TRANG THƠ VĂN NHẠC
MINH NHÃ
MINH NHÃ
Nguyễn Thanh Dũng
Hình ảnh minh họa: nguồn NET
MINH NHÃ
- Bút hiệu thơ: Minh Nhã
- Bút hiệu văn: Nguyễn Thanh Dũng
- Bút hiệu văn: Nguyễn Thanh Dũng
- Tên thật: Nguyễn Hữu Hiệp
- Trước năm 1975: Khóa 17 Ngành Quân Cụ/ QLVNCH.
- Hiện định cư tại Chicago, Illinois H.O.15 (01-1993)
- Đã phát hành CD thơ:
BA MIỀN NHUNG NHỚ
- Đã in chung thơ với nhiều tác giả trong
thi đàn Hương Thời Gian 1, 2, 3 và 4
- Đã in chung truyện ngắn với nhiều tác giả:
NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI
- Đã in chung thơ với nhiều tác giả:
QUÊ HƯƠNG TRONG NIỀM NHỚ
- Đã in chung thơ với hai tác giả:
SÓNG BẠC ĐẦU
- Có thơ đăng trong thi tập
Cụm Hoa Tình Yêu từ năm 2000.
(Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại)
- Có thơ đăng trong nhiều tuyển tập do
thi hữu Phổ Đức chủ trương ở Saigon
- Đã sinh hoạt với Hội Văn Nghệ Tự Do và
Hội Văn Bút Đông Nam Hoa Kỳ Orlando (Florida).
|
Truyện
ngắn
Minh Nhã NguyễnThanh Dũng:
Minh Nhã NguyễnThanh Dũng:
NHƯ SƯƠNG NHƯ KHÓI
“Ngày
xưa, mỗi lần em buông tiếng hát,
thì
anh tay phím nắn nót cung đàn.
Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ.
Nhẹ dìu lời ca em thăng trầm theo từng lúc,
và rồi hờn yêu em khi nào em hát sai,
em nũng nịu cười nói sai là tại anh...”.
(Giọng Ca Dĩ Vãng của nhạc sĩ Bảo Thu)
Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ.
Nhẹ dìu lời ca em thăng trầm theo từng lúc,
và rồi hờn yêu em khi nào em hát sai,
em nũng nịu cười nói sai là tại anh...”.
(Giọng Ca Dĩ Vãng của nhạc sĩ Bảo Thu)
Tôi
hướng dẫn ký âm pháp và đàn ghi-ta lúc nàng chưa tròn 16 tuổi; luyện giọng hát,
tập ngân dài khi nàng làm sinh nhật ở tuổi 17. Từng bước đi của nàng tôi dìu dắt
không mệt mỏi. Nàng hát tự nhiên như nói chuyện, không sửa giọng, không cầu kỳ
và biết cách diễn đạt ý nhạc lời ca lúc nhặt lúc khoan. Mỗi khi hát, âm ba
trong vắt như tiếng suối reo, nhẹ nhàng như làn gió thoảng. Giọng nàng thích hợp
với âm giai thứ (minor) và giai điệu chậm.
Mỗi đêm đến phòng trà đánh đàn cho ban nhạc, tôi đèo nàng trên chiếc xe Mobylette xanh cũ kỹ để nàng làm quen với không khí sân khấu bỏ túi. Khi đài phát thanh Saigon tuyển lựa ca sĩ, tôi chở nàng đi thi. Nàng đã không phụ công lao tôi hướng dẫn.
Từ đó, ngoài đài phát thanh Saigon, nàng hát cho đài phát thanh quân đội và đôi khi theo ban nhạc của tôi lên truyền hình. Nàng có vóc dáng mềm mại dễ thương. Khuôn mặt thích hợp ánh đèn màu, với đôi mắt hai mí, sóng mũi thanh tú và nụ cười làm siêu lòng người đối diện.
Mỗi đêm đến phòng trà đánh đàn cho ban nhạc, tôi đèo nàng trên chiếc xe Mobylette xanh cũ kỹ để nàng làm quen với không khí sân khấu bỏ túi. Khi đài phát thanh Saigon tuyển lựa ca sĩ, tôi chở nàng đi thi. Nàng đã không phụ công lao tôi hướng dẫn.
