TRANG THƠ HOA VĂN
ĐỌC THƠ HOA VĂN
Hình ảnh minh họa trích từ NET
Hoa Văn (Anh Hoa)
TIỂU SỬ HOA VĂN:
Tên thật : Ngô Văn Hoà
Bút hiệu
trước 1975: Anh Hoa
Sinh quán: tỉnh Phú Thọ,
miền Bắc VN
Năm 1948 về
sinh sống tại Hànội
Năm 1954 bắt đầu
bước vào lãnh vực Thi ca
Năm 1954 Học khoá 4 Phụ Cương Quyết
tại Trường Võ Bị
Đà-Lạt (Sĩ Quan Trừ Bị)
Năm 1959-1960 học
khoá Sĩ quan Thông tin Báo chí
tại Fort Slocum , New
Jersey và khoá
Sĩ quan
Tâm Lý Chiến tại Fort Bragg , North
Carolina , Hoa Kỳ
Cựu Tiểu Đoàn
Trưởng TĐ 20 CTCT
1975: Tù cải tạo tại miền Nam và miền Bắc
VN
Cựu Trung Tá QLVNCH
Cựu Tù Nhân Chính Trị
Cựu hội viên
Hội Văn Nghệ Sĩ QLVNCH
Hội
viên Cơ sở Thi Văn Cội Nguồn
Hội viên Văn Bút
Việt Nam Hải Ngoại (ĐNHK)
1993 định cư tại Boston , Hoa Kỳ theo danh sách H.O
2013 về ở tại Georgia . Hiện
nay đang cư ngụ tại Richmond ,Virginia
Thơ đã in
tại VNCH trước 1975:
1964: Đường Em Hoa Nở
1965: Thơ Anh Hoa
1966: Thơ Lục Bát
1966: Mưa Cao Nguyên
Thơ đã in
tại Hoa Kỳ:
2002: Thơ Và Thời Gian
2005:
Tạ Ơn Đời
2008: Che Đời Mưa
Bay
2010: Như Áng Mây Hồng
2012: Vạt Nắng Bên Đời
2014: Cõi Thơ Ta Ở Một Đời
2016: Gió Cuốn Mây Bay
2016: Mấy Nốt Phù Hoa
Thơ đã được phổ nhạc và PPS:
Anh Bằng: Lên Chùa Lễ Phật
Chương Dương: Như Chiếc Lá Rơi
Lã Mộng Thường: Đêm Buồn Uống
Rượu Một Mình -
Kiếp Phù Sinh
Kiếp Phù Sinh
LMST: Cuối Nẻo - Mây Khói- Chữ
Tâm - Tôi Và Bông Hồng Cài Áo- Kiếp Phù Sinh -
Tạ Tình- Yêu Mãi Cờ Vàng- Mừng Anh Chị Năm Mươi Năm Thành Hôn- Ơn Em-
50 Năm Ngó Lại Thơ Mình - Thu Nhớ Nhung- Người Tình Trong Thơ - Người
Mang Trái Tim Boston - Còn Nhau Xin Hãy Thương Nhau
Lê Truyền: Thơ Thẩn
Lê Gioang: Ngàn Sau- Tạ Tình
Nguyễn Thiện Lý: Yêu Mãi Cờ Vàng - Nhân Sinh -Tạ Ơn Đời - Đêm Buồn Uống Rượu Một Mình - Tôi - Người Tình Trong Thơ - Hãy Giữ Lại Trong Ta
Niềm Kiêu Hãnh - Tôi Và Tổ Quốc.
