khác chảy ngược về phía núi Hòn Hèo đổ ra Vịnh Nha Phu cách Cửa Hà Liên độ 1mile.
96
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Bắt nguồn từ đỉnh Ba Non
Qua hồ qua trảng qua truông qua ghềnh Thác Dao, Cùi Chỏ, Kênh Kênh Chảy qua Giồng Cốc, về bên Cung Hòa Thạch Sơn, Quảng Thiện, Phú Gia Xuống Mù U, Họng Ngã Ba nhập bầy Sông Dinh tên gọi từ đây
Đẹp như ngọc thủy tháng ngày nhẹ trôi Nghĩa sông gắn bó đời đời
Tình sông êm ả như lời mẹ ru.
Hồ Tiên Du: nằm trên dãy núi Hòn Hèo giữa 2 xã Ninh Phú và Ninh Phước có hình dạng hơi giống Châu Mỹ, bề dài độ 2miles, chỗ rộng nhất độ 0.5mile.
-Một nhánh từ Ninh Giang nhập vào phía hữu ngạn Sông Dinh.
-Một nhánh từ Hòn Bà (cao 1,356m) có gần 20 chi lưu lớn nhỏ đổ vào (thuộc khu vực xã Ninh Tân) khi qua khỏi đường TL8, nhánh này chảy theo hướng Tây–Đông băng qua khu vực xã Ninh Hưng, khi đến đường xe lửa thuộc Ninh Hưng và Ninh Quang lại chuyển hướng Tây Bắc–Đông Nam, khi đến địa phận xã Ninh Hà lại chuyển hướng Tây-Đông rồi chia làm hai nhánh cùng đổ vào hữu ngạn Sông Dinh.
Từ đập Hồ Suối Trầu có 1 con mương lớn chảy qua Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Hà rồi nhập vào nhánh trên trước khi băng qua đường xe lửa.
Nhà bậu ở tận Ninh Hà
Muốn vô Tân Tế phải qua nhịp cầu Trước nhà trồng một cây cau
Mà sao chẳng thấy dây trầu leo lên Lâu rồi qua có ước nguyền
Ông tơ bà nguyệt kết duyên cau trầu.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
97
Tóm lại, sông Dinh tuy nhỏ, nhưng có đến 7 phụ lưu bắt nguồn từ: Hòn Hèo, Hòn Bà, Hòn Vọng Phu, hòn Đa Đa - 4 dãy núi lớn và dài như trường thành bao quanh huyện Ninh Hòa nên vào mùa mưa, tứ phương đổ nước về thoát không kịp gây lũ lụt triền miên. Tại cửa sông Dinh rộng độ 600m, phù sa màu mỡ bồi đắp cả 1 vùng rộng lớn bề dài độ 2miles, bề rộng độ 1.5miles là xứ sở của con ốc làm mắm suốt (xúc) ăn với sứa, đậu phọng rang, rau tía tô, bánh tráng nướng, món ăn đặc sản có một không hai của xứ Ninh.
Bắp mỡ Ban Thuột
Mắm suốt Hà Liên
Dừa xiêm Vạn Thiện
Sứa biển Đông Hà
Đời em sương gió xông pha
Sáng lên Chợ Mới, chiều tà Chợ Dinh.
Sông Dinh chảy qua Thị Trấn Ninh Hòa là trái tim của huyện nên đã trở thành một hình ảnh êm đềm mát ngọt trong lòng người Ninh Hòa, đôi khi cũng là nỗi niềm tâm sự của khách tình si:
Sông Dinh có ba ngọn nguồn
Tìm em lội suối băng truông dãi dầu Tìm em chẳng thấy em đâu? Dưới sông nước chảy, trên cầu xe qua Tìm em ngày tháng phôi pha Trăng xưa bến cũ sương sa lạnh lùng.
Trong bài "Sông Dinh Qua Thơ Ca" đăng trên www.ninh- hoa.com, tác giả Dương Tấn Long viết:
"Tính đến cuối năm 2003, tôi đã có trong tay hơn 70 bài thơ, văn, biên khảo nói về sông Dinh, một số lượng đáng nể! Chưa chắc gì những con sông lớn khác trên đất nước Việt Nam có số bài thơ, văn nhắc đến nhiều như vậy."
98
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Và đến thời điểm viết bài này, số tác phẩm và tác giả nặng lòng với sông Dinh còn tăng lên nữa.
Người đầu tiên nhắc đến sông Dinh, tưởng không ai khác hơn Hình Phước Liên:
Bình thường bình thường thôi, như dòng sông Dinh trôi... Nhưng nếu tôi xa dòng nước xanh quê nhà
Thì trọn đời tôi sẽ nghèo đi nỗi nhớ
Như con sông phơi bãi cát hoang cằn khô
(Ơi Con Sông Dinh, nhạc Hình Phước Liên)
Ôi chao! Nghèo tiền nghèo bạc, nghèo từ ái nghĩa nhân... giờ lại nghèo thêm nỗi nhớ? Đã bao năm qua, dòng sông Dinh vẫn chảy trôi lặng lờ trong cõi miền vô thức sầu muộn, để rồi hôm nay một cái nhìn mới của một nữ tác giả mới đương độ tuổi trăng tròn, từ vùng đất Tự Do bên kia nửa vòng trái đất vang lên...
Trong tôi, con sông Dinh đột nhiên chuyển mình đầy nữ tính và sáng tạo. Bãi cát hoang cằn khô biến mất nhường chỗ cho sắc màu dịu dàng, lung linh, diễm ảo của tuổi trẻ, ước mơ, hy vọng và đổi mới:
Bèo sông Dinh trông đẹp lắm
Tím xanh nụ vàng nhè nhẹ trôi...
(Bèo sông Dinh, thơ Nguyễn Phương Linh)
Ơi Con Sông Dinh! Tiếng gọi thầm người yêu dấu... Nay được Phan Đông Thức lặp lại như một điệp khúc tình muôn thở:
Đến Mỹ Hiệp em tên gọi sông Dinh Ngoan ngoãn chậm nguồn bên bờ Vĩnh Phú Em là gương soi bao làn tóc rũ
Tà áo trinh nguyên nhịp bước qua cầu. (Giòng Sông Tình Tự, thơ Phan Đông Thức)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
99
Thời tiền chiến, Nam Trân đến Huế làm thơ ca ngợi sông Hương:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Chiếc thuyền nan, hàng phượng vĩ và cô gái Kim Luông yểu điệu chèo... đã làm cho dòng sông Hương thêm xinh đẹp trữ tình! Nay Phạm Tín An Ninh đến Ninh Hòa làm thơ ca ngợi sông Dinh:
Con sông Dinh chảy qua cầu Sắt Mùa Hè Ninh Hòa nắng mờ con mắt Tôi đứng nhìn em đội nón qua cầu. (Gởi cô học trò bên sông Dinh thuở ấy, Thơ Phạm Tín An Ninh)
Ánh nắng Hè và cô nữ sinh ngây thơ mặc áo dài trắng, đội nón trắng qua cầu... đã tô điểm cho dòng sông Dinh thêm êm đềm thơ mộng. Và ở nơi phương trời xa có một người cũng vừa phân vân tự hỏi:
Sông Dinh, sông Lốt tên sông ấy Ai đặt chi hai để nặng lòng? (thơ Vinh Hồ)
2. SÔNG CẦU LẮM:
Tên chữ là Ngọc Sơn, dài độ 16km, phát nguyên từ Hòn Bà (cao 1,356m), trước khi ra Vịnh Nha Phu, sông chia làm hai nhánh chảy ra 2 cửa khác nhau mà Hòn Vung nằm ở giữa. Hai cửa này cách nhau độ nửa mile, và cách cửa Hà Liên sông Dinh độ 0.8mile. Sông Cầu Lắm có 2 phụ lưu:
-Sông Chợ: chảy qua Đồng Lau, Tân Hưng , Phước Mỹ, Phụng Cang.
-Suối Bàu Sấu: chảy qua Trường Lộc, Thuận Mỹ rồi nhập vào nhánh trên ở Thạnh Mỹ.
100
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Trên thượng nguồn, sông Cầu Lắm có Suối Cát và Suối Đá Xẻ. Suối Đá Xẻ nằm trong địa phận xã Ninh Lộc, có Trường Bơi và Hồ Đá Xẻ là 2 thắng cảnh. Trên Suối Cát nằm ở địa phận xã Ninh Hưng có Ao Bà Thiên Y A Na, phong cảnh thật là kỳ mỹ.
Sông Cầu Lắm chảy ngập ngừng Chảy về Trường Lộc, Tân Hưng mây mù Chảy về cuối vịnh Nha Phu
Tìm em chỉ thấy trăng Thu giữa dòng.
3. SÔNG GĂNG:
Bắt nguồn từ Vạn Khê chảy ra cửa Tân Thủy.
Lên đèo Rọ Tượng sương giăng
Bên kia Tân Thủy, Sông Găng xanh dòng Thương em từ thuở ẵm bồng
Đến khi khôn lớn phượng hồng có đôi.
4. SUỐI BA HỒ:
Suối Ba Hồ dài trên 9km, phát nguyên từ núi Hòn Son (cao 660m) chảy xuống thôn Phú Hữu, đổ ra vịnh Nha Phu. Trên thượng nguồn có 2 nhánh: 1 nhánh dài độ 1.5miles, 1 nhánh nhỏ hơn bên tả ngạn dài độ 1mile hợp nhau tại một ngã ba chảy xuống. Phía dưới ngã ba này là Hồ Ba, rồi tới Hồ Nhì và Hồ Nhất: thắng cảnh của xứ Ninh, hiện là Trung Tâm Du Lịch Ba Hồ.
Từ Ninh Hòa qua đèo Rọ Tượng
ậu
Hồ điểm du lịch sinh thái gồm lội suối, leo núi, đi rừng. Từ Hồ Nhất lên Hồ Nhì xa khoảng 1km. Từ Hồ Nhì lên Hồ Ba xa khoảng 300m đá dựng cheo leo. Phía dưới Hồ Nhất độ 1km có xây đập chứa nước, chỗ rộng nhất trên 300m. Khu vực Hồ Nhất có hệ thống cầu gỗ chạy dọc bờ hay băng qua suối để khách du đi dạo ngắm cảnh.
Ích, huyện Ninh Hòa) có con đường rẽ phải đi khoảng 4km
đến thôn Phú Hữu (xã Ninh
đến điểm đ
xe, bắt đầu hành trình khám phá cảnh đẹp Ba
, địa
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
101
Ba Hồ nước nhược non bồng
Ai lên mà chẳng nghe lòng ngất ngây? Ba Hồ nắng đẹp như rây
Trên: cây đá dựng, dưới: mây khói lồng.
5. NHÌN CHUNG:
Sông ngòi xứ Ninh hầu hết đều ngắn, hẹp và cạn. Mùa nắng nhiều đoạn sông phơi những bãi cát hoang cằn khô. Nhưng vào mùa mưa, chỉ cần 3 ngày mưa núi là có lụt, nước ngập trắng đồng, tuy nhiên chỉ sau một hai ngày là nước giựt để lại bùn non, có chỗ ngập tới mắt cá tăng độ màu mỡ cho ruộng vườn.
Xứ Ninh năm nào cũng có lụt. Lụt nhỏ thì vô tới cửa ngõ. Lụt lớn thì ngập nhà ngập cửa khổ sở trăm bề.
Trận lụt năm Giáp Thìn (1904), năm Mậu Ngọ (1918), năm Giáp Tý (1924), năm Giáp Thìn (1964) vẫn còn in đậm trong ký ức của người dân xứ Ninh với bao thiệt hại to lớn về vật chất, nhân mạng:
Nghĩ về năm Ngọ mà kinh
Nắng hạn mấy tháng thình lình lụt to Nghĩ qua năm Tý mà buồn
Tháng Chín bão lụt ruộng vườn tan hoang Nhà rường cho chí nhà ngang
Giựt rui, trốc nóc, cả làng sạch trơn.
Chính vì thế mà người xứ Ninh quanh năm sống trong âu lo chồng chất:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm
Trời im bể lặng mới yên tấm lòng. (ca dao)
102
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Những câu tục ngữ ca dao sau đây có tác dụng nhắc nhở, chia xẻ hay cũng chính là nỗi ám ảnh:
Vẫy trút thì mưa Nhả bừa thì nắng Hòn Hèo đội mũ, Mây phủ Đá Bia Cóc nhái kêu lia, Trời mưa như đổ
Tháng Bảy nhìn ra, Tháng Ba nhìn vào
Người xứ Ninh phải gánh chịu bao cảnh tai trời ách nước, trời hành cơn lụt mỗi năm, bất kể ngày Xuân hay tháng Hạ:
Tháng Giêng trời chẳng thương người khổ Áo rách giơ lưng đứng giữa đồng.
Dù có áo rách giơ lưng đứng giữa đồng hay chén cơm ăn chan bằng nước mắt, người dân quê tôi vẫn không bao giờ thôi nhớ thương dòng sông quê hương, nơi có tình làng nghĩa xóm và con người luôn sống gắn bó với con trâu đồng ruộng.
Cả đời chôn chặt với dòng sông Yêu mến con trâu, quý ruộng đồng.
VINH HỒ
(Orlando, tháng 9/2004)
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
103
104
Biển, bờ biển, hải đảo Ninh Hòa - Ảnh: Hải Lộc
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
CHÖÔNG 5: NINH HOØA:
BIEÅN, BÔØ BIEÅN, HAÛI ÑAÛO - Vinh Hoà
I. BIỂN NINH HÒA:
Biển tỉnh Khánh Hòa gồm: Vũng Rô, Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Phu, Vịnh Cù Huân, Vịnh Cam Ranh, trải dài trên 120km. Vịnh là phần biển ăn sâu vào đất liền. Trong vịnh có vũng và cửa biển.
Biển huyện Vạn Ninh gồm Vũng Rô và phần lớn vịnh Vân Phong.
Biển huyện Ninh Hòa gồm phần nhỏ vịnh Vân Phong và toàn thể vịnh Nha Phu.
1. Vịnh Vân Phong:
Vịnh Vân Phong chiều ngang trung bình trên 15miles, chiều dài chạy dọc bờ trên 40miles
ề
Vịnh Vân Phong có Vũng Trâu Nằm gần Tu Bông, Vạn Ninh; Vũng Bến Gội thuộc Vạn Ninh; Vũng Hòn Khói và Vũng Cây Bàng ở cuối dãy Phước Hà Sơn thuộc Ninh Hòa.
Thuyền ra cửa vịnh Vân Phong Nghe hò kéo lưới mà lòng nhớ ai?
là vịnh lớn nhất tỉnh Khánh
Hòa. Sách “Đại Nam nhất thống chí” trang 17 ghi:
“Hòn Vân Phong: ở cách huyện Quảng Phúc 28 dặm v
ề phía đông bắc, tục gọi Hòn Khói, đầu đời trung hưng, thuyền nhà vua đến đóng ở Hòn Khói, tức là chỗ này. Năm Minh
Mạng thứ 6 đổi tên hiện nay.”
Vân là mây, Phong là đỉnh núi, Vân Phong là đỉnh mây. Địa danh Vân Phong ra đời năm 1825 triều vua Minh Mạng, là
tên mới của ngọn núi Hòn Khói nằm trên bờ vịnh.