Từ đó, ngoài đài phát thanh Saigon, nàng hát cho đài phát thanh quân đội và đôi khi theo ban nhạc của tôi lên truyền hình. Nàng có vóc dáng mềm mại dễ thương. Khuôn mặt thích hợp ánh đèn màu, với đôi mắt hai mí, sóng mũi thanh tú và nụ cười làm siêu lòng người đối diện.
Ngày
nào tiếng hát nàng cũng theo làn sóng điện trải dài khắp nơi, lúc qua đài phát
thanh, lúc qua màn ảnh truyền hình. Giọng ca cứ thế cao vút trong không gian,
càng lúc càng vang xa... thật xa... như cuộc đời nàng xa ông thầy dạy nhạc
nghèo nàn này một cách êm xuôi.
Danh
tiếng và nhan sắc của Nữ Vương ca nhạc Huyền Hương Huyền khiến biết bao người,
không phân biệt tuổi tác và giới tính, thực sự mến chuộng. Nàng là ngọn lửa rực
sáng của nền ca nhạc Việt Nam đang vươn lên trong thập niên đó. Đến đỉnh vinh
quang, ngôi sao nào cũng lấp lánh, che chắn hẳn cái nghèo nàn, khổ đau thuở ban
đầu. Người ca sĩ bao giờ cũng nổi tiếng và giàu sang nhanh hơn giới nhạc sĩ
sáng tác và nhạc công. Thời nào cũng thế.
Tôi
không oán hận hay trách móc bé Thiềm – tên cúng cơm của nàng – mà âm thầm lên Ban Mê Thuột, cộng tác với ban
nhạc ty thông tin tỉnh. Tôi đi xa để lãng quên thói đời, chỉ biết tự trách
mình, thân phận một nghệ sĩ nghèo.
Màu
đất đỏ cao nguyên, cái lạnh lan man với núi rừng xanh ngát trùng điệp là một liều
thuốc tâm lý để tôi an tâm sống cuộc đời ẩn dật. Dù vậy, mỗi lần anh trưởng ty
thông tin mở máy phát thanh hàng ngày, giọng hát Huyền Hương Huyền lại hòa
trong gió, được khuếch âm từ chiếc loa gắn trên cột đèn trước sân trụ sở, tôi
ngưng mọi công tác để lắng tai nghe... Tôi vẫn yêu giọng hát nàng, giọng hát ngập
ngừng buổi tập dượt ban đầu, giọng hát bể tiếng của đứa con gái tuổi dậy thì,
nũng nịu khi hát sai nhịp. Bây giờ giọng ca vàng, điêu luyện đó mượt mà, đài
các và truyền cảm, được hàng triệu khán thính giả hâm mộ. Có lẽ trời sinh ra để
nàng dùng lời ca điệu nhạc an ủi, vuốt ve những đau khổ con người tàng ẩn trong
lòng.
Cái
buồn theo không gian và thời gian chất chứa. Cái buồn sẽ vơi đi khi con tim được
dịp hòa trải niềm tâm sự mình trên suối thơ, trên dòng văn hoặc trên khuông nhạc.
Tôi vùi đầu sáng tác những bài ca sầu cảm...
Vào
một chiều thu, gió heo may tựa bàn tay nhung lụa vuốt ve hàng dương liễu trên
con đường dốc thoai thoải. Mầu đất mốc nâu xậm im ắng sau cơn mưa bụi ban trưa.
Mở radio tiếp vận đài Saigon, tôi bỗng lạnh người khi nghe giọng Huyền Hương
Huyền hát bản “Tình Bay Xa” của tôi. Khi
sáng tác bản nhạc, tôi hát như say như mê, cho rằng đã diễn tả hết nỗi lòng người
tha hương lữ thứ. Chẳng ngờ giọng hát nhuần nhuyễn của nàng trộn lẫn với nhịp
điệu đến nỗi không phân biệt được đâu là nhạc đâu là lời, theo gió thoang thoảng
khi nhỏ khi to. Bên tai chỉ còn nghe âm hưởng man mác, nức nở, phát xuất tự đáy
tâm hồn người cô quạnh. Có rất nhiều ca sĩ hát bản này, nhưng không thành công
vì tôi chỉ soạn riêng cho chất giọng nàng. Nàng đã xoa dịu niềm cô quạnh một
người rời thành đô hoa lệ, về nơi đèo heo hút gió, vùng trời xa xăm để tìm quên
lãng theo thời gian và không gian. Tôi như lịm dần vào cõi hư không...