Nhất Chi Vũ: Cội Tâm - Ngó Lại
Thơ Mình
Nguyễn Trọng Khôi: Thênh Thang
Nguyên Long Người Tình Trong
Thơ
Phan Vũ Kiên Thanh: Ơn Em
Phan Kim: Chốn Bụi Hồng
Vũ Đức Nghiêm: Mưa Cao Nguyên
Hương Hoài Điệp: PPS (Thơ Nhạc)
-Hoa Vàng Trước Mặt - Cõi Riêng -
Tuyệt Vời - Thu Vàng Cúc Nở - Chỉ Là Phù Du Thôi - Trời Hoa Đất Bướm - Mùa Thu
Và Tôi - Biển Đời -Tình Nào Còn Đọng Trên Tay -Hỏi Lá Hỏi Hoa - Trầm Mặc - Một
Ngày Nào Đó Gặp Em - Ngày Mai Biết Sẽ Ra Sao - Hoa Cúc - Yêu Mùa Thu - Áo Cờ
Vàng.-
Ngàn Sau-Nói Với Người Trong Mộng
Ngàn Sau-Nói Với Người Trong Mộng
Album Ngâm thơ: Ơn
Em do Nữ nghệ sĩ Bích Vương
và Ái Ly diễn
ngâm.
Có Tên Và Thơ Trong Các Tuyển
Tập :
*Có tên trong sách Các Tác Giả
Việt Nam
trước và
sau 1975 (Lê Mộng Hoàng)
sau 1975 (Lê Mộng Hoàng)
*Có tên
trong sách Văn Học Miền Nam
từ 1954-1975: Nhận định, Biên khảo và Thư tịch của nhà Biên khảo
Nguyễn Vy Khanh, XB 2016
Nguyễn Vy Khanh, XB 2016
*Có tên trong sách Những Nhà Văn
Hôm Nay
(của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyến 1969)
(của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyến 1969)
*Có tên trong Lưu Dân Thi
Thoại (Diên Nghị & Song Nhị)
*Có tên trong Hai Mươi Năm Văn Học Cội Nguồn
(Diên Nghị & Song Nhị)
(Diên Nghị & Song Nhị)
*Tuyển tập thơ Một Thời Lục Bát
Miền Nam
(Trần Hoài Thư & Phạm Văn Nhàn)
(Trần Hoài Thư & Phạm Văn Nhàn)
*Tuyển tập Thơ Miền Nam Trong
Thời Chiến
(Trần Hoài Thư & Phạm Văn Nhàn)
(Trần Hoài Thư & Phạm Văn Nhàn)
*Tuyển tập Thơ Văn 2016: (3 tác giả tại Richmond )
*Tuyển tập Thơ : Vui Buồn Trong
Niềm Nhớ 2016
*Tuyẻn tập thơ: Cùng Một Lứa Bên
Trời Lận Đận (gồm 108 bài thơ Rượu giang hồ cốt khí của 108 tác giả trước và
sau 1945)
*Tuyển tập Cõi Thơ Tìm Gặp (Diên
Nghị)
*Tuyển tập thơ Quê Hương Qua Thi
Ca
(thơ song ngữ của Nguyễn Hữu Ly)
(thơ song ngữ của Nguyễn Hữu Ly)
*Tuyển tập thơ Mùa Xuân Và Tuổi
Trẻ Việt Nam
(của Nguyễn Hữu Lý)
(của Nguyễn Hữu Lý)
*Tuyển tập thơ Bước Lạ Tình Quê
(Dư Thị Diễm Buồn)
(Dư Thị Diễm Buồn)
*Tuyển Tập Thơ Lạc Việt (Thi Đàn
Lạc Việt)
*Tuyển tập Thơ Văn Hoa Vàng (Phan
Ngọc An)
*Tuyển tập Thơ Văn Văn Hoá Pháp
Việt (Pháp)
*Tuyển tập Thơ Quê Hương của
QLVNCH
*Tuyển tập thơ Góp Gió của QLVNCH
Có Thơ trong các Trang Điện tử:
Thất Sơn Châu Đốc - Dũng Lạc-
Thân hữu Phan Rang- Văn nghệ Boston - Newvietarts-
Người Việt Boston - Văn Nghệ Tự Do - Hai Bờ Giấy -
Hướng Dương - VBVNHN - Vinh Hồ -
Thủ Khoa Huân và Facebook, v...v...
Thủ Khoa Huân và Facebook, v...v...