được dùng để gọi tên vịnh: Vịnh Vân Phong. Như vậy 2
T
ên núi v
Trong
sau
Vân Phong là tên của núi mà cũng là tên của vịnh.
chữ
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
105
Lên núi Ổ Gà
Nhìn ra đèo Cổ Mã
Lờ mờ Vạn Giã, Tu Bông Sợ rằng cha mẹ nói không
Em chờ, anh đợi uổng công đôi đàng.
-Một vòng thăm vịnh Vân Phong: Du khách sẽ gặp nhiều đảo nhỏ như: hòn Mao, hòn Một, hòn Bịp (Điệp Sơn), hòn Vung, hòn Gà, hòn Đụng, hòn Mài, hòn Me.
Men theo bờ biển phía Nam Hòn Lớn sẽ gặp mũi Hòn Đen, ngoài khơi có đảo Hòn Thâm, mũi Gành Rồng, đi một quãng gặp bãi Giầm, ngoài xa có đảo hòn Tai.
Đến đây, xem như đã đi dạo một vòng khắp Vịnh Vân Phong với nhiều cảnh trí kỳ thú lạ lùng. Có những cái hang ngoảnh mặt ra biển, từng làn sóng đưa bọt nước trắng xóa tràn lên phiến đá ngày này qua tháng nọ làm cho mặt đá phẳng lì. Nằm trong những hang đá này nhìn ra biển lòng cảm thấy chơi vơi nhẹ nhàng không còn muốn trở về với cảnh đờI bận rộn nơi đất liền nữa. Bây giờ thì không biết như thế nào, nhưng khoảng 40 năm về trước, những con sơn dương rất dạn dĩ sẽ đến bên cạnh khách du để được vuốt ve mà không biết sợ sệt là gì. Sở dĩ giống vật này không biết sợ người là vì dân đảo bao đời sống bằng nghề chài lưới có tín ngưỡng tin rằng các Đấng Thần Linh cho họ bắt cá dưới biển để ăn, còn những con vật trên đảo là của các Ngài nuôi để làm cảnh, không ai được sát hại, nếu ai xúc phạm thì sẽ bị trừng phạt nặng nề.
2. Vịnh Nha Phu: (còn gọi là Đầm Nha Phu):
Vịnh Nha Phu bề ngang ngoài khơi độ 4.5miles, bề ngang tiếp giáp đất liền độ 3miles, chiều dài trung bình độ 13miles có cửa Hà Liên (cửa sông Dinh) nơi ghe thuyền ra vào buôn bán. Đứng trên đèo Rọ Tượng nhìn thấy hầu như trọn vẹn
106
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Nha Phu mặt vịnh màu xanh Ghe em lẻ chiếc sao anh hững hờ?
khu vực vịnh Nha Phu chạy dọc bán đảo Phước Hà Sơn (bán đảo Hòn Hèo) vòng qua Ngọc Diêm giáp vũng Lương Sơn thuộc huyện Vĩnh Xương. Nếu tiếp tục đi vòng qua chân núi Hòn Khô đến mũi Khe Gà sẽ gặp bờ biển Đồng Đế với thôn Ba Làng (thành lập năm 1955) thuộc xã Vĩnh Hải. Rời Ba Làng đến Hòn Chồng, một thắng cảnh của thành phố biển Nha Trang.
Vịnh Nha Phu là một thắng cảnh tuyệt vời bởi gần QL1 lại có nhiều bãi tắm mịn màng, nhiều hải đảo thơ mộng, cộng với dãy núi Hòn Hèo ăn ra tận vịnh làm cho bờ vịnh thêm liêu trai dị ảnh kỳ hình. Cả vùng này hiện nay có nhiều Khu Du Lịch nghỉ dưỡng độc đáo đã được quốc tế không tiếc lời khen ngợi.
Dựa lưng vào Phước Hà Sơn
Ninh Vân lớp lớp mây vờn sóng xô
Bãi bờ đá dựng lô nhô
Xa xa đảo nổi cơ hồ cảnh tiên
Êm đềm sóng lượn sơn xuyên
Đất trời non biển sương yên giao hòa Bồng lai tìm ở đâu xa?
Ninh Vân mây trắng, Vịnh Nha đảo vàng.
II. BỜ BIỂN NINH HÒA:
Bờ biển Khánh Hòa hơi cong lưỡi liềm, phần lưỡi đưa ra biển. Sách Non Nước Khánh Hòa viết:
"Trong các tỉnh miền Trung không mấy nơi có được một bờ biển đẹp như bờ biển Khánh Hòa. Cong queo lồi lõm đến non 200 cây số từ Vũng Rô vào đến hải cảng Cam Ranh, bất cứ chỗ nào bờ biển cũng hiến cho du khách những bức tranh thiên nhiên ngắm mãi không chán."
Dãy núi Varella, bán đảo Bàn Sơn, bán đảo Phước Hà Sơn ăn ra tận Biển Đông làm cho bờ biển xứ Vạn, xứ Ninh đẹp như một bức tranh sơn thủy.
Sơn xuyên phong cảnh là đây Non cao bia tạc đá xây nghìn trùng.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
107
Rời Đại Lãnh với bờ cát trắng mịn, du khách sẽ đến bờ biển Cổ Mã lởm chởm đá. Sát bờ có một hòn đảo nhỏ đầy đá tên là Hòn Gầm. Qua khỏi đèo Cổ Mã bờ biển xa dần Quốc lộ 1 và thiết lộ. Từ chân đèo Cổ Mã (tại Ninh Mã) một dãi cát trắng chạy thẳng ra biển theo hướng Đông Nam, kế tiếp là núi đồi liên kết 1 dãy dài, tạo thành bán đảo Bàn Sơn dài độ 19miles trong nhỏ, ngoài to, có các địa danh nổi tiếng như Hòn Lớn, Cửa Vạn, Đầm Môn, Hòn Gầm, Mũi Hòn Ngang, Truông Tràm...
Bờ biển từ Tu Bông đến Vạn Giã bằng phẳng, những vườn dừa ngã bóng in trên bờ cát trắng phau.
Bờ biển từ vũng Trâu Nằm đến vũng Hòn Khói thấp, hình cong lưỡi liềm toàn cát trắng. Tại Xuân Tự có một thắng cảnh mới được tạo lập, đó là Điện Nam Hải Quan Âm và Chùa Giác Hải.
Từ Xuân Tự đi vào bờ biển vẫn đẹp như tranh:
Cửa Đò Hòn Khói xa xăm
Kinh ngoài Hòn Đỏ, kinh trong Bãi Trầy.
Bờ biển Ninh Hòa bắt đầu từ Vũng Hòn Khói lần lượt tiếp giáp với các xã Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Thủy, Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Phú, Ninh Hà, Ninh Lộc. Ninh Ích. Cuối thôn Ngọc Diêm là ranh giới của Ninh Hòa-Vĩnh Xương.
-Bán đảo Hòn Khói:
108
Hòn Khói là chiếc móng Rồng Thanh Long hí thủy núi sông biển trời Cùng về phó hội vui chơi
Mây bàng bạc, khói sáng ngời Vân Phong.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Đứng trên dốc Đá Trắng
Nhìn ra Vạn Thắng, Tu Bông
Sợ rằng xa mặt cách lòng
Thấy cam quên bưởi uổng công em chờ.
Bán đảo Hòn Khói tựa như ngón tay cái nhô ra biển theo hướng Bắc, che chắn cho vũng Hòn Khói, ngoài khơi có Hòn Ninh Đảo (tức hòn Lớn) có hình thù như một kiều nữ nằm dài trên sóng nước án ngữ, nhờ thế mà tàu thuyền vào vũng Hòn Khói được bảo đảm. Theo phong thủy, Hòn Khói (thuộc bán đảo Phước Hà Sơn) có địa cuộc đại kiết hình chiếc Móng Rồng đưa ra biển dài độ 4km có 2 mũi nhọn: 1 hướng về phía bắc, 1 hướng về phía đông.
“Chiếc móng rồng” ôm trọn xã Ninh Hải, 1 nửa xã Ninh Thủy, 1 nửa xã Ninh Diêm, và 1 phần nhỏ xã Ninh Thọ.
-Chợ Ninh Diêm nằm ở vị trí trung tâm Hòn Khói là một thị trấn miền biển sung túc trù phú, nhà cửa phố xá san sát, buôn bán sầm uất, cách huyện lỵ Ninh Hòa độ 8.5miles đường bộ, cách Vạn Giã độ 8miles đường biển.
Trước năm 1930, Hòn Khói là Tổng Hà Ngoại trực thuộc huyện Vạn Ninh gồm các làng: Đông Hà (Rớ), Đông Hòa (Xóm Bà Đỏi), Đông Hải (mũi Hòn Khói nằm tại làng này), Đông Cát (Xóm Cát), Bình Tây (Xóm Đò), Thạnh Danh, Phú Thọ và Bá Hà (Cồn Cạn). Từ Hòn Khói đi Vạn Ninh có ghe đò nằm tại bến đò Bình Tây.
Thuyền ra Vạn Giã chỉ hai ngày Rồi quay về bến đò Bình Tây Anh vái van trời yên bể lặng Cho duyên mình đẹp miếng trầu cay.
Ngày nay, hai chữ Hòn Khói được dùng để gọi chung cho cả bán đảo Phước Hà Sơn, tức bán đảo Hòn Hèo bao gồm 7 xã như sau:
-Xã Ninh Hải gồm các thôn: Đông Hải, Đông Hà, Đông Hòa, Đông Cát, Bình Tây. Hiện đã thành trụ sở UBND đóng tại Bình Tây.
Ninh Hải có diện tích 8.03 km2,
dân số năm 1999 là 7,327 người, mật độ dân số đạt 912
người/km2.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
109
Phường:
-Xã Ninh Diêm gồm các thôn: Thạnh Danh, Phú Thọ Chánh Thanh, Chánh Bình. Hiện đã thành trụ sở UBND đóng tại Phú Thọ.
-Xã Ninh Thủy gồm các thôn: Bá Hà, Ngân Hà, Thủy Đầm. Hiện đã thành trụ sở UBND đóng tại Tổ dân phố Phú Thạnh.
-Xã Ninh Phước gồm các thôn: Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang. Trụ sở UBND xã đóng tại Ninh Yển.
-Xã Ninh Vân gồm thôn Đông, thôn Tây (...) Trụ sở UBND xã đóng tại thôn Đông. Xã Ninh Vân thành lập năm 1981 có diện tích 44,51 km2, dân số năm 1999 là 1,350 người, mật độ dân số 30 người/km2.
-Xã Ninh Phú gồm thôn Văn Định Hạ, Bằng Phước, Hội Phú, Phú Điền, Tiên Du, Lệ Cam. Trụ sở UBND xã đóng tại Hội Phú.
-Xã Ninh Thọ: gồm các thôn: Lạc Bình Lạc Ninh, Lạc An, Chánh Thanh, Ninh Điển, Xuân Mỹ. Trụ sở UBND xã đóng tại Lạc Bình.
Nơi nào thủy tú sơn minh?
Thưa rằng Hòn Khói địa linh móng Rồng Soi mình cuối vịnh Vân Phong
Dựa lưng núi Phước Hà trông biển trời Thủy Đầm, Đông Hải mây trôi
Đông Hòa khói tụ thuyền rời cảng đi.
Phường:
Ninh Diêm có diện tích 24,65 km2,
dân số năm 1999 là 8,000 người, mật độ dân số đạt 325
người/km2.
Ninh Thủy có diện tích 16,17 km2, dân số năm
1999 là 10,813 người, mật độ dân số đạt 669 người/km2.
Ninh Phú có diện tích 58,47 km2, dân số năm 1999
là 5,842 người, mật độ dân số đạt 100 người/km2.
Ninh Thọ có diện tích 26,88 km2, dân số năm
1999 là 6,841 người, mật độ dân số đạt 255 người/km2.
-Ngày 25/10/2010, huyện Ninh Hòa được nâng lên thành thị xã Ninh Hòa.
Tại Hòn Khói có 3 xã: Ninh Diêm, Ninh Hải, Ninh Thủy đã được nâng lên thành phường.
110
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Phường:
Từ Ngã Ba Bùng Binh Ninh Hòa trên QL1 đi về hướng bắc đến đỉnh đèo Bánh Ít độ 4,5km.
-Từ đỉnh đèo Bánh Ít đổ dốc độ 400m có đường QL26 rẽ phải chạy về địa phận các xã: Ninh Đa, Ninh An, Ninh Thọ , Ninh Diêm, Ninh Thủy, Nhà máy xi măng Hòn Khói.
-Từ đỉnh đèo Bánh Ít đổ dốc độ 1km có đường DT 652B rẽ phải lần lượt chạy về địa phận các xã: Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Diêm khoảng 8km là đến Ngã Ba chợ Ninh Diêm.
-Từ Ngã Ba chợ Ninh Diêm rẽ trái vào đường Hòn Khói khoảng hơn 2km là đến địa phận xã Ninh Hải, rẽ phải vào đường Hà Huy Tập 1 đoạn hơn 1,6km sẽ đến bãi biển Dốc Lết thuộc làng Đông Cát xã Ninh Hải.
-Từ Ngã Ba chợ Ninh Diêm rẽ trái vào đường Hòn Khói đi thẳng độ 5km sẽ đến khu vực Cảng Hòn Khói, Lầu Ông Hoàng, Chùa Long Hải, thuộc xã Ninh Hải.
-Từ Ngã Ba chợ Ninh Diêm rẽ phải vào đường Lê Hồng Phong/1B lần lượt đi 1km đến địa phận xã Ninh Thủy, đi tiếp 8km đến địa phận xã Ninh Phước, đi tiếp 13km đến địa phận xã Ninh Vân, đi tiếp 1 đoạn đường đèo quanh co khúc khuỷu hơn 11km sẽ đến khu dân cư Đầm Vân.
-Xin trở lại, từ Ngã Ba chợ Ninh Diêm: con đường Lê Hồng Phong khi qua khỏi chùa Khương Hội Long Hà bẻ 1 góc 90 độ chạy về hướng nam đến chợ Ninh Thủy, đến Ninh Thủy Tourist Village, đến Nhà máy Xi măng Hòn Khói (thuộc Ninh Thủy), đến Miếu Bà Hai, đến Câu Lạc Bộ Thủy Thủ.
Cách Nhà máy Xi măng Hòn Khói về hướng Nam độ 600m có 1 cái hồ dài độ 1,600m, chỗ rộng nhất độ 300m.
Qua khỏi Ngọn đồi Hải đăng Hòn Khói thuộc xã Ninh Thủy chừng 3.5km sẽ vào địa phận xã Ninh Phước.
-Xã Ninh Phước:
Bờ biển Ninh Tịnh, xã Ninh Phước dài hơn 3km có nhiều đoạn tương đối bẳng phẳng, cát trắng mịn màng, nước trong leo lẻo, núi ra sát biển, có Phước.
bãi sạch đẹp lài lài ra xa cả 100m, sóng nhẹ,
Khu Du lịch Sinh thái Ninh
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
111
-Khu Du lịch Sinh thái Ninh Phước (Wild Beach Resort & Spa): rộng hơn 70 héc ta, tọa lạc tại thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, được xây dựng theo phong cách cổ điển, bao quanh là một khu rừng nhiệt đới, có bãi biển hoang sơ xinh đẹp và một hệ thống sinh thái phong phú, yên tĩnh. Có nhiều thác nước, suối, hồ trên núi, có vườn trái cây, rặng san hô cùng nhiều sinh vật biển.
Từ bãi biển Ninh Tịnh đi tiếp sẽ gặp 1 ngọn đồi lấn ra biển, qua khỏi mũi đá lô nhô chồng chất sẽ gặp 1 bãi cát trắng tuyệt đẹp gọi là “Empty Beach”.