●
Thời
gian trôi...
Đến
Chicago thăm người bạn vong niên, tối thứ Bảy, anh rủ tôi đến nhà hàng Phượng Hồng
uống cà phê nghe nhạc sống.
Từ
lâu, rất lâu tôi không còn buông chùng tơ đàn theo nhịp thở tâm tư. Tôi muốn ấn
tượng thuở ban đầu đã tan vỡ theo bọt nước thì cứ theo sóng thời gian trôi mãi,
trôi mãi...để ra biển cả quá khứ.
Nhưng
đêm nay, nghe dàn trống hòa nhịp với tiếng đàn bass điệu Boston, nghe Guitar
solo bài “Ánh Đèn Đêm”, tôi như tiếc nhớ khoảng trời biền biệt mãi mãi không trở
về. Tiếng Clarinette vời vợi, tí tách giọt vắn giọt dài “Nửa Đêm Ngoài Phố”,
“Mưa Đêm Ngoại Ô”. Tâm hồn cằn cỗi có dịp
dấy lên niềm cảm hứng như lúc tôi còn cộng tác với các phòng trà.
Trong
ban nhạc nhà hàng, một cậu em quen thân ở ty thông tin Ban Mê Thuột – nhạc sĩ
Lâm Quang – không hỏi ý kiến trước, đã ân cần mời tôi lên trình diễn. Dễ chừng
hơn 20 năm không sử dụng nhạc khí, tôi hơi luống cuống khi so lại dây đàn. Phía
dưới khán giả, những cặp mắt lấp lánh trong ánh đèn mờ nhạt nhòa...
“Ai đang xây lầu gác vàng cao
sang, ai đem cung nhạc tiếng đàn gieo hoan.
Lời ca ngày đó đã xa rồi, mà ai
còn trút mãi cung đàn vọng về tim...
Giờ đây mỗi lần em buông tiếng
hát, thì ai thay thế nắn phím cung đàn.
Từng nhịp nhặt khoan ai sẽ dìu theo
tiếng em và lời hờn yêu em không còn như ngày trước, và rồi tại ai trong mỗi lần
em hát sai.
Cung lỡ dây chùng mấy ai đàn đừng
sai...”.
(Giọng
Ca Dĩ Vãng của nhạc sĩ Bảo Thu)
●
Giờ
“break”, nhạc sĩ Lâm Quang kéo tôi vào hậu trường. Các ca sĩ trẻ cười đùa trong
căn phòng hóa trang. Tại góc phòng, tôi thấy một bà mặc áo kim tuyến xanh đang
uống nước. Lâm Quang chưa kịp giới thiệu, nàng đã buột miệng:
–
Anh Lê Thường...
Tôi
còn đang ngơ ngác, Lâm Quang cho biết bà là chủ nhà hàng này, đoạn trở ra
ngoài.
Ngồi
ghế salon đối diện nàng, tôi nghĩ mãi không rõ là ai, có thể một người nào đó
biết tôi thuở trước và chắc hẳn nàng nhờ Lâm Quang vời tôi vào đây.
Tôi
nói khẽ:
–
Chào bà...
–
Anh Lê Thường... anh không nhận ra em sao?
Tôi
nhìn nàng. Trước mắt tôi là một người đàn bà khoảng sáu mươi, béo phục phà phục
phịch. Phấn son không che kín các nếp nhăn thời gian.
–
Bé Thiềm đây anh... Lúc nãy nghe anh hát bài “Giọng Ca Dĩ Vãng”, em nhận ngay
ra anh. Làm sao quên được... Kỷ niệm đầu đời lúc anh tập cho em từng nốt nhạc,
sửa từng lời ca...
Tôi
phân trần. Sở dĩ tôi hát bài đó vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức tôi. Không có gì
đậm nét bằng những kỷ niệm đầu đời, những ngày thơ mộng đã qua.
Nàng
thút thít khóc...
Đã
bốn mươi năm tôi không gặp nàng. Đầu óc tôi lúc nào cũng mường tượng một cô bé
mảnh khảnh, khuôn mặt trái xoan, dáng dấp dịu dàng. Chính thời gian là thủ phạm
giết chết tuổi xanh, biến thể con người như khung kính dị dạng. Mình chẳng biết
mình hóa lão vì cơ thể bị gặm nhấm từ từ. Hai hình ảnh trên một con người chỉ
được phát giác với quãng cách đơn vị đo lường: vẫn là thời gian ác nghiệt.