*****
"Thơ Anh Hoa (Hoa Văn) sử-dụng nhiều thể-loại
nhưng thăng hoa với lục bát, một thể-loại
dân-tộc từ ngôn-ngữ đến nội-dung thích ứng
với tâm tình tác-giả nhất, tâm tư mênh mang
không cùng, không giới hạn, cũng là thể-loại
giúp ông chứng tỏ thi tài làm mới con chữ và
làm mới câu lục bát, với nhạc tính tự nhiên."
-Nguyễn Vy Khanh
{Trích Văn Học Miền Nam 1954-1975:
nhận-định, biên-khảo và thư-tịch. TGXB, 2016}
của Nguyễn Vy Khanh
ANH HOA
Nguyễn Vy Khanh
Văn Học Miền Nam 1954 - 1975
Thơ Anh Hoa (1966) gồm 62 bài với 2 phần “Đường Em Hoa Nở” và “Mưa Cao Nguyên” là những bài thơ tâm sự của người lính đồn trú vùng Cao-nguyên nước Việt, vào quân đội là để bảo vệ đất nước, nhưng vẫn đôi lúc chạnh nhớ - nếu không là canh cánh bên lòng, tình thương nhung nhớ người yêu dấu ở nơi chốn thị thành:
“Tròn chưa món nợ ân tình
Mà trao trả kiếp phù sinh cho đời...”.
Người lính Anh Hoa mang nỗi u hoài theo ngày tháng:
“... Xác thân dù sẽ phơi bày,
Tình thương em vẫn mang đầy trong tim”.
Tâm sự sầu muộn mở ra với những vần lục bát hiền hòa:
“Cho em giấc ngủ lưu đày
Những lo âu những tháng ngày buồn thương
Cho em giấc ngủ sa trường
Những bom đạn những đoạn đường chông gai
Cho em giấc ngủ ngày mai
Những bâng khuâng những u hoài xót xa
Cho em giấc ngủ lìa nhà
Bốn phương khói lửa thịt da chán chường
Cho em giấc ngủ chiều sương
Những heo hút những phố phường lặng câm
Cho em giấc ngủ ca cầm
Những câu tiếc nhớ những trầm luân sâu
Cho em giấc ngủ thương đau
Những ngăn cách những âu sầu trắng canh”
(Giấc Ngủ)
Lục bát như bài Viết Cho Nhau sau đây là một bài thơ vừa tự nhiên vừa sâu lắng, có lẽ thi nhân đến từ cõi thi ca tinh tuyền. Và hình ảnh vừa giàu vừa “sang” bên cạnh những bước dập dồn hoặc lặng thầm của cuộc sống:
“Em ơi quá khứ nhủ thầm
Tạ từ mười ngón tay câm níu buồn
Đêm về ngõ mắt cô đơn
Lệch đôi dép cũ nghe mòn thời gian
Năm dư tháng đủ ngày tàn
Buồn xê dịch thuở đời man dại rồi
Mùa đi mắt đỏ chân trời
Mùa về môi ngọt tiếng cười hồi sinh”.