Trong địa phận xã Ninh Phước, đường 1B tiếp tục chạy 1 đoạn chừng 1mile sẽ đến Nhà khách Huyndai Vinashin, Bến xe HVS, Nhà Máy Đóng Tàu Huyndai (Hyundai Vinashin Shipping Co.), đến ngã ba đường đi Chùa Long Giang + đảo Mỹ Giang (đoạn băng qua biển dài độ 500m). Qua khỏi Wildbeach Resort & Spa Ninh Phước, đường 1B mang tên mới là DT 652D tiếp tục đến bãi tắm Jungle, Wildbeach Resort & Spa Nha Trang, Bãi tắm Wild. Tiếp 1 đoạn nữa sẽ đến ranh giới xã Vinh Vân. Từ đây tiếp tục lộ trình dài hơn 11km sẽ vào khu vực dân cư Đầm Vân thuộc xã Ninh Vân là hết đường DT 652D. Cuối bờ vịnh Ninh Vân có khu Contemporary Art Gallery.
-Xã Ninh Vân:
Cùng chữ Ninh, Ninh Vân là xã Thế nhưng Ninh Tịnh lại là thôn Về Ninh Diêm, Ninh Hải nghe đồn Bãi Ninh Tịnh non ôm lấy biển.
Xã Ninh Vân thành lập năm 1981 nằm ở cuối bán đảo sau lư Trước kia
ền, từ năm 2011, có phóng 1 con đường đèo mang tên DT 652D từ xã Ninh Phước quanh co uốn khúc như con rắn ộ đến Ninh Vân bên núi,
bên biển , lâu lâu hiện ra
Hòn
Hèo
ng là núi, trước mặt là biển.
việc ra vào
Ninh Vân đều đi bằng thuy
112
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
dài đ
11km
một bãi biển hình vòng cung cát
trắng mịn màng, hay những ghềnh đá cheo leo. Đến cuối chặng đường đèo, khu dân cư xã Ninh Vân hiện ra, nhà cửa san sát dựa lưng vào núi nhìn ra biển. Nếu thẳng 1 đường chim bay ra ngoài khơi xa độ 2.6miles sẽ gặp 3 hòn đảo yến: hòn Chà Là, hòn Hổ, hòn Rồng. Bên chân núi, những cánh đồng tỏi được phân ô, ngoài vịnh vô số thuyền đánh cá nhấp nhô trên sóng nước. Dân chúng hầu hết sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi tôm hùm, làm nước mắm, trồng tỏi đang phát triển. Mỗi sáng ghe thuyền cập bến mang đầy cá tôm. Xã Ninh Vân có các bãi biển còn hoang sơ như: Bãi Chướng, Bãi Bàng, Bãi Bé, Bãi Nhỏ...
-Six Senses Ninh Van Bay: Bãi biển hình vòng cung tuyệt đẹp dài độ 1mile cách Đầm Vân hơn 4miles. Năm 2004 có 54 biệt thự đậm nét truyền thống dân tộc VN được xây dựng. Bán đảo hoang sơ, bãi biển trong sạch, nắng ấm quanh năm, rừng núi chạy dài xuống tận biển, đó đây những tảng đá khổng lồ chồng chất... đã tạo nên những nét riêng độc đáo, nhờ thế, Six Senses Ninh Van Bay đã nhận nhiều giải thưởng của các Hiệp hội Du lịch Thế giới.
Six Senses Ninh Van Bay. Ảnh trích từ NET.
- Bãi biển tuyệt đẹp, hình vòng cung dài độ 1.5 miles cách khu Six Senses Ninh Van Bay hơn 1.5mile về hướng bắc. Năm 2011, dự án Khu nghỉ dưỡng An Lâm Ninh Vân Bay được thiết lập. Mỗi biệt thự đều được bố trí không gian mở để người sử dụng làm bạn với nắng, gió, cỏ cây...
An Lâm Ninh Vân Bay Resort:
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
113
Vật liệu chính là gỗ. Mái lợp bằng lá dừa nước phơi khô, sử
dụng đá tạo hình trên các lối đi... Có vườn rau, bếp nấu kiểu truyền thống, có thư viện giữa rừng, có thuyền buồm, có tàu nhà hàng, có khu spa, khu tập thể dục. Du khách có thể chèo ghe quanh bán đảo hay leo núi khám phá núi rừng. Tất cả hài hòa mang đậm hồn Việt
-Khu Du lịch Sinh thái Suối Hoa Lan: thuộc xã Ninh Phú cách khu An Lâm Ninh Vân Bay Resort độ 2.5miles về hướng bắc, nằm sát ranh giới xã Ninh Vân.
Từ bến Đá Chồng cạnh Quốc lộ 1 thuộc Cát Lợi, huyện Vĩnh Xương sau 30 phút, tàu thủy cặp bến Hòn Hèo để du khách đi thăm Khu Du lịch Sinh thái Suối Hoa Lan thưởng ngoạn 3 địa hình: núi cao, đồng bằng, biển cả.
Dưới chân suối có một tảng đá khắc chữ Chàm ghi sự kiện ngày xưa vua Chàm đến hành hương nơi đây. Du khách sẽ leo 452 bậc đá để viếng động Phong Lan. Từ xưa vốn đã có nhiều loại lan rừng như: Từ vũ nữ, Phượng hoàng, Tai trâu, Đuôi sóc, Đuôi chồn, Đuôi gà, Tiên nữ, Quế hương, Nghinh xuân... Lan mọc ra từ những gốc cây cổ thụ hay trên các vách đá.
Suối Hoa Lan dài khoảng 6km bắt nguồn từ đỉnh Hòn Tiên Du (cách Hồ Tiên Du độ 1mile) quanh co chảy về hướng nam rồi đổ ra Vịnh Nha Phu. Suối Hoa Lan được hình thành từ nhiều suối nhỏ, nước trong vắt chảy rầm rì hòa với tiếng chim kêu cùng mùi hương rừng dịu nhẹ mang một vẻ đẹp hoang dã. Tại Khu Du Lịch dưới chân núi có 2 cái hồ: 1 cái hình chữ nhật dài độ 140m, rộng độ 30m, một cái hình hột xoài dài độ 270m, chỗ rộng nhất độ 70m. Du khách phải mất độ 2 ngày để leo núi. Trên triền núi cheo leo, những con Thác số 1, 2, 3, 4 hiện ra, mỗi thác có một dáng vẻ mà Thác số 4 cao nhất khoảng 300m.
Là một Khu du lịch sinh thái, Suối Hoa Lan có không khí trong lành, rừng núi, thác nước, cây đá, bông hoa, thiên nhiên hoang sơ nguyên thủy.
114
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Trước khi chảy vào đầm Nha Phu, Suối Hoa Lan tẻ ra 2 nhánh băng qua 1 vùng đất bằng rộng chừng 20ha, xưa kia từng có người đến sinh sống bằng trồng lúa, trồng cây ăn quả như xoài, dừa.... Đến Khu Du lịch Sinh thái Suối Hoa Lan du khách sẽ tắm suối/biển, bơi thuyền, câu cá, thả lưới, soi tôm cua ban đêm, ở lại đêm sẽ có nhà sàn kiểu Tây nguyên thơ mộng.
-Khái quát về Hòn Khói:
Xin nhắc lại, trước khi đến Ngã Ba Chợ Ninh Diêm có 1 cây cầu treo bắt qua con sông. Sông này chảy ra vũng Hòn Khói dài độ 2.3miles, chỗ rộng nhất độ 0.4mile.
Về thăm ruộng muối Ninh Diêm Thăm hòn núi muối có em đứng cào Ngập tràn ánh nắng nghiêng chao Nhà em xóm Rớ gió gào sóng xô.
Dân Hòn Khói đa số làm ruộng muối. Dù 3 mặt là biển và sông ngòi nước mặn, nhưng số người làm nghề đánh cá lại ít hơn. Nghề chài lưới ở đây làm chơi ăn thiệt. Gặp ngày nước cạn, xách giỏ dạo quanh mép nước chừng 30 phút là có 1 giỏ đầy cua, ghẹ, tôm sò, hay chèo xuồng ra lạch 2 người lặn chừng 1 giờ là có một rổ ốc nhảy, ốc ngựa. Còn câu cá Suốt thì không cần mồi, cứ cách 1 tấc cột 1 lưỡi câu, một cần câu mười lưỡi thả xuống, mỗi lần giật lên được một vài con, cá bị vướn vào lưỡi câu.
Từ cầu Treo nhìn thấy dọc theo 2 bên sông Đò (mé làng Đông Hải) nằm rải rác những ụ muối trắng tinh, cứ đến Rằm, Mùng Một nước triều lên, người ta đưa ghe vào chở muối ra Dépot bán. Muối tại Dépot như một hòn núi muối. Dân Hòn Khói nhờ ăn cá tươi, hít thở gió biển trong lành, đi bộ trên cát và lao động ngoài nắng gió, nên đàn ông đàn bà người nào cũng rắn chắc vạm vỡ, có tuổi thọ rất cao. Như Bà Cụ Thân Mẫu Ông Đoàn Thảo quê làng Bình Tây vừa tạ thế thọ 101 tuổi.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
115
Thôn Đông Hải nằm ở khu vực trung tâm Hòn Khói, dân cư đông đúc, nhà ngói san sát. Nơi đây, kho muối của chính phủ với những ngọn núi muối cao ngất trời, vì để lâu ngày nên kết lại rắn như đá, muốn lấy phải dùng xà beng.
Tại khu vực Cảng Hòn Khói thuộc
Hải có 1 con sông cụt hình chữ U dài 5.5miles ăn thông vào đất liền, bề ngang chỗ rộng nhất là 0.5mile thuộc xã Ninh Hải. Muốn đến cảng, du khách phải băng qua một con đường độc đạo và một cây cầu, hai bên là nước mặn.
Bên kia sông, trên đỉnh đồi về phía Bắc, một tòa nhà lầu bề thế, kiến trúc tân thời do Pháp xây dựng gọi là Douanes et Régies de Hone - Coché (Sở Thương Chánh Hòn Khói). Sau này hoang phế trở thành nơi hò hẹn của những cặp tình nhân, được gọi tên là Lâu Đài Tình Ái hay Lầu Ông Hoàng.
thôn Đông Hòa, xã Ninh
Những cặp tình nhân thường đến đây Lầu Ông Hoàng bỏ phế bao ngày Hoàng hôn nhuộm tím trên hoang đảo Thuyền về cảng muộn khói lên đầy.
Cảng Hòn Khói thuộc thôn Đông Hòa, xã Ninh Hải. cảng dài 120m (gồm 2 đoạn: 70m và 50m) hoạt động 24/24h, 7 ngày/tuần. Độ sâu trước bến 1.9m, thiết bị hỗ trợ gồm 3 cẩu với sức nâng là: 40 tấn, 15 tấn, 10 tấn.
Cầu
Tàu ngoại quốc tới mua muối phải đậu ngoài khơi để các ghe chở muối từ kho ra bốc lên tàu, mỗi lần như thế có hàng trăm chiếc ra vào cửa sông tấp nập và tại kho mấy trăm nhân công làm việc cật lực.
Từ Mũi Hòn Khói vào nam đến Mũi Dù như 1 mũi dao nhọn thọc ra biển. Từ đó vào nam sẽ gặp Lăng Miếu Đông Hải, Chùa Phật Ấn, Bãi biển Dốc Lết.
116
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Bãi Biển Dốc Lết: cách Ngã Ba Bùng Binh Ninh Hòa độ 18km, cách Ngã Ba QL 1 & đường đi Dốc Lết độ 12km là một bãi biển tuyệt đẹp, màu nước xanh lơ, trong veo nhìn thấy cát trắng dưới đáy. Bãi Biển Dốc Lết hình hơi hơi vòng cung lưỡi đưa ra biển dài hơn 7km (tính đến nhà máy xi măng Hòn Khói thuộc xã Ninh Thủy) nằm trên một dãi cát dài trắng tinh như đường cát số 1, cát hột nhỏ rức mà người ta thường lấy đem về bỏ vào lư hương. Trên bờ, rặng phi lao xanh ngắt, những hàng dừa nghiêng nghiêng trước gió.
thuộc thôn Đông Cát, xã Ninh Hải,
Sự độc đáo hấp dẫn của Dốc Lết chính là sự hoang sơ, nguyên thủy, tinh khiết của nó. Bãi tắm thoai thoải cả 100m, cạn nhất trong các bãi tắm ở Khánh Hòa. Gọi Dốc Lết vì xưa kia muốn qua bãi tắm phải vượt những đụn cát cao dài chắn ngang, mỗi bước đi, bàn chân lún sâu xuống cát tới nửa ống chân, đi chừng một vài đoạn là phải lết. Nơi đây không khí trong lành, cát trắng tinh khiết sạch sẽ, vì không có sự xâm phạm nào của sông ngòi, thú vật, kể cả con người, chỉ có biển và biển. Hồi tưởng nơi đây cách năm sáu chục năm về trước, gió biển thổi lồng lộng, những đụn cát dài nguyên sơ mịn màng sáng chiều di chuyển biến đổi hình dạng liên tục để các nhiếp ảnh gia săn tìm những bức ảnh nghệ thuật xinh đẹp, trừu tượng, lãng mạn. Tác giả Trần Bình Tây viết:
"Bờ biển Nha Trang đã đẹp mà bãi biển Dốc Lết còn có phần đẹp hơn."
Ngày nay Khu Du lịch Dốc Lết được xây dựng quy mô với các khách sạn, nhà hàng hải sản như: Ki- em Resort, Doclet Beach Resort, White Sand Doclet Resort & Spa, Paradies Resort– Doclet Beach, Hoàng Khang Restaurant Ninh Hải...
Trước mặt, trời biển biếc Bàn tay sóng sáng chiều Vỗ về bờ cát mịn
Phi lao hòa nhạc yêu.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
117
Sau lưng, đồi cát trắng Bàn tay gió sáng chiều Tạo muôn hình nghìn vẻ Dốc Lết đẹp như thêu. (Dốc Lết, thơ Vinh Hồ)
Du lịch Dốc Lết ngoài tắm biển, du khách còn chiêm ngưỡng những cánh đồng muối trắng tinh vào dịp Hè, thăm các vườn rau ở xã Ninh Hải, đến Cảng Hòn Khói, tại đây có một ngôi làng cổ trên 300 tuổi, người dân dùng thuyền thúng bơi đến những tàu đánh cá trở về neo đậu, để mua tôm cá chở vào bờ.
Bờ biển từ Dốc Lết xã Ninh Hải đi về nam sẽ gặp mũi Gành, suối Nước Ngọt, miếu Cỏ May, suối Nhàu.
Từ đó trở đi vì núi Hòn Hèo nằm sát biển, nên bờ biển thường cao, dốc, nhiều nơi ghềnh đá chênh vênh dưới chân có nhiều hang, hố. Có một số hang ăn sâu vào bên trong làm ngõ ra vào cho những thạch thất, tức động đá nằm sâu trong lòng núi.
Du khách sẽ đi qua đèo Quít, đến suối Vông, suối Chình, suối Tra, qua thôn Ninh Yển, đến suối Cái. Ngoài biển có các đảo nhỏ như hòn Mỹ Giang, hòn Hỏa, hòn Đỏ, hòn Cứt Chim, hòn Sẹo. Từ suối Cái trở đi, bờ biển hơi bằng phẳng, vì cánh đồng thôn Ninh Tịnh nằm sát biển, nơi đây có bãi Cây Bàng, suối Mỏ Cài, suối Ngang.