Bé
Thiềm – Nữ Vương Ca Nhạc Huyền Hương Huyền – trách tôi bỏ đi sao không báo nàng
biết. Tôi cười tha thứ. Chính nàng xa tôi chứ tôi đâu phụ nàng. Danh vọng, nhịp
sống cuồng vội của một người nổi tiếng, đã khiến nàng thưa thớt đến với người
nhạc sĩ đã hết duyên hết nợ.
Nàng
vẫn nhỏ nhẹ:
–
Em biết bài “Tình Bay Xa” là của anh dù anh lấy tên khác. Gần nhau nhiều năm trời,
tuy chúng mình không nói lời thương yêu, nhưng ý nghĩ của nhau, mình đều rõ. Lời
bản nhạc trách móc kẻ bạc tình, như lưỡi dao đâm vào tim em. Niềm đau của anh
cũng là nỗi khổ của em. Em đăng báo, gửi lời nhắn tin lên đài truyền thanh và
tuyền hình tìm anh, nhưng vẫn bặt vô âm tín. Tại sao anh giận em ? Phái nam săn
đón em là chuyện của họ. Họ tâng bốc em, mua chuộc em là quyền của họ. Riêng em
tưởng nhớ đến ai, thương yêu ai, anh không biết sao? Lúc em thành danh là lúc
em nghĩ đến anh nhiều nhất...
Nàng
tiếp:
–
Anh nghĩ xem. Chờ đợi một người quyết tâm lánh mặt, chờ đến bao giờ ? Tuổi xuân
con người – nhất là người con gái – nhanh như gió thoảng mây bay, mong manh như
sương như khói. Mất tin anh, năm năm sau em mới lập gia đình...Thời gian mòn mỏi
dài như vậy chưa đủ sao anh?
Tôi
thở dài...Tôi không muốn nhắc đến chồng con nàng, cũng không muốn đề cập đến
gia đình tôi. Tôi muốn giây phút này dành trọn vẹn cho nỗi nhớ niềm thương ray
rứt trong 40 năm đằng đẵng. Nàng tiếc nuối, tôi nuối tiếc...
Bốn
mươi năm! Từ một cô bé tuổi hồn nhiên ngây
thơ, bây giờ hiện thân là một bà già. Có chăng phong cách Nữ Vương Ca Nhạc còn
đọng sót lại qua dáng dấp sang trọng của một thời từng bước trên đỉnh cao danh
vọng.
Thời
gian còn lại là bao? Phải chăng cuộc đời
chỉ là phù du? Cho dù một giai nhân nắm trong tay tất cả giàu sang, danh vọng;
cho dù một anh hùng đầy quyền bính, tung hoành lẫm liệt bốn phương trời, khi về
già cũng chỉ còn lại những thân xác bèo nhèo, bệ rạc, tâm tưởng cằn cỗi, bi
quan yếm thế. Thế gian này mấy ai giữ được mảnh đời trẻ mãi không già, mấy ai bảo
tồn nhan sắc không tàn phai và mấy ai gìn giữ được khí tiết không biến chất?
Nàng và tôi – hai cặp mắt lão không
còn tinh anh thời tuổi trẻ, nhìn nhau –
yên lặng, nhưng như ngầm nói với nhau nghìn lời... ■
GIỌT MƯA:
MƯA BUỒN THÁNG SÁU:
NGƯỜI VỢ QUÊ
Đỗ An quê Thủ Đức, vùng chùa Huê Nghiêm. Lúc bấy giờ chưa có xa lộ Saigon-Biên Hoà. Muốn lên nhà anh, tôi đạp xe từ Phú Nhuận, qua cầu Bình Lợi, cầu Gò Dưa, vào chợ Thủ Đức, rẽ đường đá đỏ ngang chùa Huê Nghiêm, đi thật xa mới đến nhà An.
Đỗ An và tôi học cùng lớp trường tư thục Nguyễn Khuyến, gần Chợ Đũi. An thích tôi vì hai đứa đồng tuổi, hợp tính và nhà nghèo. Nhưng điều quan trọng hơn, An muốn tôi lấy Huyền, em gái kế anh.