Sau một thời-gian nhập ngũ và quân hành, cuộc sống mới không thể tránh những giây phút cô đơn, thơ vì thế thiết tha, tiếc nuối:
“Cho ta một cuộc hành trình
Có thơ có bạn có tình có duyên
Còn gì ràng buộc không em
Thôi năm chợt đến buồn len lỏi vào
Tàn ngày giấc mỏi chiêm bao
Nỗi đau biển lạnh phương nào lênh đênh
Từng phương tội lỗi hiện hình
Nửa đăm chiêu đến nửa hình hài đi
Lắng nghe giọt máu thầm thì
Nghìn cô đơn lại trở về cô đơn”
(Cô Đơn)
Thể-loại lục bát diễn tả được nỗi niềm cay đắng
xa cách người tình một cách nhẹ nhàng:
“Ngồi xem đời chắp thương đau
Hình sông dáng núi nghe sầu tương lai
Mai đây đường vắng còn dài
Tôi say sưa hát một bài tự do
Niềm vui tháng hạ học trò
Thôi em thơ dại hững hờ tuổi xuân
Đời vui chưa trọn một lần
Chuyện ân tình lại buồn thầm về đêm
Người đi bỏ lại tủi phiền
Hoa xưa còn đó tình quên lãng rồi
Đêm mơ tôi gọi tên người
Đắng cay giở khóc giở cười buồn chưa
Thương em từ ấy đến giờ
Em ơi giây phút tạ từ xót xa”
(Xót Xa)
Bạn hữu trong thơ Anh Hoa là những thâm tình
làm đẹp cuộc đời và cõi nhân sinh riêng của nhà thơ:
“Còn ai đâu để giã từ
Bạn bè dăm đứa cũng vừa bỏ đi
Đường mai chưa hẹn lối về
Nửa đời cát bụi cũng vì áo cơm
Tàu đời ôi những cô đơn
Ga hoang cúi mặt nghe hồn rưng rưng
Nhớ nhau ánh mắt nửa chừng
Thương nhau nửa mảnh trăng rừng còn đây
Rượu ai tiễn phút giây này
Câu tương biệt nửa chén say với mình
Áo cơm câu chuyện thường tình
Mai đây vẫn khúc độc hành mang theo”
(Độc Hành)
Nơi không gian núi rừng cao-nguyên, thi nhân một mình
đối mặt với quá khứ, bạn bè và vui buồn cõi nhân sinh:
“Chừng như mưa đã vào mùa
Đường khuya im vắng rừng mờ hương đêm
Buồn nghe mưa lại buồn thêm
Xe tương lai chở lãng quên vào đời
Nhớ nhau tròn một câu cười
Mùa thu xưa vẫn nặng thời cổ sơ
Em về chết nửa giấc mơ
Một trang tâm sự bài thơ ân tình
Trăm sau ngàn trước mong manh
Lời ru thảo mộc túi hành trang theo
Đời như chiếc lá rụng vèo
Trót đa mang phải ít nhiều thương đau
Luyến lưu tự phút giây đầu
Chiều qua phố vắng nỗi sầu lên khuôn
Thương lên thác nhớ xuôi nguồn
Một vùng đêm lạnh nỗi buồn cố nhân”
(Mưa Cao Nguyên)
Phố núi Cao nguyên đã đi vào văn-học miền Nam với Anh Hoa - cũng như với Kim Tuấn, Vũ Hữu Định, Phan Ni Tấn,...:
“Đêm hoang phố núi mưa buồn
Bước đơn côi với tâm hồn bơ vơ.
Mùa xuân mang gió mùa thu
Nghìn thương kiếp trước bây giờ xa xôi
Em đi trời đất bùi ngùi,
Hoa sương lá gió xót lời tháng năm
Vai nghiêng vóc dáng trăng rằm
Tuổi đau bước nhỏ mấy trầm luân đi
Chừ theo những tiếc thương về
Bàn tay thế kỷ nửa che kín sầu
Tương lai ngày đã vùi sâu
Tóc em tuổi chị còn màu thủy chung
Trăng lên giấc ngủ chân rừng
Đem theo từng giọt nắng hồng lối em”
(Hình Dung).
Nơi phố núi vẫn nghe vang vọng đất trời,
nhà thơ trầm tư kiếp phù sinh:
“Xuống khe tóc rũ lưng trần
Lên cao tiếng vọng hồi âm rã rời
Dù cho một kiếp luân hồi
Nghìn năm cát biển đất trời là đâu”
Ở Anh Hoa, cuộc lữ hành dấn thân dù với một tập thể, cùng mục-đích, vẫn có những nỗi cô đơn khó tỏ bày và như vẫn đuổi theo cùng với ngày tháng phía trước, dĩ nhiên những ưu tư cho quê-hương đất nước hiện diện trong phần lớn thơ Anh Hoa. Đời lính đó, tưởng chừng không ngày về, lúc hành quân, lúc tảo thanh, lúc đến lưng chừng đèo, ngỏ tâm tình nhớ người yêu nhưng không thể uớc hẹn ngày về:
“Trả cho em giấc mộng này
Súng gươm trót hẹn tháng ngày luân lưu
Lưng đèo gió lạnh lùng reo
Buồn sơn khê với những chiều nắng mưa
Ngọt môi ca khúc đền bù
Nợ ân tình ấy bây giờ trắng tay
(…) Nói cùng em biết nói gì
Nẻo xa xôi vẫn vọng về lối xưa
Trả về em những mộng mơ
Trả tôi gươm súng bài thơ độc hành”
(Trả Em).