Từ đó, chân núi Hòn Hèo lại giáp biển, nên bờ biển lại lởm chởm đá, có nhiều mũi như mũi Bàn Thang, mũi Cỏ, mũi Cây Sung, mũi Bãi Chướng, mũi Bắt Tay, mũi Hòn Thị.
118
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Có nàng Thị Mãnh Mỹ Giang
Đến làng Thạnh Mỹ Ninh Quang học thầy Ghe vừa rời bến Bình Tây
Bầy tinh gành Mỹ Á xoay mũi thuyền.
Ngoài vịnh có các đảo: hòn Chà Là, hòn Hổ, hòn Rồng, hòn Đụng Chóp Vung, hòn Bạc.
Không ghé thì lại chạy ngay
Đi hết nửa ngày Mũi Cỏ, Cây Sung
Chà Là, Hổ, Đụng Chóp Vung
Kinh ngoài Hòn Bạc kinh trong Ninh Hòa.
Đứng tại hòn Bạc, nhìn thấy Nha Trang, nhưng nếu quay mũi ghe về phía tay phải sẽ vào vịnh Nha Phu, mặt biển yên tĩnh.
Vì núi chạy sát vịnh nên bờ vịnh phía Đông vịnh Nha Phu cao, nhiều chỗ lồi lõm.
Bờ biển phía Tây vịnh Nha Phu từ cửa Hà Liên vào Ngọc Diêm, Rù Rỳ thấp, vì núi chạy xa dần biển, tuy nhiên thỉnh thoảng có núi đột khởi chạy thọc ra biển, khiến bờ biển vụt chênh vênh làm thay đổi hình thể và sắc thái bờ biển, như hòn Hoãi ở Ninh Hà, hòn Giốc Thơ ở Tân Thủy (đèo Rọ Tượng).
III. HẢI ĐẢO NINH HÒA:
Dọc theo bờ biển Khánh Hòa có tất cả 71 hòn đảo lớn nhỏ.
1. Các hòn đảo trong VỊNH VÂN PHONG:
-Hòn Mao với bốn hòn đảo nhỏ nối liền nhau. Hòn Trí, hòn Một, hòn Vung, hòn Gà, hòn Đụng, hòn Me.
Ra cửa Lớn (Cổ Cò) có hòn Mai, hòn Săng, hòn Ông, hòn Đen, hòn Tai.
-Hòn Điệp Sơn: còn gọi là hòn Bịp, nằm về hướng Đông Bắc của Thị trấn Vạn Giã, cách bờ độ 10km, với dăm ba chục nóc nhà, có chừng vài trăm nhân khẩu dân chúng căn bản làm rẫy và đánh cá. Người Vạn Ninh ở đất liền gọi họ là "Dân Đàng Hạ".
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
119
-Hòn Đại Dư: tức Hòn Lớn cao 575m, hay còn gọi là Ninh Đảo, chận ngang cửa Vạn. Chung quanh Hòn Lớn có nhiều hòn đảo nhỏ giống như bầy gà con chạy chung quanh gà mẹ. Ngoài khơi bãi Cát Thắm có Hòn Đôi, Hòn Trâu Nằm, Hòn Nhọn...
-Hòn Mỹ Giang: hình dạng giống như củ cà rốt dài độ 1.6miles, chỗ rộng nhất 0.8mile, cách bờ 0.8mile thuộc xã Ninh Phước. Từ đất liền có con đường ra tới đảo, băng qua biển 1 đoạn dài độ 0.5mile. Hiện trên đảo có xây “Kho Xăng dầu Ngoại quan Vân Phong” gồm trên 30 bồn chứa đủ cỡ.
-Ở phía Đông bán đảo Phước Hà Sơn có 2 đảo nhỏ là Hòn Thẹo dài 400m, nằm về phía Nam cách Hòn Mỹ Giang 0.8mile, cách bờ 0.5mile. Hòn Khô dài 300m, nằm giữa Hòn Mỹ Giang và Hòn Đỏ, cách bờ 3miles, cách Hòn Mỹ Giang 1 mile. Chung quanh Hòn Đỏ có các hòn tí hon: hòn Cứt Chim, hòn Hỏa, hòn Sẹo.
-Hòn Đỏ:
Hòn Đỏ thuộc xã Ninh Phước (còn gọi là Hòn Hèo) cao 136m, dài độ 1.3miles, chỗ rộng nhất độ 0.5mile, cách Hòn Mỹ Giang 2.3miles, cách bờ biển (tại thôn Mỹ Giang) độ 3.5miles, mất khoảng 1 giờ đi đò. Gọi Hòn Đỏ vì lúc mặt trời sắp lặn, các tảng đá trên đảo chuyển sang màu đỏ sẫm. Phía bắc, phía đông có nhiều ghềnh đá cao. Phía nam có một mũi đá tên là mũi Chầm Vọng, bên trong có một hốc đá lớn gọi là Giếng Máng chứa nước ngọt.
Cách mũi Chầm Vọng về hướng Tây gần 1km là Bãi Trường, tại đây có miễu Hội Đồng. Trên đỉnh núi thờ Bà Chúa Đảo. Ở hướng Đông-Nam là nơi đóng lưới đăng. Từ đây đi về hướng Tây gần 100 mét có một hang đá: miệng rộng độ 2.5m, cao độ 0.8m, sâu độ 3m, dưới đáy nhô lên hai khối đá cân đối tròn trặn nằm sát nhau, ở giữa có một cái khe trông giống như bộ phận sinh dục phái nữ nên được ngư dân
120
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
bao đời gọi trại đi là Lỗ Lườn, và hang đá được gọi là hang Lỗ Lườn, nơi đây có bệ thờ, bên cạnh đặt 5 thanh gỗ tròn tạc hình dương vật dài từ 2 đến 3 tấc gọi là “bộ đồ”. Miễu Bà Lườn cách Hang Lỗ Lườn độ 10m thờ bức chân dung Bà Lườn (vẽ trên tấm vải trắng) đang ngồi mặc triều phục, đầu đội vương miện, tay cầm quạt, hai bên ghi tước hiệu bằng chữ Hán: Nương Nương Chi Thần và Chúa Xứ Long Thần.
Truyền rằng Thần Miễu linh thiêng, đến mùa cá vào tháng Giêng ÂL, ngư phủ từ đất liền sắm lễ vật ra đảo cúng tế cầu xin Bà Lườn cho lưới đăng đánh được nhiều cá. Xưa kia tế vật là một đồng nam hay một đồng nữ, các chủ lưới đăng thay phiên cung cấp. Theo Quách Tấn "người ta thường mua trẻ em của đồng bào Thượng về tế Thần". Sau lệ tế bằng người bị cấm mới thay bằng tam sinh: bò heo dê làm thịt nhưng vẫn để sống nguyên con. Cúng xong, người ta về hết, lễ vật để tại chỗ, sáng hôm sau đến xem thì chẳng còn một thứ gì. Hiện nay không còn tế tam sinh mà dùng đồ nấu nướng như mọi nơi, nhưng có một nghi tiết từ xưa đến nay vẫn giữ đó là sau khi cúng tế nơi Miễu xong, vị Chủ tế phải đến hang Lỗ Lườn cầm “bộ đồ” thọc vào Lỗ Lườn 3 lần rồi mới lễ tất. Tục này do người Chàm truyền lại. Người Chàm có 1 bộ lạc thờ Thần Linga (Dương Vật) và Thần Yoni (Âm Hộ), hiện còn tại Musée Chàm Đà Nẵng với 2 tượng lớn.
Lỗ Lườn còn gọi là Lỗ Đĩ Dàng. Dàng là tên một vị Thần của Chàm. Một số người Thượng cũng dùng tiếng Dàng để gọi Thần Linh.
Tại Vạn Ninh ở thôn Vĩnh Huề có một cái bàu gọi là Lỗ Đĩ. Bàu nằm trong một cánh rừng hình bầu dục rộng chừng 5 sào ta sâu lút 1 cây sào chăn vịt. Tiếng Đĩ ở bàu này và tiếng Đĩ ở miễu Lỗ Lườn chắc là đồng nghĩa.
Miếu Lỗ Lườn là một di tích đặc biệt và độc nhất vô nhị trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Những đền miếu cổ còn lưu lại rất có giá trị về mặt tinh thần vì nhìn vào đó các nhà khảo cứu có
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
121
thể tìm ra được ít nhiều dân tộc tính. Do đó việc tôn trọng và bảo tồn di tích hết sức quan trọng và cần thiết vậy.
-Hòn Chà Là: (còn gọi là Trà Là) dài độ 1.3miles, chỗ rộng nhất độ 0.3mile, cách bờ độ 2.6miles tại xã Ninh Vân, cao 192m, bên cạnh có hòn Hổ, hòn Rồng, là ba hòn đảo yến nằm ngoài khơi về hướng Đông của xã Ninh Vân, thuộc hải phận Ninh Hòa.
Dừa Vạn Thiện, Yến Chà Là
Dưa Hòn Hấu, đậu Phú Gia
Đổi đời lưu lạc phương xa
Chiều mưa ngồi nhớ quê nhà Xứ Ninh.
Khánh Hòa có 8 hòn đảo yến, riêng hòn Ngoại thu hoạch cao nhất với 6.000 tổ mỗi mùa, kế đến là hòn Nội (2 hòn này thuộc hải phận Cam Ranh). Các hòn đảo yến có nhiều hang hóc ăn sâu vào lòng núi, hay chạy dài như những hành lang, vách đá bị sóng gió mài cọ lâu ngày trơn láng như gương, chim yến bám vào những nơi cao ráo thoáng mát để làm tổ. Tổ yến bám chặt vào vách hang, vòm hang, miệng tổ có 2 chân như 2 cái mấu nhỏ để treo tổ yến lên, ngửa mặt trông lên sẽ thấy từng điểm trăng trắng như sao trên trời trong một đêm sương.
Tổ yến nặng từ 8 đến 10 g. Tổ có màu sáng đủ 2 chân không dính nhiều lông chim, tạp chất, gọi là yến quang, hay bạch yến. Tổ có màu sẫm hơn chỉ có 1 chân gọi là yến thiên. Tổ nhỏ hơn chỉ bằng 2 ngón tay gọi là yến bài. Tổ pha nhiều tạp chất gọi là yến địa. Tổ yến hay yến sào, do chất nhựa, dãi trong cổ họng chim khạc ra.
Yến ở Khánh Hòa hầu hết là yến tía, yến vàng rất ít. Chim yến bắt đầu làm tổ từ tháng Chạp Â.L. nhưng đến cuối tháng Hai Â.L mới làm tổ xong để chuẩn bị đẻ, nhưng người ta sẽ đến lấy tổ trước khi yến đẻ. Độ năm hôm sau yến làm lại tổ khác cũng tại chỗ cũ, tổ thứ hai này người ta để yên cho yến
122
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
đẻ để khỏi bị tuyệt giống, và khi chim con biết bay, người ta mới đến thu tổ yến. Chim yến đẻ trứng sau 25 ngày thì nở, sau 75 ngày chim con biết bay, đó là thời gian thu hoạch đợt hai. Tổ yến đợt đầu mới làm gọi là mao yến, có lẫn lộn nhiều lông màu tro đen. Khi chim yến nhả dãi làm tổ nếu có lẫn máu thì tổ sẽ có những sợi màu huyết đỏ nâu, gọi là yến huyết, loại quý hiếm và đắt tiền nhất. Người ta phân loại tổ yến theo màu sắc:
1. Yến hồng hay yến huyết giá độ 3.000 USD/1kg. 2. Yến quang hay còn gọi là bạch yến.
3. Yến thiên màu vàng.
4. Yến bài, loại tổ đang làm lở dở.
5. Yến tinh chế làm lại. 6. Yến địa có màu xám.
Yến sào đại bổ, bồi dưỡng sức khỏe, bổ huyết chân khí, giải độc, tráng dương bổ thận, làm chậm quá trình lão hóa của hệ thần kinh. Ngày xưa nó được dùng trong các buổi yến tiệc sang trọng của hàng vua chúa quan lại, phú thương... là báu vật để triều cống... được xếp hàng đầu trong bát bửu: Yến sào, hải sâm, bào ngư, hầu lớn, gân chân hưu nai, ốc cứu khổng, da tê giác, bàn chân gấu.
Lấy tổ yến rất công phu, phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để đu. Thường do các người thợ chuyên nghiệp cha truyền con nối đảm trách, họ sống ven biển xóm Bóng, xóm Cồn, Chụt, Cầu Đá, Bình Tân...
Tổ yến đóng ở những nơi rất lắt léo, có chỗ ở độ cao 100 m cách mặt biển trên các vách đá cheo leo, thẳng đứng, hay trong các hang, có hang chỉ vào được lúc thủy triều xuống, có hang chỉ vào lọt một em bé, hay nhỏ hơn.
Chim yến (khác với chim én) có tên là hải yến, huyền điểu, du hà ru điểu (chim bay trên sóng nước), yến oa, yến thái, quang yến, kim ty yến, tên khoa học là Collocalia sp thuộc
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
123
họ Apodidae (vũ yến). Chim yến mình nhỏ thân dài từ 9 đến 10cm, cánh dài, nhọn, đuôi ngắn, mỏ cong, lông bụng và lưng xám, lông cánh và đuôi đen huyền, nặng từ 7 đến 10 g, con cái to hơn con đực, ngón chân có màng, thường bơi lội hay bay lướt trên mặt nước, ăn muỗi, cánh kiến, mối, rầy... Chim Yến thích sống nơi hiểm hóc, ở các mũi đá lởm chởm dựng đứng, phía dưới là vịnh nước đen sâu đầy đá ngầm trên các hòn đảo xa xôi ngoài khơi.
Yến sào là tài sản quý giá của nước ta, đã được khai thác từ thời Lê Mạc và phát triển mạnh mẽ trong thời Trịnh Nguyễn ở Đàng Trong.
Theo tác giả Huỳnh Tấn Đức, Khánh Hòa là nơi có lượng yến sào nhiều nhất trong nước, yến sào Việt Nam có giá trị cao hơn các nước khác, "được liệt vào loại tổ King Nets (Yến Vua) với sắc thái trắng và thơm."
Yến sào thơm ngọt tình quê Sóng sâu đá tạc lời thề nước non. (Quách Tấn)
Hòn Chà Là, hòn Hổ, hòn Rồng là 3 hòn đảo yến rất quý của Ninh Hòa.
Từ đó đi vào sẽ gặp các hòn: Hòn Bạc, dài độ 200m cách bờ tại xã Ninh Vân 1.5 miles. Đứng ở đây nhìn thấy rõ Nha Trang.
2. Các hòn đảo trong VỊNH NHA PHU:
Đi tour tại bến tàu thuộc xã Vĩnh Lương, huyện Vĩnh Xương, du khách lần lượt đến các đảo trong Vịnh Nha Phu:
-Hòn Thị Sơn: gọi tắt là hòn Thị, lớn, gần như vuông dài độ 1.2miles, rộng độ 1mile, cao 212m, phía Đông có bán đảo Phước Hà Sơn che. Cách bờ tại xã Ninh Vân độ 0.7mile, cách Khu Du Lịch Suối Hoa Lan độ 0/9mile, phía Tây có
124
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
nhiều đảo nhỏ đứng chầu như hòn Nứa, hòn Lăng, Hòn Giữa, hòn Sầm và các hòn đảo tí hon: hòn Rớ, hòn Rêu, hòn Trồng.