Huyền học hết tiểu học, ở nhà phụ ba má nàng canh tác. Ngoài một mẫu ruộng phải làm, hàng ngày Huyền gánh rau phụ má nàng ra chợ Thủ Đức bán, tiền lời mua thức ăn, xế trưa mới trở về nhà. Tất cả dồn tài chánh để Đỗ An ăn học, hy vọng giúp gia đình mai sau.
Ba má An muốn chọn tôi làm rể, ngỏ ý nếu có dịp, mời ba má tôi lên chơi để thắt chặt tình thân hai gia đình. Tôi vâng dạ cho qua chuyện vì tôi chê Huyền. Nàng không đẹp. Dầm mưa dãi nắng lo việc đồng áng, nước da nâu sẫm, thâm tâm tôi lại thích làn da trắng, tươi mát. Bàn tay nàng thô kệch, ngón tay mập ú như trái chuối cau, tôi lại chuộng bàn tay mềm mại, ngón thon dài búp măng. Quần áo Huyền xốc xếch. Đầu tóc Huyền bù xù. Mới chỉ hình thức bên ngoài, tôi đã thật sự mất hết hứng thú. So với Như, người tôi thương ở trường Nguyễn Khuyến, tôi điên khùng mới lấy Huyền.
Không biết An tán thế nào, ông bà cụ tôi cứ đòi lên Thủ Đức thăm gia đình An. Khi gặp mặt Huyền, má tôi bắt tôi phải cưới ngay, không kịp học thi Trung Học Đệ Nhất Cấp. Bà so sánh ngược lại. Bà cho rằng Như, cô gái tâm đầu ý hiệp với tôi không đảm đang, chung thuỷ, nết na bằng Huyền. Áo mặc không qua khỏi đầu, thân trai hiếu thảo, đành nhắm mắt theo lệnh song thân.
Chiều tân hôn, tôi buồn bực, cùng bạn bè uống rượu đến say tuý luý.
Tối đó tôi ngủ tại phòng khách. Nửa đêm, trong cơn mơ mơ màng màng, tôi thấy Như đến với tôi, mặt mày ủ rũ. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, vội vàng như sợ thời gian cắt đứt niềm hạnh phúc. Nàng dâng hiến cho tôi cuộc đời nàng. Tôi đã âu yếm nàng với tất cả đam mê như trên đời này chỉ duy nhất có một mình nàng đem hoan lạc đến cho tôi...
Sáng ra, mới biết mình đã nằm cạnh Huyền trên giường tân hôn. Và Như của tôi đêm qua chính là Huyền !
*
Ba má tôi quý Huyền lắm. Dĩ nhiên trong nhà một tay nàng quán xuyến. Quần áo dơ, tôi quăng bừa bãi, nàng giặt giũ sạch sẽ, ủi xếp cẩn thận. Khăn tay vải phin trắng phau, nàng rua chỉ vàng nhạt – màu tôi ưa thích – cả chục cái, xếp gọn gàng trong tủ quần áo. Hai em gái tôi quấn quýt bên Huyền vì Huyền không để các em tôi động móng tay. Ngủ riêng sợ ba má tôi rầy rà, đêm nào đi ngủ tôi cũng mặc hai ba lớp quần áo như dạo phố mùa đông. Tôi không muốn gần nàng thêm nữa. Huyền không nói năng gì, vẫn lo tròn bổn phận làm vợ và làm dâu.
Thi
trượt THĐNC, tôi bị gọi đi quân dịch. Thế là thoát hoàn cảnh trớ trêu, khỏi làm chồng bất đắt dĩ.
Trong
những cuộc hành quân xa nhà, đôi khi tôi cũng chạnh lòng nghĩ đến Huyền. Nhưng vào các thành phố tạm dừng quân, các em gái quán rượu đã xoá nhoà tất cả trong tôi. Tôi phải lòng Thơ, con bà chủ quán. Nàng thích tôi vì tôi tiêu tiền xả láng. Chúng tôi sống với nhau như vợ chồng. Qua thời gian
dưỡng quân, tôi lại lên đường theo chiến dịch.
Một lần hưởng 7 ngày phép, tôi không về Saigon, tạt qua nhà người vợ không cưới hỏi. Thấy tôi, Thơ đỏng đảnh cười. Nàng xoè tay hỏi lương bổng. Tôi trả nợ Quân Tiếp Vụ hết tiền. Nàng trở mặt, càm ràm:
– Xời ơi, lương hạ sĩ nhất của anh không đủ cho tôi mua son phấn ! Xí, nghèo mà ham...