Làm người yêu của lính, đã là chấp nhận cách xa, nhung nhớ; mà chàng thì chỉ giàu mỗi thứ, đó là những bài thơ trên đường chinh chiến cứ tưởng là cuộc lữ hành của riêng chàng:
“Gia tài tôi chẳng có gì
Trăm bài lục bát gửi về cho em
Với đêm mưa gió ưu phiền
Với năm tháng cũ với niềm cô liê
Muốn dâng em, tặng thật nhiều
Nhưng thôi đành nợ bao nhiêu ân tình
(…) Đêm nay trời đất mê cuồng
Nằm nghe tiếng súng sa trường nhớ em”
(Đêm Sa Trường)
Chốn tuyến đầu, nghĩ đến người yêu nơi quê nhà, nỗi niềm tâm sự người lính buồn vui đều có nhưng một lòng sắt đá với trách nhiệm:
“Thương nhớ mùa đi bao nhớ thương
Lòng mang đau xót nửa quê hương
Chiều nay gió lạnh sau phòng tuyến
Áo bạc màu rồi, chuyện bốn phương
Nẻo cũ chừng như lạnh ước mong
Nắng mưa em có nhạt môi hồng?
Người đi còn nặng tình sông núi
Lối tiễn đưa sầu loạn núi sông
Đất nước chia tình thương mấy nơi
Người đi biền biệt một phương trời
Lòng nghe băng giá đêm vào hạ
Đời mấy buồn thương sông núi ơi!
Áo chiến tình trai vào gió mưa
Em ơi chinh chiến đến bao giờ?
Dang tay đón nhận lời sông núi
Cho nắng đường em xanh áo thơ”
(Chiều Chiến Tuyến, Đường Em Hoa Nở)
Thân nơi sông núi đã thành sa trường mà tâm tư nhớ về chốn thị thành Sài-Gòn, chốn có người thân yêu đang ngóng tin:
“Sài Gòn thu tới chưa em?
Có nghe thương nhớ vào đêm trở mùa
Trên con đường nhỏ ngày xưa
Dấu chân kỷ niệm bây giờ còn không?
Súng gươm nói chuyện anh hùng
Xót thân phận nhỏ một vòng tay ôm
Rồi ra vần đại lộ buồn
Vần nương náu ấy vần nguồn ưu tư
Nèo xưa bóng cũ tình cờ
Trong em đô thị bây giờ lớn khôn
Anh còn luyến thác thương nguồn
Với hành trang cũ mộng tròn núi sông
Mùa ni thơ với mưa hồng
Mùa sau chắc vẫn hồn rừng cưu mang”
(Thân Phận)
Chiến tranh tưởng đã ngưng với ngày chia cắt đất nước tháng 7 năm 1954, “Nước non chừ vẫn đôi miền / Xe đời gõ nhịp buồn phiền vào thân”, nhưng tham vọng của bá quyền đã khiến bom đạn tiếp diễn và không biết đến khi nào sẽ dứt tiếng; nhà thơ lúc ở lứa tuổi 30 đã phải thốt lên:
“Trăm bề đau xót tuổi xanh
Ba mươi tay trắng, chiến tranh vẫn còn
(...) Bom rơi súng giục sa trường
Hồn rưng rức mộng, đêm cuồng loạn rơi
Đau thương tàn phế cuộc đời
Nửa trời hy vọng, nửa trời tha ma...“.
Như vậy, bản thân nhà thơ đã phải tuân theo định mệnh của đất nước, ông đã chấp nhận cuộc lên đường và một khi đã dấn thân, sẽ tiếp tục, xá gì hạnh-phúc bản thân:
“Tên ghi trong cuộc chiến này,
Xác xơ tâm thể tháng ngày nẻo không...”.