Đặt tên Hòn Thị vì xưa kia trên đảo có nhiều cây thị. Trên đảo có nước ngọt, có đất canh tác, có một làng ngư phủ tên Tân Long, nhưng nay đã dời đi hết. Hiện còn nhiều di tích lịch sử như đình miếu thờ liệt sĩ Tây Sơn và các nghĩa quân Cần Vương, miếu thờ Nữ Thần Thiên Y A Na, miếu thờ Thần Nam Hải (Thần Cá Voi), và nhiều cổ tháp trên 200 năm vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay Hòn Thị là một Trung tâm Du lịch, trên đảo có nuôi hươu, nai, đà điểu, thả tự do và một bầy cá sấu cho du khách đến xem.
Các nhà phong thủy cho rằng Hòn Thị có địa cuộc phát đạt tốt lành vì bên hữu có hòn Bạch Hổ (hòn Giữa), bên tả có hòn Thanh Long (hòn Sầm) đứng chầu.
-Hòn Lăng: dài độ 600m, rộng độ 350m, cách bờ độ 1mile, cách Hòn Thị độ 0.5mile.
-Hòn Giữa: nằm giữa Hòn Thị và Hòn Lăng có diện tích tương đương với Hòn Lăng.
-Hòn Nứa: dài độ 400m, rộng độ 250m, bằng 1/3 Hòn Lăng cách bờ tại Tân Thủy 0.3mile.
-Hòn Cóc: gần Ninh Ích cách QL1 độ 0.8mile là hòn đảo tí hon nhưng đẹp nhất trong vịnh Nha Phu, dân cư trù mật. Mỗi lần đi xe hơi gần đến đèo Rọ Tượng nhìn về phía biển sẽ thấy một hòn đảo nhỏ chi chít những ngôi nhà ngói đỏ, xa trông xinh xắn như một hòn non bộ trong hồ bán nguyệt, cảnh trí thơ mộng hữu tình!
Lên Hòn Săng hát giọng trầm
Gió thổi qua đầm cho chị em nghe Lên Đồng Xuân hát giọng kim
Gió thổi qua thềm cho chị em nghe.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
125
-Hòn Cò: gần bằng Hòn Lăng chỗ dài nhất độ 800m, rộng độ 200m, cách QL1 độ 400m thuộc xã Ninh Ích.
-Hòn Sầm: dài độ 600m, rộng độ 200m, cách QL1 độ 1.5miles tại Ninh Ích, cách Hòn Thị độ 0.3mile. Hòn Sầm hoang sơ cùng với Hòn Thị, suối Hoa Lan và đảo Khỉ tạo nên cụm du lịch liên hoàn. Đón tàu tại cảng Đá Chồng (Vĩnh Lương, Nha Trang) sau 12 phút, du khách sẽ có mặt tại Hòn Sầm, nơi đây cây cỏ xanh tươi, nhãn rừng sai trái, có nhiều con dông, có một một nhà hàng mới xây. Nhiều hoạt động giải trí như: chèo xuồng, lặn biển ngắm san hô bằng bình hơi, câu cá, chèo bè tre sang Hòn Thị xa khoảng 1km.
-Hòn Lao:
Tôm Suối Ré, ghẹ Ninh Đảo Chim Ngũ Mỹ, khỉ Hòn Lao
Hà Liên đổ trận mưa rào
Anh đi thả lưới bắt hào thăm câu.
Hòn Lao giống như mũi lao cao 42m, dài độ 0.6mile, rộng độ 0.3mile, cách QL1 tại Cát Lợi độ 0.9mile. Gọi Đảo Khỉ vì có bầy khỉ sống hoang trên đảo, do trước đây Công Ty 18/4 nuôi để bán cho Liên Sô làm vật thí nghiệm gồm các giống khỉ đuôi dài, khỉ cụt đuôi, khỉ lông vàng, khỉ đỏ mặt, khỉ sư tử, nhưng khi Liên Sô sụp đổ, việc xuất khẩu bị ngưng nên mới chuyển qua du lịch. Du khách đến xem và thưởng thức các món ăn lạ về khỉ.
Theo tác giả Hoàng Lan, Hòn Lao là nơi duy nhất còn sót lại giếng nước của thủy quân Tây Sơn. Năm 1788, quân Tây Sơn xây dựng căn cứ thủy quân kiên cố trên đảo này.
Đến Hòn Lao, du khách nghỉ chân trong những căn nhà đậm nét quê hương núp bóng dưới những rặng dừa bạt ngàn, xem khỉ làm trò, nhìn voi làm xiếc nếu không muốn cỡi voi hay ngựa đi một vòng quanh đảo.
126
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Tui bắt ốc Hòn Lao, Ninh Ích Cửa Hà Liên gặp tiết mưa ngâu Tui đi mang đủ trầu cau
Có thuốc có dún chẳng cầu lụy ai Giữa đầm gặp trận mưa dai
Nép vào hang đá tui nhai ấm lòng.
Trong Vịnh từ Hòn Chà Là chạy về hướng Nam 5miles sẽ gặp Hòn Yến hình thù như con chuột con dài độ 0.4mile, chỗ rộng nhất độ 0.1mile. Đi tiếp về Nam độ 0.7mile sẽ gặp Hòn Vung hình tròn đường kính 0.4mile. Hòn Yến, Hòn Vung cách Ninh Hòa độ 7miles, cách Vĩnh Hòa, Nha Trang hơn 8miles nhưng lại trực thuộc Nha Trang nằm Trong Vịnh Nha Trang.
IV. KẾT LUẬN:
Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ "nước" ghép với chữ "non", hay với chữ "đất" có ý nghĩa rộng lớn, bao trùm, thiêng liêng, quan hệ đến tổ quốc, dân tộc: "nước non, đất nước".
Nước là sự sống. Một hành tinh không nước là một hành tinh chết, con người không nước không tồn tại. Trong ngủ hành có nước. Bức tranh vẽ bằng mực Tàu gọi là tranh thủy mạc. Những danh từ: biển nước, sông nước, gợi lên hình ảnh thơ mộng, dịu dàng, êm ả, mềm mại, bao la, bát ngát và đầy nữ tính:
Đứng trên núi Hòn Hèo
Nhìn vô đèo Rọ Tượng
Trông xuống Tân Thủy, Ngọc Diêm Mong sao trời lặng biển êm
Đá mềm chân cứng tình thêm đậm đà.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
127
Từ đó chúng ta hiểu vì sao xứ Ninh đẹp, thơ mộng, hiền hòa. Tình yêu quê hương đất nước thường bắt đầu từ tình yêu núi, yêu sông, yêu biển, yêu đồng, yêu cọng rau tấc đất, yêu mái ấm gia đình, yêu lũy tre bao bọc, yêu tình làng nghĩa xóm... Tác giả Nguyễn Đình Tư đã sưu tầm nhiều thơ của giới ghe bàu ngày xưa, tôi xin trích lại một đoạn để chúng ta thấy tình yêu quê hương của những người suốt đời lênh đênh trên sóng nước. Thiết tưởng nếu không yêu biển, yêu bờ, yêu đảo gắn bó sâu đậm thì không thể có những câu thơ đầy dẫy những tên biển, tên bờ, tên đảo như vậy:
128
Nũi Nạy có hòn Đá Bia
Bãi Môn dựa kề trước vũng Ô Rô
Ô Rô núi tấn như đồ
Vừa nồm vừa bấc biết xô phương nào? Hòn Nưa không thấp không cao Ngước mắt trông vào bãi Võ sóng ngang Hòn Gầm nghe sóng bổ vang
Đi khỏi Cát Thắm thì sang Đồi Mồi Anh em thề thốt nhau ôi
Chạy khỏi Đồi Mồi sẽ đến Bà Gia Ngó vô bãi cát trường sa
Thấy chỗ đăng lưới thật là thôn dân Xa cừ nay đã vừa gần
Chạy khỏi Cửa Bé lánh thân Trâu Nằm Cửa Đò Hòn Khói xa tăm
Kinh ngoài Hòn Đỏ kinh trong bãi Trầy Không ghé thì lại chạy ngay
Đi hết nửa ngày Mũi Cỏ, Cây Sung Chà Là, Hố, Đụng Chóp Vung
Kinh ngoài Hòn Bạc kinh trong Ninh Hòa.
***
VINH HỒ
(Orlando, tháng 8/2004) QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Bãi biển Ninh Vân quyến rũ - Ảnh: Lâm Thanh Nhàn
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
129
130
Biển Ninh Vân - Ảnh: Lâm Thanh Nhàn
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
CHÖÔNG 6: NINH HOØA: VAÊN HOÙA TINH THAÀN - Vinh Hoà
V
Thủ tướng Ấn Độ đã viết:
ỗ lực thă
học hành thi cử, , sân khấu...
Jawaharlal Nehru-
ăn hóa có nghĩa rất rộng liên quan đến đời sống vật chất,
tinh thần của con người. Học giả nhà văn
“Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn.”
Theo chiều hướng đó, chúng ta có thể tìm hiểu đôi nét về
những n
ng tiến
của người Ninh Hòa trong
các lãnh
vực
truyền thông báo chí, văn học nghệ
thuật
Huyện Ninh Hòa nằm sát biển lại có núi bao bọc nên ít bị bão so với các nơi khác ở duyên hải miền Trung và trong lịch sử cũng ít xảy ra những trận đánh khốc liệt như ở các nơi khác. Cho nên có thể nói Ninh Hòa là một quê hương có phong cảnh đẹp đẽ, có con người hiền hòa, nhân hậu, thủy chung.
Xã huyện đặt tên bằng chữ Ninh Tiền nhân mong cuộc sống an bình Ninh Phước có hai thôn Yển, Tịnh Dù không huyện xã cũng là Ninh.
1. Về học hành thi cử trước 1975 tại Ninh Hòa:
Theo "Quốc Triều Hương Khoa Lục" của Cao Xuân Dục và "Những Ông Nghè Ông Cống Triều Nguyễn", huyện Tân Định có số Cử nhân không hơn 10 vị, con số khá thấp so với các xứ từ Bình Định trở ra.
Ninh Hòa xưa nói riêng và tỉnh Khánh Hòa xưa nói chung vì ở xa Kinh Đô, con đường thiên lý vạn nan với bao đèo cao thú dữ, nên ít người ra tới Kinh Đô để thi Hội thi Đình. Vì thế “Ở Khánh Hòa việc học chữ Hán không được thạnh
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
131
vượng. Trong tỉnh không có người đỗ đại khoa. Cử nhân, tú tài cũng không nhiều lắm.” (theo Quách Tấn).
-Theo sách “Non Nước Khánh Hòa” sau khi lên ngôi, Vua Gia Long “mở mang sự học” cho lập tại “phủ Bình Hòa một trường”.
-Sách “Non Nước Khánh Hòa” trang 292 ghi:
"Còn trường phủ Bình Hòa sau đổi là Ninh Hòa thì lập ở xã Bình Thành. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) dời đến nền cũ phủ lỵ ở xã Vĩnh Phú."
Cả 1 Phủ bao gồm 2 Huyện chạy dài từ Đèo Cả đến đèo Rù Rì mà chỉ có 1 trường học tại thôn Bình Thành sau dời đến thôn Vĩnh Phú, chứng tỏ dân chúng thời xưa quá nghèo "chưa có hoàn cảnh hưởng ứng việc học".
-Sách ĐNNTC trang 108 ghi: “Trường học huyện Tân Định: dựng từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), bỏ.”
Trường học huyện Tân Định dựng từ năm 1832 đến năm 1845 bỏ, dời đến “nền cũ phủ lỵ ở xã Vĩnh Phú" theo người viết, tức là dời đến địa điểm Trường Pháp Việt ngày nay.
-Tóm lại từ thời Vua Gia Long năm 1802 đến thời Vua Thiệu Trị năm 1845 gần nửa thế kỷ, nhưng huyện Tân Định (tên cũ của huyện Ninh Hòa) cũng chỉ có 1 trường học, do đó dân chúng đại đa số thất học mù chữ. 1845-
chiến tranh Miếu Văn Chỉ
mở trường thi Hương ở Bình Định, ện Tân Định có 1 số ít người khá giả cho con đi học hoặc đi thi.
Tuy nhiên theo NT Quách Tấn:
"Người Khánh Hòa học để biết đọc biết viết đủ dùng trong công việc cần thiết, học để biết đạo Thánh Hiền hầu xử thế cho đúng đường lối. Rất ít người lấy việc học làm thang để
Suốt 39 năm (
1884) dưới thời Vua Thiệu Trị, Tự Đức có quan tâm đến việc học, nhưng trường học cũng không có nhiều người đi học vì nghèo. Đến năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban
Nha tấn công cảng Đà N
ẵng mở đầu
25 năm
Pháp xâm lược Việt Nam đã khiến dân chúng càng thêm đói
khổ lầm than. Thời Vua Thiệu Trị năm 1844,
được xây ở thôn Phước Lý huyện Tân Định và thời Vua Tự
Đức năm 1850
huy
132
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
leo lên đỉnh giàu sang. Nhờ vậy mà phần đông người Khánh Hòa hấp thụ được thực chất của đạo Nho và ít mắc bệnh "văn chương phù phiếm".
Còn NV. Nguyễn Đình Tư thì nhận xét:
"Tuy nhiên người dân Khánh Hòa vẫn được thấm nhuần tư tưởng từ bi hỉ xả của Phật giáo, trung hiếu tiết nghĩa của Khổng giáo và vô vi của Lão giáo, cho nên phương diện đạo đức, người dân Khánh Hòa giữ đúng được truyền thống của giống nòi Việt Nam."
Đến thời Pháp thuộc (1884-1945) kỳ thi Hương cuối cùng ở Huế là năm 1918 và kỳ thi Hội cuối cùng ở Huế là năm 1919, coi như chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung, chữ Hán nhường chỗ cho chữ Pháp và chữ quốc ngữ, các trường Nho học được biến cải thành trường Pháp- Việt. Năm 1922, Trường Tiểu học Pháp-Việt Ninh Hòa kiến trúc theo lối Pháp được xây dựng dạy 3 lớp, năm 1932 mở thêm 2 lớp, nhưng mãi đến năm 1945 mới có lớp Nhất. Nhờ các nhà cách mạng Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... đấu tranh đòi nâng cao dân trí, thực dân Pháp mới cho mở thêm 1 số trường Sơ học tại 1 số làng xã đông dân. Như vậy thời Pháp thuộc, việc học ở huyện Ninh Hòa xưa cũng chỉ ở bậc Sơ và Tiểu học mà thôi. Suốt 29 năm (1918-1947) toàn tỉnh Khánh Hòa học sinh đậu bằng Tiểu học muốn học lên Trung học phải ra tận Trường Qui Nhơn, Bình Định. Theo Quách Tấn suốt27 năm (1918-1945) toàn tỉnh Khánh Hòa cũng "chỉ có được 6 trường tiểu học dạy đến lớp nhất!". Đến năm 1947 mới có Trường Trung học Võ Tánh dạy nhờ ở Trường Nam Tiểu Học Nha Trang, 4 năm sau, 1951 mới xây xong tại đường Bá Đa Lộc.