Tôi thất thần... Bà hàng xóm rỉ tai:
– Nó đang cặp bồ với một ông Đại uý Pháo Binh. Chiều nào cũng rong chơi bằng xe “dép”.
Tôi về đơn vị, dù chưa hết phép.
*
Cuối tháng Ba năm 75, đơn vị tôi theo đường biển rút về Vũng Tàu, sau đó tôi đi luôn ra nước ngoài. Tôi không sao lần mò về nhà được vì đường sá đầy quân địch, cho dù lòng tôi xốn xang lo cho ba má tôi và các em gái tôi.
Khi định cư tại Mỹ, tôi mất liên lạc với gia đình. Mãi lâu về sau, Đỗ An thư cho biết hai em gái tôi vượt biên, thuyền đắm và hai đứa chết vùi dưới lòng đại dương. Gia đình tôi bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Huyền cuốc đất trồng khoai, trồng bắp, chăm sóc ba má tôi như chăm sóc cha mẹ ruột. Ba má tôi lo buồn, thiếu ăn, sinh bạo bệnh, lần lượt lìa đời. Huyền bán chiếc nhẫn cưới kỷ niệm để lo chôn cất hai người.
Một hôm, tôi nhận tin Đỗ An. Trong thư An nói sau khi cúng 49 ngày má tôi, Huyền đã rời nhà và không biết đi về đâu. Khi An đến chỗ Huyền ở, căn nhà trống hoác. An tìm thấy một gói giấy dầu trong tủ gỗ cạnh chõng tre. An mở
ra. Chiếc áo chemise cũ của tôi được cuộn tròn chung chiếc áo cưới màu trắng tinh khiết của nàng.
Sống đời chẳng trọn vẹn, lúc biệt ly, nàng chỉ dám ước muốn hơi hướm hai người quyện mãi vào nhau...
*
Rồi một ngày tôi mới chợt nghĩ đến mình. Ngày đó người bạn làm chung sở giới thiệu người em gái bà con: Cô Hồng Lan, đang sống với ba má nàng ở Long Khánh.
Ngoài bốn mươi tuổi đời, trải qua biết bao long đong, buồn nhiều hơn vui, khổ nhiều hơn sướng, tôi như quên hẳn mình còn có cuộc sống trên thế gian sầu ải này. Nơi thành phố Libertyville, bang
Illinois vắng người Việt, tôi như một cái máy. Ngày ngày đi làm, tối về chui vào căn phòng thuê nhỏ hẹp để ngậm nhấm thời gian dài không bao giờ dứt.
Qua
mô tả của Thiện, tôi tàm tạm hình dung con người Hồng Lan. Trước sự dửng dưng của tôi, Thiện đích thân xuống dịch vụ Du Lịch ở Uptown Chicago đặt vé máy bay.
Đến ngày đi, Thiện lái xe đưa tôi ra sân bay để tôi về Saigon.
Tôi lại cũng như một con người Robot, vai đeo balô đựng vài bộ quần áo, thẫn thờ chui vào phòng chờ đợi phi trường O’ Hare. Đầu óc rỗng tuếch của tôi đôi khi loé lên hình ảnh người vợ thật quê mùa, nhưng đầy tình thương yêu tôi, đầy đức tính hiếu thảo đối với cha mẹ chồng, khiến tôi nhắm mắt lại, chỉ muốn khóc như đứa trẻ thơ. Về Việt Nam chuyến này, tôi cảm thấy lòng thật miễn cưỡng. Con người tuy khô khan, chôn chặt thâm tình vào dĩ vãng, nhưng khi nghĩ tuổi già đến gần kề, phút giây nào đó tôi cuống quít lo toan đến lúc đau yếu, cô đơn, sống lăn lóc trong bệnh viện hoặc trong nhà dưỡng lão. Động cơ duy nhất không vững chắc đó khiến tôi nghe lời đường mật của Thiện để làm một chuyến trở về quê hương sau hơn hai mươi năm biền biệt nơi xứ người...
Mò mẫm theo địa chỉ Thiện ghi, tôi tìm nhà Hồng Lan không khó khăn vì Long Khánh là một thành phố nhỏ bé.