Chiến-tranh đã đến với đất nước vốn thanh bình, khắp nơi đã thành bãi chiến thì với chinh nhân, công danh chỉ là một giấc mơ:
“Cuộc đời thiên hạ buồn tênh
Này cơn mê loạn công danh hư phù
Có em tôi trọn giấc mơ
Áo chinh nhân kiếp sông hồ trắng tay”.
Và người đi chính chiến vẫn có những giây phút mơ ước có ngày được trở về an nhiên sống đời thường với người thân yêu:
“Mai về làm gã sơn nhân
Sống cùng dã thú bỏ dần áo cơm
Ngày đêm thảo mộc đứng buồn
Bờ cao lũng thấp nghe nguồn suối reo
Đêm trăng ngủ dưới chân đèo
Ta nằm tưởng lại những chiều mộng xưa
Bên em nước mắt đợi chờ
Bên tôi duyên kiếp còn mờ mắt trông
Rồi năm tháng cũ chất chồng
Hai phương trời cũng nghe chừng xót đau
Bây giờ em ở nơi đâu
Phố phường xe ngựa với màu áo xiêm
Tuổi xuân em có buồn phiền
Tình xưa trở gót đau niềm cỏ hoang
Thôi em ngày cũ xế tàn
Về rừng trăng lạnh ta làm sơn nhân”
(Về Rừng).
Thơ Anh Hoa sử-dụng nhiều thể-loại nhưng thăng hoa với lục bát, một thể-loại dân-tộc từ ngôn-ngữ đến nội-dung thích ứng với tâm tình tác-giả nhất, tâm tư mênh mang không cùng, không giới hạn, cũng là thể-loại giúp ông chứng tỏ thi tài làm mới con chữ và làm mới câu lục bát, với nhạc tính tự nhiên.
“Bâng khuâng đợi ý xuân về
Buồn nghe lá rụng lòng tê tái nhiều
Sông hồ từ thuở hoang liêu
Áo thơ màu phấn diễm kiều nói năng
Vào đời đẹp bốn mùa trăng
Đường mây chuyển mộng đất bằng nổi xênh
Súng gươm mộng cũ chưa thành
Áo cơm hai chữ ân tình gầy hao
Vắng đêm tẻ ngắt chiêm bao
Tóc xanh trót buộc má đào trăng xuân
Lời xa nghiã trở môi gần
Chắt chiu mở lối thơ thần tìm duyên
Dật dờ cánh biếc trinh nguyên
Nghe xa xôi vọng ước nguyền xưa sau
Lửa đời sưởi ấm lòng nhau
Trang tâm tư vẫn dâng màu yêu thương
Phong trần phấn quyện mùi hương
Mực run nếp giấy phố phường ngại đi
Sắc hồng vương mảnh áo thi
Ý xuân lòng bút mơ về bến thương“
(Đợi Một Ý Xuân)
Thơ Anh Hoa đưa tâm tình người con đất nước thời chiến đến với người đọc ở hậu phương, ở những nơi xa xôi, địa đầu của người lính. Thơ ông còn là những bức tranh núi rừng sơ khai, những miền đất nước tươi đẹp, với những nét truyền thần - có khi chỉ là phác thảo vì đang theo bước quân hành tiến về phía trước hoặc nếu tiếng súng không vọng đến từ sa trường. Người lính miền Nam yêu đất nước, đã lên đường giữ gìn bờ cõi, nhưng tâm hồn lãng mạn, đầy tính nhân bản, và nhất là không hề sắt máu, hận thù trong thơ.
Nguyễn Vy Khanh
Nguyễn Vy Khanh
{Trích Văn Học Miền Nam 1954-1975: nhận-định,
biên-khảo và thư-tịch. TGXB, 2016}
Bóng Tối, Bên Kia, Nụ Cười Hoa Văn, Thi Sĩ
Nhà thơ Du Tử Lê
Tôi không nhớ chính xác được gặp Hoa Văn, thời gian nào, quê nhà -- nếu ký ức không phản bội tôi một cách tệ hại, (thì) dường như đó là những năm giữa thập niên 60.