Riêng tại huyện Tân Định (năm 1930-1931 đổi tên là phủ Ninh Hòa) trong thời gian 23 năm (1922-1945) trường ốc càng bi đát, chỉ có Trường Tiểu học Pháp Việt ở thôn Vĩnh Phú và 1 số Trường Sơ học ở 1 số làng xã. Trong thời gian 14 năm (1945-1959) hầu hết học sinh học tới lớp Nhất (lớp 5 bấy giờ) phải về nhà cày ruộng hay đi học nghề. Số vào Nha
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
133
Trang tiếp tục học Trung học lưa thưa đếm trên đầu ngón tay thật là ảm đạm!
Ninh Hòa thiếu vắng nhân tài là do thiếu cơ sở giáo dục, nhất là dân chúng quá nghèo khổ lam lũ, cơm không đủ để ăn phải ăn độn khoai ấp, khoai lang, khoai mì, làm sao có thể cho con đi học xa, nhưng có người lại đổ lỗi cho dãy núi Hòn Hèo là đã che khuất ánh bình minh, mà không biết rằng chính dãy núi Hòn Hèo là địa linh của Ninh Hòa.
-Năm 1959, duyên may của Ninh Hòa đã đến: Ông Ngô Đình Nhu khi ra vận động tái cử Dân Biểu Quốc Hội VNCH khóa 2 (1959-1963) tại đơn vị quận Ninh Hòa có hứa hẹn nếu đắc cử sẽ xin cất 1 ngôi trường trung học công lập tại Ninh Hòa. Sau khi Ông Nhu đắc cử, lời hứa hẹn đã thành hiện thực, Trường Trung Học Trần Bình Trọng được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cấp giấy phép thành lập ngay đầu niên khóa 1959-1960 tại Quận Ninh Hòa đã mượn Trụ sở Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia để dạy 2 lớp Đệ Thất (Pháp Văn và Anh Văn). Qua 1 năm sau, 1960, Trường xây xong kịp khai giảng niên khóa (1960-1961) cho 4 lớp: 2 lớp Đệ Thất (Thất 1, Thất 2) + 2 lớp Đệ Lục (Lục 1, Lục 2).
Có thể nói, từ năm 1956 Trường Trung học Bán công Nguyễn Trường Tộ được xây cất, nhất là năm 1959-1960 trường Trung học Công lập Trần Bình Trọng được mở ra và sau đó Trường Trung học Tư thục Đức Linh được tạo lập, Ninh Hòa đã thay đổi. Hàng năm có hàng trăm học sinh đậu bằng Trung học Đệ Nhất Cấp vào Trường Võ Tánh Nha Trang hay các Trường Tư Thục tiếp tục học lớp Đệ Tam, Đệ Nhị thi bằng Tú Tài bán, học lớp Đệ Nhất thi bằng Tú Tài toàn, rồi vào Sài Gòn, Đà Lạt... học các ngành đại học. Trước 1975, người Ninh Hòa tốt nghiệp đại học, cao học khá nhiều, có người du học nước ngoài, có thể đan cử vài vị tiêu biểu mà người viết biết được:
Quốc Gia Hành Chánh: Ô. Phạm Hồ Tôn (Mỹ Hiệp), Ô. Phạm Ngọc Cửu (Xuân Hòa), Ô. Ngô Đình Hoa (Mỹ Hiệp), Ô. Phạm Ngọc Thành (Văn Định). Y khoa: Ô. Lê Ánh (Phú
134
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Thọ). Dược sĩ: Ô. Trần Mẫn Em (Thuận Lợi). Nông Lâm Súc: Ô. Phạm Thanh Khâm (Văn Định). Sư phạm: Ô. Trần Ngọc Chánh (Điềm Tịnh); Cử nhân: Ô. Nguyễn Văn Nghệ (Phong Ấp), Ô. Điềm Ca (Điềm Tịnh). Cao học: Ô. Nguyễn Chức (Phước Sơn), Ô. Nguyễn Vân (Mỹ Hiệp). Được học bổng du học Bỉ: Ô. Nguyễn Hưng (Xóm Rượu)...
2. Về học hành thi cử sau 1975 tại hải ngoại của người Ninh Hòa:
-Ở hải ngoại nói chung: Theo thống kê đăng trên báo Trẻ (FL, số 41, tháng Ba, 2004) trong khoảng 1.8 triệu người Việt định cư tại Hoa Kỳ: tốt nghiệp trung học 59%, tốt nghiệp đại học 15.9%, chuyên gia 10.7%, 280 nhà phát minh, nhiều giáo sư giảng dạy tại các trường đại học Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia hàng đầu tại Viện Khoa học Hàng không, Không gian Hoa Kỳ.
-Tổ chức Education Trust West ở Oakland, Cali cho biết học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Cali năm nay, gốc Latinos chiếm 57%, gốc Phi châu chiếm 59%, gốc Trắng chiếm 81%, gốc Á châu chiếm 89% cao nhất, tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ toàn nước Mỹ. Riêng học sinh gốc Việt nằm trong số gốc Á châu "tỉ lệ đậu trung học còn cao hơn các sắc tộc Á châu khác nữa". (theo Việt Báo.Com ra ngày 13/6/2004).
-Bài phóng sự "Tiếng vang chấn động của Gốc Việt Toàn Mỹ" của Trần Đông Đức (đăng trên Sài Gòn Mới, FL), đưa tin ngày 10/5/04 tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Đại hội Người Mỹ gốc Việt diễn ra 3 ngày và kết thúc bằng Đêm Gala mà chỉ những buổi yến tiệc sang trọng mới có như thế với giá 1.000 USD cho một chỗ ngồi. Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ và nhiều tên tuổi lớn gốc Việt đến tham dự đã làm cho Gala trở thành một ngày lịch sử đầy ấn tượng bằng một phong thái sang trọng, thượng lưu hạng nhất. Tờ Washington Post đưa tin "Họ là thế hệ 1.5", khi rời nước năm 1975 hoặc những năm sau đó họ còn rất trẻ, có thể đã trải qua những tháng ngày lênh đênh trên biển cả, giờ đây
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
135
như những con thiên nga lộng lẫy, họ là cô gái thông minh xinh xắn đang làm thông tấn viên cho đài truyền hình CNN, là chàng trai lực sĩ cao lớn ngoại hạng chơi football có cả triệu người hâm mộ, là những đại diện của Mỹ quốc đi tham dự Thế vận hội Olympic, là nghị viên đắc cử của tiểu bang, là viện trưởng phân khoa đại học, là phi hành gia vũ trụ, là khoa học gia chế tạo bom áp nhiệt, là nhà triệu phú sang trọng hào phóng... là những tên tuổi nổi tiếng như Kim Thu (CNN), Dương Nguyệt Ánh (khoa học gia), Nguyễn Quý Đức (Pacific Time), Trần Thái Văn (nghị viên) v.v...Sáu giải thưởng "Ngọn Đuốc Vàng" trao cho nhà báo Đỗ Ngọc Yến (báo Người Việt), Ông Trần Đình Trường (nhà triệu phú từ thiện), Bà Lê Ngoan (phụ tá Thị trưởng Chicago), Phi hành gia Trịnh Hữu Châu, Danh thủ Nguyễn Đạt (Dallas Cowboys), và Ông Dung Trung (Fogbreak Software).
Tác giả Trần Đông Đức viết:
"Thật khó diễn tả hết hào khí huy hoàng tráng lệ của đêm Gala này. Đây không phải là một chương trình nghệ thuật như nhiều người hình dung. Những vị khách trong lễ phục Âu Á sang trọng. Những tà áo dài thướt tha với những đường hoa văn trống đồng, rồng phượng cầu kỳ hoặc những nét chữ Nôm tinh tế- chấm phá giữa những phù hoa dạ hội chiêu đãi tửu khách của kiểu cách phương Tây. Trong đại sảnh lồng lộng, phù hiệu Đại Bàng- thư họa Tiên Rồng- và hai màn hình lớn chiếu dương ảnh hòa trong nhạc khúc bi tráng của nhạc sĩ Trúc Hồ làm nên một bản sắc đương đại cho người Mỹ gốc Việt... Nếu có ai thử hình dung ra một Việt Nam đạt tới nơi chốn của sự văn minh tiến bộ thời đại thì đây chính là hình ảnh đó."
-Người Ninh Hòa Hải Ngoại:
Nhiều trí thức khoa bảng có học vị bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ, nhà sáng chế, chuyên gia nổi tiếng... mà Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam là một đan cử điển hình. Bác sĩ Nam chuyên khoa giải phẩu trẻ em được Trường Đại học Harvard
136
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
bình chọn là 1 trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ. Bác sĩ Nam sinh tại thôn Bá Hà, Ninh Diêm, Hòn Khói, mẹ mất khi 4 tuổi, năm 1978, lúc 19 tuổi, vượt biên qua Mỹ, thành tài sau 16 năm học tập gian khổ. Năm 1999 Ông được Trường Đại học Irvine tại CA mời làm Giảng sư và Trưởng Khoa Phẫu Thuật Nhi; đồng thời là Trưởng Khoa Ngoại tại Bệnh viện Nhi Los Angeles.
-Giới trẻ: thuộc thế hệ con cháu học rất giỏi, có nhiều em học giỏi hơn nhiều người bản xứ, xin đan cử 3 em:
-Em Nguyễn Phương Linh con gái của Ô.B. Nguyễn Thục (gốc Ninh Hòa).
-Em Nguyễn Thị Kim Loan con gái của Ô.B. Nguyễn Văn Thành (gốc Ninh Hòa).
Hai em Phương Linh/Kim Loan được cấp học bổng để tiếp tục chương trình đại học, vốn là hai cây bút trẻ xuất sắc của www.ninh-hoa.com. Phương Linh là tác giả bài thơ ‘Bèo Sông Dinh’ dễ thương được NV Dương Tấn Long trích đăng trong "Sông Dinh Qua Thi Ca". Còn Kim Loan đoạt nhiều giải thưởng quốc tế về vũ Ấn Độ và đàn tì bà.
-Bài viết: "Con cháu Khánh Hòa thành công tại Mỹ quốc" của Thầy Lê Văn Ngô, cựu giáo sư Trường T.H.Trần Bình Trọng, Ninh Hòa (đăng trên Đ/S Nha Trang - Khánh Hòa Bắc Cali, Xuân 2004) cho biết:
-Em Lê Thị Ngọc Phúc: con gái út của Ô.B. Bác sĩ Lê Ánh (quê Phú Thọ, Ninh Diêm) niên khóa (1992-1993) thủ khoa Trường T.H. Chula Vista, Cali, được tuyển chọn là một trong "20 học sinh Trung học giỏi nhất nước Mỹ" được liệt vào hàng “những học sinh Mỹ xuất sắc nhất". Năm 1991 bức tranh "Price of Freedom" của em Phúc đoạt giải nhất trong kỳ thi Fine Arts tại San Diego, CA. Hiện nay em là Bác sĩ trong một gia đình mà cha, mẹ, 2 chị, 1 anh: đều là bác sĩ.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
137
-Bài viết: "Thành Tích Tuổi Trẻ" của Nhóm Thân Hữu Ninh Hòa tại Massachusetts (Boston) đăng trên Ninh Hòa.Com đưa tin:
-Em Lê Ngọc Dung con gái của Ô.B. Lê Ngọc Năng (tiệm nem Thái Thị Trực, Ninh Hòa) nhận học bổng theo học tại Trường Đại học MIT ngành y khoa, MIT là viện nghiên cứu khoa hoc kỷ thuật hàng đầu thế giới. Bốn năm trung học của Dung: Giải nhất Pháp văn, Giải nhất Khoa học Kỹ thuật, được chọn vào The National Honor Society.
-Em Trần Đức Duy con Ô.B. Trần Đức Cảnh quê Ninh Hòa, đang theo học tại Trường Đại học Tufts, dự tính trở thành khoa học gia. Được chọn làm Latin Scholar, v.v...
-Em Nguyễn Thị Diễm con út Ô.B. Nguyễn Ngọc Hùng quê Ninh Hòa, tốt nghiệp T.H. Methuen, xếp hạng nhì trong số 400 em, được cấp học bổng theo học tại Trường Đại học Boston ngành Y khoa, xuất sắc toàn diện, nhận nhiều giải thưởng, được chọn vào The National Honor Society.
-Em Lâm Thị Đoan Trinh con út Ô.B. Lâm Bổ quê Ninh Hòa, được học bổng theo học tại Trường Đại học Boston ngành sinh hóa, nhận nhiều giải thưởng, được chọn vào The National Honor Society.
-Em Hồ Thị Minh con gái Ô.B. Hồ Ngọc Anh quê Ninh Hòa, theo học tại Bay State College nghành kiểu mẫu trang phục, được chọn vào The National Honor Society.
-Em Nguyễn Thị Thảo con Ô.B. Nguyễn Văn Phước quê Ninh Hòa, là Chủ tịch Hội Học sinh Trường Timolthy, niên khóa 2002-2003 đứng đầu Lớp 8, xuất sắc toàn diện, được học bổng tiếp tục học tại trường T.H. Phillips Academy, là trường trung học số 1 tại Hoa Kỳ.
Còn nhiều nữa, nhưng ở đây chỉ nêu tên 9 em học sinh xuất sắc tiêu biểu mà tên tuổi đã xuất hiện trên báo/trên mạng để chúng ta hãnh diện về các em, dù nhỏ tuổi nhưng đã làm rạng danh xứ Ninh ở quê người. Qua các em người ta biết có
138
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
một thế hệ tuổi trẻ xứ Ninh ở quê người rất thông minh, chăm chỉ, hiếu học.
-Nhóm Thân hữu Ninh Hòa ở MA: có 30 gia đình mà đã có tới 6 em học sinh xuất sắc chiếm tỉ lệ 2/10, nghĩa là cứ 10 gia đình thì có 2 em học sinh giỏi, một con số thật đáng phấn khởi, tự hào và hy vọng về tuổi trẻ xứ Ninh ở MA nói riêng và ở hải ngoại nói chung.
-Về truyền thông báo chí chuyên nghiệp: có thể đan cử Nhật báo Calitoday, Báo điện tử www.calitoday.com và Đài Truyền Hình của ký giả Nguyễn Xuân Nam (quê Xuân Hòa) đã hoạt động mạnh mẽ.
-Người Ninh Hòa thành công ở hải ngoại về các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục, thể thao... khá đông. Riêng thành công trong thương mại, có thể đan cử tiệm vàng Ngọc Bích (quê Phú Bình, Ninh Hòa) trong chợ Phước Lộc Thọ tại Nam Cali là một điển hình.
-Về Website: Trong vòng 12 năm qua, tại tỉnh Khánh Hòa dường như chưa có 1 huyện nào có nhiều trang Web như huyện Ninh Hòa:
-www.ninh-hoa.comcủa webmaster Nguyễn Văn Thành (quê Xóm Rượu) hiện có tới 1,802,094 lượt người vào đọc.
-www.ninhhoatoday.net của webmaster Dương Tấn Long (quê Xóm Rượu).
-www.songdinh.com của webmaster Lê Lai (quê Vĩnh Phú).
-www.hoininhhoaducmy.com của webmaster Lê Lai (quê Vĩnh Phú) và Hội Ninh Hòa-Dục Mỹ Hải Ngoại do Ô Văn Hùng Đốc (quê Xuân Hòa) làm Hội Trưởng.
-www.binhhoa-ninhhoa.org của webmaster Phan Chánh Luân và Hội Cựu Học Sinh Trường Bình-Hòa Ninh-Hòa Hải Ngoại do Thầy Hồng Phù Quốc (quê Ninh Hòa) làm Chủ tịch.