Màu đỏ vùng đất lạ như có ma lực cuốn hút tôi. Tôi tự hỏi không lẽ nơi chốn có người con gái chưa quen này đã khiến tôi chối bỏ hình ảnh người vợ chỉ một lần gần gũi ?
Gia đình Hồng Lan thuộc loại khá giả. Ông bà cụ năm nay gần bảy mươi, nhưng còn rất khoẻ mạnh. Trước năm 1975, ông bà có cửa tiệm xuất nhập cảng trên đường Tự Do, quận I Saigon.
Sau khi bị đánh tư sản, ông bà và các con về sống với người con trai lớn có vườn cà phê và tiêu ở đây.
Hồng Lan 31 tuổi. Ba nàng cho
biết vì tính tình cao ngạo nên đám nào đến dạm hỏi, nàng đều chê bai và từ chối. Vì quá kén chọn nên mãi đến nay nàng vẫn phòng đơn gối lẻ. Sắc mặt hồng hào, dáng người thon thon, chân tay yểu điệu, mới thoạt nhìn ai cũng tấm tắc vừa ý và muốn kết thân. Sau khi tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học tại địa phương, nàng về Saigon theo học Đại Học Tổng Hợp. Vì bất đồng ý kiến với người chị ruột thứ ba ở Saigon, nơi nàng trú ngụ, Hồng Lan đùng đùng bỏ về Long Khánh với cha mẹ, không thèm học nữa.
Ngồi nói chuyện với người con gái diễm lệ và kiêu sa, tôi chưa tự vấn được lòng mình là có nên tiến tới hay không. Mặc dù là người sống trên đất Mỹ, nhưng tôi chưa qua nổi ngạch cửa Trung Học Đệ Nhất Cấp, còn Hồng Lan đã bò lên năm thứ hai Đại Học. Sự chênh lệch này khi biết rõ, nàng có khinh thường tôi không ?
Đêm trăng miền quê mộc mạc và yên tịnh quá. Đồng hồ treo tường đổ 12 tiếng. Tôi vẫn không sao ngủ được. Múi giờ chênh lệch, bây giờ là 12 giờ trưa tại Illinois... Tôi chợt nghe tiếng Hồng Lan quát tháo, chửi bới. Có tiếng đáp lại nho nhỏ... Có lẽ nàng rầy rà người giúp việc, vì theo ông cụ nói ban chiều, người giúp việc làm quần quật mọi chuyện trong gia đình khiến Hồng Lan thêm lười biếng.
*
Sáng hôm sau tôi thức giấc muộn vì một đêm trằn trọc.
Má Hồng Lan cho biết Hồng Lan chờ tôi ngủ dậy để cùng nhau ra chợ Long Khánh ăn sáng. Chờ mãi không được nên nàng đã đi với chị dâu và dặn sẽ mua hủ tíu mang về cho tôi.
Khoảng gần trưa, Hồng Lan và người chị dâu về. Ngoài phòng khách, tôi nghe Hồng Lan tíu tít sai người làm hâm nóng hủ tíu cho tôi và ba má nàng trong phòng ăn kế bên. Lời nói lăng xăng của Hồng Lan khiến ông bà cụ có vẻ vui.
Ông nói:
- Tánh tình con nhỏ hay càu nhàu, quạu gắt. Hôm nay nó trở tánh, chắc cháu biết tại sao rồi phải không ?
Tôi gật đầu, biểu lộ thông cảm.
Chị người làm đặt mâm nhôm tròn đựng ba tô hủ tíu bốc khói. Hồng Lan cau mày:
- Cái chị này hư quá, sao không lấy muỗng ? Bộ bắt người ta cầm tô húp nước lèo sao ?
Tiếng dạ nhỏ và có vẻ sợ sệt.
Vào phòng ăn, ông bà cụ thân mật mời tôi cầm đũa. Tôi cảm thấy ngon miệng với tô hủ tíu mà lâu lắm tôi mới được thưởng thức hương vị quen thuộc này.