Tôi nhớ, buổi sáng, Pleiku, sương mù, tôi vào bộ Tư Lệnh quân đoàn ll, tìm Kim Tuấn. Khi đó, nhà thơ Diên Nghị giữ chức vụ Trưởng phòng, hay Trưởng khối CTCT/QĐ ll. Tôi xin phép ông, cho tôi chở Kim Tuấn về thành phố. Ông vui vẻ nhận lời; nhắc nhở, trên đường vào phố nếu rảnh nên ghé thăm Anh Hoa.
Tôi nói có đọc thơ Anh Hoa nhưng chưa biết mặt.
Diên Nghị cười. Nụ cười đôn hậu, rất thi sĩ:
“Toa nên thăm hắn. Rất dễ thương!”
Tôi không hiểu điều gì khiến câu nói ngắn, nụ cười đôn hậu của Diên Nghị kia đã ở lại trong tôi rất lâu. Nó ở với tôi nhiều tháng sau ...
Trong một lần trở lại Pleiku, khi phòng tranh Dương Ngọc Sum mới khai mạc. Tôi đến chung vui với Sum. Và gặp Hoa Văn lần thứ nhất.
Như ghi nhận của Diên Nghị: Hoa Văn “rất dễ thương”. Chàng có nụ cười cũng đôn hậu -- Nụ cười rất mực thi sĩ, (như Diên Nghị)
Khi đó người thi sĩ là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị.
Tôi lại phải xin phép Hoa Văn cho Sum cùng tôi và Kim Tuấn vào phố. Như Diên Nghị, Hoa Văn cho phép ngay.
Chàng cười, hỏi chúng tôi có xe không? Tôi nói, có luôn tài xế; do T.T. Triết, Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 2, cho mượn.
Trên xe, Dương Ngọc Sum nói nhiều về sự tử tế, tinh thần liên tài của cấp chỉ huy này.
Tôi không biết nụ cười, hay sự nói nhiều của Sum về Hoa Văn, khiến tôi chú ý hơn, dòng thơ và đời thơ Hoa Văn...
Bước sâu vào thổ ngơi cõi thơ Hoa Văn (thuở đó), tôi không khỏi ngỡ ngàng, khi khám phá được một bất ngờ to lớn:
Đó không phải là một cõi thơ êm đềm, dung dị như trong ý nghĩ nhiều người!
Tôi bắt gặp đâu đó, những câu thơ, hôm nay, còn ở trong tôi, như những hòn than, tự nó âm ỉ những ngọn lửa đìu hiu thân phận.
Thí dụ:
“Tiền thân lục bát còn ôm
Sầu Cao Bá Nhạ, âm hồn Nguyễn Du”....
Tôi gặp đâu đó, những câu thơ, hôm nay, còn ở trong tôi, như những trái hỏa châu, ngúm tắt từ lâu, sau khi đã hoàn tất công việc của nó. Nhưng một nghĩa nào, với tôi, qua thơ Hoa Văn, chúng lại vĩnh viễn ở cùng chúng tôi -- vĩnh viễn ở cùng một giai đoạn lịch sử, bất trắc; tổ quốc, lầm than.
Thí dụ:
“Máu xương nghe vẫn thì thào
Bây giờ chiến địa hố hào trong thân”...
Tôi nhớ, khi đề cặp tới Diên Nghị, tới Hoa Văn, hơn một lần tôi nói với tác giả “Những Bước Chân Âm Thầm” rằng, chỉ khi đọc thơ của họ, chúng ta mới thấy được phần bóng tối liu diu ở mặt, bên kia nụ cười, thi sĩ.
Bây giờ, nhiều chục năm sau, gặp lại nhau nơi quê người -- Gặp lại Diên Nghị ở San Jose; Hoa Văn ở Boston, đôi lần tôi muốn nói với họ, những gì, đã nói với Kim Tuấn.