-www.haibogiay.net của webmaster Ca Dao (quê Đại Mỹ).
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
139
- Về Hò giã gạo, Hò cấy lúa: Vào thập niên 1920 nổi tiếng có Ông Bà Chín Nửa (quê Phú Bình) đôi trai tài gái sắc giỏi hò đối đáp và cũng vì cảm phục nhau mà nên duyên chồng vợ.
Nam:
Nữ:
Cô kia tắm suối Hoa Lan
Mặt hoa da phấn hai hàng mi cong Ước gì được tắm chung dòng
Kỳ lưng cho má thêm hồng thêm xinh.
Về mang quang gánh ra đây
Gánh đất Hòn Lớn đổ đầy biển xanh
Nếu mà nhiệm vụ hoàn thành
Tui cho anh được xuống gành tắm chung.
-Về Hát bội, Múa lục cúng, Hô bài chòi:
Vào thập niên 1920, Ông Tám Phú Hòa (quê Phú Hòa) lập gánh hát bội nổi tiếng với tuồng “Tiết Đinh San, Phàn Lê Huê”, “Ngũ Hổ Bình Tây”. Vào thập niên 1930, Ông Xã Vạn Hữu (quê Vạn Hữu) lập Đoàn Múa Lục Cúng tại Chùa Thiên Bửu Thượng. Vào thập niên 1950, Cô Năm Đào (quê Điềm Tịnh) lập Đoàn Múa Lục Cúng thứ hai cũng tại ngôi chùa trên. Vào thập niên 1980, Ông Bầu Trừ (người Phước Đa) cùng Cô đào Hạnh (người Vạn Giã) lập gánh hát bội nổi tiếng với tuồng "Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu Thành". Trong thời gian này có Ông Tám Cụt (quê Vĩnh Phú) thường mặc bộ bà ba đen nổi tiếng hô bài chòi hay đã đi lưu diễn nhiều nơi được Bà Tám Vĩnh Phú giúp đỡ về nhiều phương diện, kể cả Ô Bầu Trừ cũng nhờ Bà đỡ đầu mà có gánh hát bội.
Các gánh hát bội và hô bài chòi đi lưu diễn ở các làng xã vào các dịp tế lễ hay xuân kỳ thu tế, trong khi Đoàn Múa Lục Cúng múa hát nơi các chùa chiền trong và ngoài huyện vào các ngày lễ lớn. Người Ninh-Hòa mê Hát bội, Múa lục cúng,
140
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Bài chòi, cũng như sau này mê cải lương, tân nhạc vậy. Có câu ca dao:
Tiếng đồn Điềm Tịnh chơi sang Hát đình nửa tháng Bầu Đàn chạy te.
Ảnh Ban Múa Lục Cúng Chùa Thiên Bửu (Thượng) nhân dịp Đại Giới Đàn năm 1934, ảnh còn treo tại nhà Tây Thiên Bửu (Thượng). Từ trái: Cô Sáu Máy, Cô Bốn Khẹt, Cô Đặng thị Nhân, Ô. Phạm Xuân Khuê, Ô. Trừng Công (Pháp danh), Thầy Nhơn Thị, Thầy Phụng Sơn, Thầy Ba..., Ô. Xã Vạn Hữu, Ô. Phạm Xuân Đài, Cô Hồ thị Muôn (sinh 1919, 15 tuổi), Cô Phạm thị Dây, Cô Mười Đang.
-Về thi văn đàn & hội thơ văn:
-Năm 1967, Vinh Hồ (quê Điềm Tịnh) cùng Phương Hữu - Phạm Hữu Phương (quê Phong Phú) và trên 20 văn thi hữu Ninh Hòa lập thi văn đàn Tiếng Vọng tại tư gia Nguyễn Huệ (Cầu Gỗ, Ninh Hòa). Thời gian này, Nguyễn Câu (quê Nghi Phụng) nổi tiếng với bức tranh sơn dầu “Brigitte Bardot” (tranh đề tặng nữ sinh Kim Anh được Cô treo tại tư gia). Còn Phương Hữu thì đã làm nhiều thơ, mấy năm sau tự in TY-PÔ 1 tập thơ trang nhã mang tên “Tình Khúc Thâm Cung” trong đó có 4 câu lục bát đề tặng Cô nữ sinh Lê thị Đông:
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
141
Tôi đưa em trở lại trời
Mùa đông chợt lạnh rã rời thịt da Sông khô năm tháng đò qua Thuyền không bến đậu tình ta đã già. (Thơ Phương Hữu)
Thơ đã vận vào người, mùa Hè đỏ lửa 1972, anh quân nhân Sư Đoàn 23, nhà thơ Phương Hữu tử trận và mất xác trên Cao nguyên. Hai chị em Đông & Anh (quê Xuân Hòa) là hai thành viên trẻ nhất trong thi văn đàn Tiếng Vọng lúc bấy giờ.
-Năm 1979, Ông Ba Nhương-Nguyễn Nhương cùng 8 thi hữu thôn Điềm Tịnh lập nhóm thơ Bát Tiên. Có 1 thi tập viết tay đã phổ biến kín trong giới yêu thơ Ninh Hòa lúc bấy giờ mang tên “Thơ Bát Tiên” gồm 26 bài Đường luật được đếm số từ Bát Tiên 1 đến Bát Tiên 26. Mỗi bài thơ đánh dấu một kỷ niệm gặp gỡ, mỗi người nối 1 câu mà thành. Xin trích bài số 25 sau đây:
Bát Tiên 25
Năm ngoái sân này cũng sáng trăng, Thu nay bàn lại chuyện thơ văn. Từng bài thơ đọng tình quê mẹ, Mỗi cốc rượu nâng nghĩa bạn bằng. Đương độ thu tàn sương lạnh lạnh, Chợt mưa phùn đến bấc săng săng. Đêm qua già nửa tình chưa đã, Trăng lặn, đồng xa, nước trắng lăng. Bát Tiên
(Rằm tháng Tám năm Canh Ngọ, 1990).
Nhóm thơ Bát Tiên sau 16 năm sinh hoạt đã đổi tên thành Nhóm thơ Trăng Quê Ninh Phụng do NT Điềm Ca làm Trưởng nhóm, sau đó NT Nguyên Bích thay thế. Thời gian này có những cây bút hăng hái như: Nguyễn Duy Long (Ninh Phụng), Nguyễn Tảng (Phú Bình), Phan Hữu Công (Vĩnh Phước), Hoàng Giang Thạch (Điềm Tịnh)...
142
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
-Năm 2009, Vinh Hồ ( Điềm Tịnh) cùng 12 thi văn hữu lập Hội Văn Nghệ Tự Do tại Orlando, Florida, Hoa Kỳ hoạt động thuần túy về văn học nghệ thuật. Vinh Hồ được bầu làm Hội trưởng đầu tiên. Đến nay sau hơn 6 năm sinh hoạt qua 3 đời Hội trưởng đã in được 3 tuyển tập Văn Nghệ Tự Do, mở trang web http://vannghetudo.org/ mở diễn đàn www.vannghetudo15@yahoogroups.com lập Ban Nhạc Văn Nghệ Tự Do và ra mắt sách cho nhiều hội viên xa gần. Số hội viên hoạt động khá đông đến từ nhiều nước như Mỹ, Pháp, Anh, Úc...
-Tại Mỹ, Cố thi sĩ Phạm Thành Tài (1932-1997) quê Mỹ Hiệp, Ninh Hòa xuất bản 1 thi tập; nổi tiếng với bài thơ “Anh còn nợ em” đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc qua tiếng hát Quang Dũng cùng nhiều bài thơ phổ nhạc nổi tiếng khác.
-Sách “Tác Giả Việt Nam” (1905- 2005) sưu tập của nhà văn Lê Bảo Hoàng, tái bản lần 1 tại hải ngoại, dày 800 trang, giới thiệu tiểu sử, tác phẩm của 1,682 tác giả Việt Nam, trong đó có tác giả người Ninh Hòa: Phạm Dạ Thủy (Vĩnh Phú), Quan Dương (Mỹ Hiệp) và Vinh Hồ (Điềm Tịnh).
-Những tác giả Ninh Hòa đã có sách xuất bản từ tháng 3- 2015 trở về trước: Phạm Tín An Ninh 2 cuốn (rể Ninh Hòa), Lương Lệ Huyền Chiêu 1 (Mỹ Hiệp) & Trương Thanh Sơn 2 (rể Ninh Hòa), Phạm Thanh Khâm 1 (Văn Định Hạ), BS Lê Ánh 1 (Phú Thọ), Nguyễn Văn Thành 1 (Xóm Rượu), Tường Hoài 1 (Mỹ Hiệp), Mai Quang 1 (Thuận Mỹ), Diệp Thế Mỹ 1 (Mỹ Hiệp) & Lê Anh Dũng 1 (rể Ninh Hòa), Anh Thy 1 (Nghi Phụng), Nam Kha 1 (Mỹ Hiệp), Quan Dương 3 (Mỹ Hiệp), Linh Vũ 1 (Ninh Hòa), Hải Ly 3 (Mỹ Hiệp), Vinh Hồ 3 (Điềm Tịnh), Điềm Ca 5 (Điềm Tịnh), Nguyên Bích 1 (Điềm Tịnh), Phạm Duy Tân 1 (Xuân Hòa), Cao Nhật Quyên 1 (Phước Đa), Trần Thị Minh Nguyệt 1 (Ninh Hòa), Nguyễn Thị Khánh Minh 8 (quê cha Thuận Mỹ), Quốc Sinh
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
143
1 (Hòn Khói), Thùy Xanh 1 (Đại Cát), Trần Minh Hiền 2 (quê mẹ Thạch Thành), Hoàng Phi-Nguyễn Hoàng Phi 1 (Ninh Hòa), Nguyễn Tấn Ca 2 (Ninh Quang), Nguyễn Hữu Tài 2 (Vĩnh Phú), ... Ngoài ra, còn trên 200 cây bút có thơ/văn đăng trên các website/báo chí từ 12 năm qua (2003- 2015) nhưng rất tiếc không thể kể hết phương danh trong 1 bài viết có số trang hạn hẹp này.
-Về biên khảo: Nguyễn Văn Thành (Xóm Rượu) đã xuất bản 1 cuốn sách biên khảo và đã viết nhiều bài khảo cứu về phương ngữ, khoa học, giáo dục, kinh tế... trong suốt 12 năm qua trên WWW.NINH-HOA.COM. Bên cạnh đó có các cây bút: Lê Văn Ngô, (Phước Đa), BS Lê Ánh (Hòn Khói), Phạm Thanh Khâm (Văn Định Hạ), Liên Khôi Chương (Ninh Hòa), BS Nguyễn Vĩ Liệt (Ninh Hòa), Phan Đông Thức (Phong Phú), Trần Minh Hiền (quê mẹ Thạch Thành), Mục Đồng-Trần Thanh Thiên (Bình Thành), Dương Tấn Long (Xóm Rượu), Võ Triều Dương (Tân Tứ), Đỗ Độ (Tân Tứ), Trí Bửu Nguyễn Thừa (Ninh Thân). Có nhiều cây bút đã ghé vào lãnh vực này: Nguyễn Tố (Phú Bình), Văn Hùng Đốc (Đại Tập), Nguyễn Văn Nghệ (Phong Ấp), Lương Lệ Huyền Chiêu (Mỹ Hiệp), Linh Vũ (Đại Cát), Đường Du Hào (Xóm Rượu), Trương Khắc Nhượng (Bình Thành), Hải Lộc- Lê Thị Lộc (Ninh Hòa), Phó Đức Lâm (Dục Mỹ), Hà Thị Thu Thủy (Dục Mỹ), Nguyễn Thục & Phương Lệ (Xóm Rượu), Trí Đức-Nguyễn Xuân Hoàng (Xóm Rượu), Thục Minh-Nguyễn Thị Thục (Dục Mỹ), Nguyễn Đình Đại Lộc (rể xóm Rượu),...
-Về hội họa: Lương Trường Thọ (Đông Hòa, Hòn Khói) là 1 trong 30 họa sĩ tham dự cuộc triển lãm All America Tour qua 10 thành phố nổi tiếng về mỹ thuật, là 1 họa sĩ người Á châu duy nhất được Hội Đồng Nghệ Thuật Thế Giới (WAF) xếp vào hạng Master Art; Hoàng Song (Giáo sư, rể Ninh Hòa); Phi Ròm-Nguyễn Hoàng Tiên (Dục Mỹ) hội viên Club Hội Họa Bamble Norway. Ngoài ra còn nhiều cây cọ đã âm
144
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
thầm sáng tác từ trước 1975 cho đến nay; Lương Lệ Huyền Chiêu (Mỹ Hiệp) & Trương Thanh Sơn (rể Ninh Hòa); Nguyễn Câu (Nghi Phụng); Trần Phượng Hoàng (Mỹ Hiệp); Đường Ngọc Chi (Mỹ Hiệp); Minh Lâm-Lâm Minh Tài (Mỹ Hiệp); Ðường Thế Sơn (Ninh Hòa); Lê Thị Ngọc Phúc (quê cha Ninh Diêm) năm 1991 bức tranh "Price of Freedom" của sinh viên Lê Thị Ngọc Phúc đoạt giải nhất trong kỳ thi Fine Arts do Dân biểu Liêng bang Cunningham tổ chức tại San Diego, CA, bức tranh ghi lại cảnh vượt biên trên thuyền của Cô cùng cha, 2 chị và 1 anh trai năm 1987; ...
-Về nhiếp ảnh: Chụp cả ngàn bức ảnh có Đường Bình (quê Mỹ Hiệp), riêng tấm ảnh “Người chèo thúng” đã được thính giả đài BBC bình chọn trong mục “mỗi tháng 1 lần”. Ngoài ra còn có các phó nhòm: BS Lê Ánh (Phú Thọ), Phạm Thanh Khâm (Văn Định), Nguyễn Văn Thành (Mỹ Hiệp), Cù Tấn Báu (Mỹ Hiệp), Sử Xương Hải (rể Ninh Hòa), Đỗ Trọng Quý (Xuân Hòa), Trầm Lệ Ý (Mỹ Hệp), Lê Lai (Vĩnh Phú), Trần Đức Cảnh (Ninh Hòa), Nguyễn Phước Sơn (Mỹ Hiệp), Dương Tấn Long (Xóm Rượu), Phan Thế Vinh (Điềm Tịnh), Lã Quốc Việt (Mỹ Hiệp), Mục Đồng (Ninh Hòa), Kim Loan (gốc Xóm Rượu), Quang Hạ (Ninh Hòa)...
quê cha
-Về âm nhạc: Kim Loan (nhạc sĩ/nghệ sĩ/giáo sư
Xóm Rượu) chiếm 2 giải nhất trong kỳ thi Quốc Tế về Âm Nhạc và Vũ Điệu tổ chức tại Hí viện Montgomery thành phố San Jose, CA, Hoa Kỳ năm 2008; Ngô Đình Trọng (nghệ sĩ, Hậu Phước) năm 2010 lập Đoàn Cải Lương Ánh Bình Minh tại Orlando; Hạ Vy (ca sĩ, gốc Hòn Khói) nổi danh tại hải ngoại; Hà Thị Thu Thủy (ca sĩ, gốc Dục Mỹ) nổi tiếng với bài Quê Tôi thơ phổ nhạc của nhạc sĩ LMST; Chi Lai (thổi sáo, Xuân Hòa). Ngoài ra còn nhiều tiếng hát: Lan Đinh (Dục Mỹ); Lương Lệ Huyền Chiêu (Mỹ Hiệp); Thu Phương (Phước Đa); Tuyết Hoa (Dâu Dục Mỹ); Minh Nguyệt (Ninh Hòa); Minh Trí (Xóm Rượu); Nguyễn Tính (Trường Ðức Linh); Võ Ngọc Thành (Trường Trần Bình Trọng); Dương
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
145
Tấn Sơn (Xóm Rượu); Phan Thế Vinh (Điềm Tịnh); Ngô Đình Thành (Hậu Phước); Lý Hổ (Cầu Gỗ, Ninh Hòa)... và các giọng ngâm thơ: Thi Thi (Phước Sơn), Hoàng Giang Thạch (Điềm Tịnh)...