Khi ăn xong bữa, Hồng Lan dẫn tôi thăm vườn cà phê sau nhà. Đến cạnh giếng nước, Hồng Lan sai chị giúp việc kéo nước để nàng rửa mặt, rửa tay trước khi đi. Bàn tay nàng trắng nõn, mềm mại, chứng tỏ nàng không bao giờ mó tay vào bất cứ việc gì. Chị giúp việc vô tình xối nước mạnh khiến ống quần Hoàng Lan ướt sũng. Nàng la oai oái và giằng lấy thùng nước, đập mạnh vào tay chị giúp việc. Tôi bất ngờ trước hành động của Hồng Lan. Hồng Lan ngúng nguẩy trở vào nhà thay quần áo và dặn tôi chờ.
Cạnh sắc đáy thùng nước chém rách tay chị giúp việc. Máu tươi ri rỉ ra. Động lòng trắc ẩn, tôi rút vội khăn “mùi soa” bó vết trầy sướt trên tay chị người làm. Đến bây giờ tôi mới nhìn rõ tận mặt con người xấu số đó.
Từ đôi mắt một mí của chị giúp việc, hai giọt lệ lăn dài trên gò má gầy gò và xanh xao. Chị nhắm nghiền mắt lại, tay chân run rẩy. Chị mặc bộ quần áo đen cũ bạc thếch, sờn vai. Tóc tai rũ rượi, mắt thâm quầng, chị ủ rũ, mệt mỏi, chứng tỏ một người làm nhiều mà thiếu ngủ và thiếu ăn.
Bất thần tôi nắm chặt hai bàn tay xương xẩu và chai cứng của người trước mặt. Gương mặt cách đây hơn hai mươi năm tôi đã ruồng bỏ... Gương mặt mà tôi ghi nhớ, chôn chặt tận đáy tâm hồn vì hối hận và lương tâm cắn rứt... Huyền, người vợ bạc phước của tôi đây sao ? Cả nước Việt Nam bảy tám mươi triệu. người, cả nước Việt Nam rộng mênh mông; cao xanh, ơn trên nào dun rủi cho tôi lại gặp được nàng ở đây ? Đây là giấc mơ hay sự thật ?
Tôi nói trong xúc động:
-
Huyền phải không ?
Tiếng nấc người đối diện một lúc một to...
Tôi hỏi tiếp:
-
Huyền có nhận ra .... anh không ?
Đắn đo một lát, Huyền gật đầu:
- Làm sao... tôi quên được... ông.
-
Sao Huyền không đến hỏi han anh ?
Huyền yên lặng không đáp. Tôi cảm nhận niềm chua sót hiện trên mặt Huyền. Hai giòng lệ tiếp tục trào ra... Lúc Huyền còn là con gái, tôi đã dã man ruồng rẫy Huyền, huống hồ bây giờ Huyền chỉ là thân phận người làm công mạt rệp, làm sao Huyền dám gợi chuyện với tôi, một Việt kiều từ Mỹ về, đang có ý định kết hôn với Hồng Lan, chủ của Huyền. Mặc cảm người cùng đinh khiến Huyền âm thầm chịu đựng, vì cuộc đời Huyền bất hạnh từ lúc bước lên xe hoa.
Tôi đã làm mất tuổi thanh xuân của Huyền. Tôi đã đẩy Huyền vào một hoàn cảnh cực kỳ bi đát... Đền bù Huyền bao nhiêu mới xứng đáng để lòng tôi không còn ray rứt ?
Tôi xoa nhẹ đôi bàn tay Huyền. Đôi bàn tay đã lao động cật lực, vất vả nuôi ba má tôi trên vùng Kinh Tế Mới. Đôi bàn tay con dâu thảo hiền này đã chôn cất ba má tôi, tạo mồ yên mả đẹp cho cha mẹ chồng. Đôi bàn tay này dù không trắng trẻo, không thuôn đẹp búp măng, nhưng đã gói trọn nỗi buồn rưng rức trong tà áo cưới của Huyền với chiếc áo cũ của tôi trước khi dấn thân vào cuộc đời vô định, không nơi nương tựa, không biết ngày mai sẽ ra sao...
Dù thấy Hồng Lan lộ dáng vẻ kinh ngạc, đứng trân trân nhìn, tôi vẫn nắm chặt tay Huyền như không muốn đánh mất nàng lần thứ hai. Huyền đây mới là người vợ thực sự của tôi... /.
Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Nguyễn Thanh Dũng
Youtube NON NƯỚC TÌNH QUÊ, viết về quê hương VN:
Nguyễn Thanh Dũng
NHỮNG CHIỀU MAY BAY
Nguyễn Thanh Dũng