-Những sưu tập trong các lãnh vực trên đây căn cứ từ truyền thông, báo chí, website, các bậc tiền bối trưởng thượng, bằng hữu; không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, trong nước hay ngoài nước. Vì địa lý xa xôi, không gian bao la, khả năng hạn hẹp, thông tin hạn chế, cũng như việc sưu tập này chỉ là bước đầu cho nên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự chỉ giáo, đóng góp, bổ sung của các bậc cao minh cùng quý đồng hương và niệm tình bỏ qua cho những nhầm lẫn khiếm khuyết, xin đa tạ.
-Các nhà nghiên cứu lịch sử công nhận Việt Nam có một nền văn hóa riêng biệt, có nhiều danh nhân, có một nền nhân chủ làng xã lâu đời, có những phát minh tiên tiến như xử dụng tiền giấy đầu thế kỷ 15, từng 3 lần chiến thắng đạo quân Mông Cổ hùng mạnh mà vó ngựa đã đi từ châu Á đến châu Âu như chỗ không người, cũng như có một lịch sử mở mang bờ cõi về phía Nam thật kỳ diệu vào thời Chúa Nguyễn...
Việt Nam là nước Á châu duy nhất dùng mẫu tự La Tinh. Chiếc Áo Dài Việt Nam xinh đẹp, là sự dung hợp tuyệt vời giữa 2 nền văn hóa, vừa kín đáo e ấp nhẹ nhàng Đông phương, vừa phơi bày hấp dẫn khêu gợi Tây phương.
Người Việt Nam ngoài tinh thần dũng cảm bất khuất còn nổi tiếng là một dân tộc hiền hòa, nhân hậu, thông minh, sáng tạo. Người xứ Ninh cũng hội đủ những giá trị tinh thần cao quý đó.
Trời ban cho con người một bộ óc thông minh sáng tạo và một trái tim hiền hòa nhân ái. Tuy nhiên điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, xã hội, giáo dục, giao tế, chủng tộc... cũng góp phần quyết định tình cảm và lý trí con người.
146
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Thiển nghĩ, địa lý và chủng tộc là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thông minh sáng tạo của người xứ Ninh. Địa lý là muốn nói đến cái anh khí địa linh tốt lành đầy trọn mà Trời đã ban cho xứ Ninh, và chủng tộc là muốn nói đến sự pha trộn (lai giống) giữa các chủng tộc với nhau.
-Tại xứ Ninh trên 3 thế kỷ đã có một sự pha trộn (lai giống) giữa hai dòng máu Việt, Tàu vì họ đã cùng đến định cư và cùng sống trên một mảnh đất có tên là phủ Thái Khang từ hậu bán thế kỷ 17.
Người Tàu ở Xứ Ninh rất đông, gọi là người "Minh- Hương". Nghĩa địa người Tàu tại cây số 5 thuộc xã Ninh Xuân, Ninh Hòa có dựng bảng bên Quốc lộ 21 đề là "Nghĩa Địa Minh Hương". Hầu hết người Minh-Hương sống tập trung tại các thị trấn sầm uất, tuy nhiên cũng có một số sống rải rác tại các làng xã xa xôi.
Qua đoạn sử sau đây, chúng ta có thể biết được phần nào nguồn gốc người Minh Hương đến sinh sống tại xứ Ninh:
Năm 1679, các quan nhà Minh là Tổng binh Trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, cùng Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm (thuộc Quảng Đông) Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, không thần phục nhà Thanh đã đem 3,000 quân cùng 50 chiến thuyền đến cửa Tư Hiền và cửa Thuận An xin yết kiến chúa Nguyễn, chúa Hiền sai 2 tướng Văn Trình, Văn Chiêu đưa quân binh nhà Minh vào Nam, mang theo quốc thư yêu cầu vua Chân Lạp cấp đất đai cho họ canh tác và đối xử tử tế với họ. Đám Dương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho còn đám Trần Thượng Xuyên thì ở Bàn Lân (Biên Hòa).
Nhờ cộng đồng người Minh Hương tị nạn này mà 2 tân thị trấn được thành lập là Đại Phố Châu (Cù Lao Phố Biên Hòa) và Mỹ Tho Đại Phố lần lần trở thành 2 trung tâm thương mại
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
147
phồn thịnh đón tiếp nhiều ghe thuyền ngoại quốc vào buôn bán như người Tây phương, người Nhật Bản, người Chà Và... Về sau (1698) quan Kinh lược đất Chân Lạp Nguyễn Hữu Kính lập làm xã Thanh-Hà (vùng đất của người Tàu ở Trấn Biên (Biên Hòa) và xã Minh-Hương (vùng đất của người Tàu ở Phan Trấn (Gia Định).
Lúc bấy giờ có Mạc Cửu, người Quảng Đông, khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh đã bỏ sang Chân Lạp cư ngụ ở Sài Mạc, buôn bán kinh doanh mở sòng bạc làm ăn phát đạt mới lấy tiền chiêu mộ lưu dân lập ra 7 xã gọi là Hà Tiên rất phồn phú. Năm 1708, Mạc Cửu xin thuộc về Chúa Nguyễn, được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong Tổng binh giữ đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con trai là Mạc Thiên Tứ thừa kế được phong chức Đô đốc, đã cho xây thành, đắp lũy, mở chợ, làm đường, rước thầy về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.
Mạc Thiên Tứ còn là một nhà thơ tài hoa lịch thiệp nổi tiếng ở miền Nam đã làm 10 bài thơ vịnh cảnh đẹp Hà Tiên được các thi sĩ đương thời khắp nơi đáp họa hiện còn ghi trong văn học sử.
-Tóm lại, khi nhà Thanh lên ngôi, những người Minh Hương bất khuất không thần phục Thanh triều đã bỏ xứ sang tị nạn tại VN và Chân Lạp vào hậu bán thế kỷ thứ 17.
Những người Minh Hương đầu tiên đến định cư tại xứ Ninh có thể đã ra đi cá thể như trường hợp Mạc Cửu, hay đi tập thể như trường hợp 3,000 chiến binh trên 50 chiến thuyền của các quan Tổng binh nói trên. Cũng có thể họ chính là những chiến binh dũng cảm trong số 3,000 chiến binh, đã ghé vào cửa Vạn, cửa Giã ở Vịnh Vân Phong hay cửa Hà Liên, tức cửa Sông Dinh ở vịnh Nha Phu... để rồi "đất lành chim đậu" đã dừng chân vĩnh viễn trên các vùng đất xinh đẹp của phủ Thái Khang như Vạn Giã, Hòn Khói, Ninh Hòa?
148
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Ông Đoàn Thảo vị cao niên quê Bình Tây, Ninh Hải, Hòn Khói, Ninh Hòa cho biết Ông Tổ họ Đoàn của ông là người Tàu đã đến định cư tại Bình Tây trên ba trăm năm rồi. Bình Tây là một làng nằm sát biển có bến đò đi Vạn Giã.
Qua lời ông Đoàn Thảo, chúng ta có cơ sở để tin rằng người Minh Hương đã đến định cư tại phủ Thái Khang váo hậu bán thế kỷ 17, thời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cách nay trên 300 năm, họ đã bỏ nước ra đi trong hoàn cảnh lịch sử như đã trình bày.
Giống như những người Minh Hương định cư ở Mỹ Tho, Biên Hòa, Hà Tiên, những người Minh Hương định cư ở phủ Thái Khang cũng đã nhanh chóng ổn định, thành công trong thương mãi, Đông y, lý số, tử vi, phong thủy... được tập thể người Việt quý mến gọi là "Các Chú". Hai dãy phố trên đường Trần Quý Cáp, Ninh Hòa đa số các cửa tiệm là của người Tàu. Đã có rất nhiều gia đình người Tàu và người Việt làm sui gia với nhau.
Qua trên 3 thế kỷ, chính sự "hợp chủng" giữa 2 dân tộc thông minh này đã sản sinh ra những thế hệ con cháu ngày càng thông minh hơn.
Tôi tin điều bí nhiệm này cũng như tôi tin "Địa linh sinh nhân kiệt" vậy.
3. KẾT LUẬN:
Thuở thiếu thời tôi luôn mặc cảm mình là dân nhược tiểu, quê hương mình nghèo cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, trẻ em không được đến trường... nên tôi chẳng có một chút lạc quan nào.
Nhưng từ khi tìm hiểu lịch sử Ninh Hòa, lịch sử Khánh Hòa, lịch sử Việt Nam, lịch sử phong trào Nam Tiến, những trang sử hùng anh, kỳ diệu đã làm tôi giựt mình.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
149
Cách nay 350 năm, Ninh Hòa xưa tức xứ Ninh có tên là phủ Thái Khang, chạy dài từ Đèo Cả đến Diên Ninh, bao gồm 2 huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và 1 phần huyện Khánh Dương ngày nay. Rồi theo thời gian Thái Khang đổi tên thành Bình Khang, Bình Hòa, Ninh Hòa. Dinh Thái Khang tức lỵ sở Khánh Hòa xưa đặt tại Ninh Hòa bên bờ Bắc sông Dinh suốt 140 năm lịch sử đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Nam Tiến mở mang bờ cõi gần nửa nước.
Bao mặc cảm cũ tiêu tan, trong tôi chất ngất hình ảnh một xứ Ninh lẫm liệt phi thường. Cả một vùng non nước sáng đẹp lung linh...
Đường vô xứ Vạn, xứ Ninh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Tôi thấy cái gì trên xứ Ninh cũng êm ái dịu hiền.
Đại Lãnh, Núi Vọng Phu, sông Dinh, Ba Hồ, Suối Nước Nóng Dục Mỹ, Dốc Lết, Lăng Bà Vú, Tháp Bửu Dương, Muối Hòn Khói, Trầm Vạn Giã, Nem Ninh Hòa... và con gái nữa đều nổi tiếng:
Con gái Ninh Hòa, Ông già Phú Yên
-Có 4 nhận xét về con người Khánh Hòa (trong đó có người xứ Ninh) xin được nêu ra đây:
-Thi sĩ Quách Tấn: "Tánh người hiền hòa... Thái độ ung dung nhàn nhã. Chẳng những lúc thái bình, cả lúc chiến tranh cũng vậy, người Khánh Hòa ít chộn rộn ồn ào... Không chơi với người thời thôi, chớ một khi đã là bạn rồi thì trước sau như một."
150
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Qua làng Phước Lý, Tuân Thừa Nghe hò cấy lúa thật vừa bụng anh.
-Nhà biên khảo Nguyễn Đình Tư: "Đồng bào Khánh Hòa rất chất phác, thật thà, nói năng nhẹ nhàng, tính tình điềm tĩnh, sống với nhau rất êm thấm. Tinh thần tương thân tương trợ rất cao."
-Nhà biên khảo Trần Ngọc Hai: "Tính tình con dân Khánh Hòa thuần hậu, không khoe khoang, không đua đòi, không giận hờn lâu dài, tận tụy với chức nghiệp..."
-Học giả Thái Văn Kiểm: "Dân Khánh Hòa rất hiền hòa, nhân hậu, đáng kính mến."
Quả thật năm đức tính nổi bật nhất của người xứ Ninh cũng như người Khánh Hòa nói chung là cần kiệm, hiền hòa, trực tính, nhân hậu, thủy chung.
Từ khi biết Nha Trang là "đại địa cuộc phát đạt phú quý" vì có "tứ thủy triều quy..." và xứ Ninh là vùng "đất linh" vì có "long thành trấn hải..." thì lòng tôi không giấu bao nỗi vui mừng. Tôi cảm thấy yêu núi, yêu sông, yêu biển, yêu đất và yêu người hơn.
Càng ngày cái tình yêu ấy càng rạo rực, tươi mới, mặn nồng... Phải chăng đó là Tình Quê Hương? Một quê hương xinh đẹp hiền hòa, tôn trọng nhân nghĩa lễ trí tín:
Sáng Suối Ré, chiều Quán Tre
Đậu xanh đậu đỏ, cá bè cá bông
Sáng Ninh Lộc, chiều Ninh Đông
Thấy em tần tảo đem lòng mến thương.
Ngó lên đỉnh núi Tiên Du
Công cha nghĩa mẹ thiên thu ghi lòng.
Ngó lên Văn Định, Hòa Sơn
Thấy người hiền thục nghĩa nhơn muốn gầy.
Lời thề tạc đá Vọng Phu
Thương người lính chiến mấy thu cũng chờ.
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
151
Và rất nghiêm khắc với những kẻ vô ân bội nghĩa:
Ngó lên Hòn Bà nhìn qua Hòn Lớn Trách người dạ đoản phụ bạc lời thề Gặp lựu thì lại quên lê
Quên tình quên nghĩa lối về cũng quên.
Ngoài đạo đức, luân lý, người Ninh Hòa còn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu văn học nghệ thuật, tâm hồn phong phú rạt rào tình cảm:
Về thăm Ninh Hải, Ninh Diêm
Nghe hò kéo lưới những đêm trăng rằm Về thăm Tân Tứ, Tân Lâm
Nghe hò giã gạo đêm nằm cứ mơ.
Tới Xuân Hòa, Đại Cát
Uống bát nước dừa tươi
Sáng trăng giã gạo giữa trời
Câu hò điệu lý gởi người tình chung.
Qua gặt ở Quảng Cư đất Hộ
Còn bậu đi hái đỗ Thanh Châu
Qua đây có một giỏ trầu
Nhưng quên mang dún với cau ruột hồng Mưa phùn thêm ngọn gió đông
Trầu cau gộp lại ấm lòng bậu chịu chăng?
Tình Quê Hương Ninh Hòa to lớn huyền diệu.
Nhưng khi tôi cảm nhận đầy đủ trọn vẹn điều đó thì Quê Hương Ninh Hòa đã xa nửa vòng trái đất.
152
QUÊ HƯƠNG NINH HÒA
Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ
Xoài Ninh Thọ, đổ Phú Gia
Tình quê chan chứa đậm đà
Đi đâu cũng nhớ Ninh Hòa xứ nem.
Xứ Ninh biển ngọc rừng trầm
Đi xa thì nhớ ở gần lại thương
Hòn Bà lụa phủ hào quang
Đêm Xuân Thánh Nữ bay ngang Giồng Đền Tháng Năm ngọn gió Nam lòn
Giữa trời Cô Phụ bồng con đứng chờ Đông tàn bấc thổi môi khô
Trên đồi Cổ Mã ngựa thồ về không Qua cầu Dinh nhớ, thương, mong... Tình ai theo ngọn lục bình xa xa?
Tôi đi hồn gởi lại nhà
Lấy nhau chẳng đặng sầu tha hương người. (Thơ: Vinh Hồ)
VINH HỒ
Orlando, 18/3/2015
Subscribe to:
Posts (Atom)