Lần nào, cuối cùng, tôi cũng tự hỏi: Liệu cần thiết chăng, lập lại ấy ? Một khi, nơi những người bạn thi sĩ của tôi, sau bao bầm dập, nổi, chìm trên môi họ, vẫn nguyên vẹn những nụ cười thi sĩ .
Đêm nay, giữa khi trận bão Santa Ana Wind còn tiếp tục thổi qua miền nam California này, tôi thấy, không cần thiết -- Hoàn toàn không một chút cần thiết!
Mọi chuyện, cuối cùng, rồi cũng như một (trong những câu thơ mới nhất) của Hoa Văn:
“Thoáng thôi hết một kiếp người
Màu da nào cũng ngậm ngùi đau thương.”
Bộ thi ca của chúng ta, nói chung; thi ca của Hoa Văn, nói riêng, chưa đủ ngậm ngùi hay sao, (mà), ta phải nói thêm về nỗi ngậm ngùi truyền kiếp đó ?
Du Tử Lê
(Calif. Mar.13/02)
Cuộc đời không viết không vui
Xót thương phận bạc nổi trôi Thúy Kiều
Mười lăm năm sống hẩm hiu
Vì chưng trả hiếu phải theo phận đời
Long đong cho một kiếp người
Hồng nhan bạc phận gặp thời nhố nhăng
Ai làm tan nát mùa trăng
Hận cho một lũ lăng quăng triều đình
Gió mưa vùi dập ân tình
Đành cam phận chịu riêng mình nghiệt oan
Thương hoa mới nở đã tàn
Lỡ duyên nên lạc cung đàn nhịp thơ
Một đời những gió cùng mưa
Vàng tan đá nát đẩy đưa khóc cười
Thúy Kiều còn mãi với đời
Nguyễn Du như ánh sao trời muôn năm.
HOA VĂN
2016
CẢM NGHĨ VỀ
THƠ LỤC BÁT HOA VĂN
Linh mục Trần Cao Tường - Louisiana
Trước khi xuất bản tập thơ “Như Áng Mây Hồng”, nhà thơ Hoa Văn đã gửi cho
tôi đọc trước bản thảo đánh máy.
Thật là hân hạnh và thật thú vị được nhâm nhi 105 bài thơ lục bát, chỉ toàn
thơ lục bát, thật đẹp, êm ả như lời ru ầu ơ của mẹ lúc ru con vào đời. Những dòng
thơ này không cầu kỳ khó hiểu, không trang điểm diêm dúa, nhưng chất chứa nhiều
tâm tư sâu lắng, và đơn sơ gần gũi như những vần ca dao là hơi thở của Việt tộc
mình qua bao thăng trầm bầm dập mà vẫn kiên trì chuyển diễn đi tới.
Đức Phật thì ví cuộc đời đang qua đi như những cụm mây trắng. Hoa Văn thì
lại thấy được “như áng mây hồng”. Thì ra dù có nhận cuộc đời là vô thường và mầu
nhiệm chưa có câu trả lời cho quá nhiều chuyện oái oăm, Hoa Văn vẫn thấy được màu
hồng qua những nụ đời. Thay vì giẫy giụa la hét thì Hoa Văn chỉ biết “bỏ thù hận
riêng”, “gom ân góp nghĩa” , và vui với “ngày lên hoa lá gọi chào, nghe hương đất
lạ thơm ngào ngọt bay.” Băn khoăn thao thức có đó, mà vẫn gieo mầm cho dòng thơ
ươm nụ như trong bài thơ mở đầu:
Về đâu nào biết về đâu?
Cõi trên cõi dưới vẫn mầu nhiệm chung
Mai - tôi như áng mây hồng
Tan đi như tuyết ngày đông lạnh đầy
Trăm năm ghé bến đời này
Cõi nhân gian chuyện dở hay mịt mù
Gần hay xa cũng tạ từ
Lời thơ xin được bỏ thù hận riêng
Tình nhau như đã trăm miền
Đêm thao thức nhớ vẹn nguyên nụ đời
Tôi đi giữa cõi buồn người
Gom ân góp nghiã ngậm ngùi chiêm bao
Ngày lên hoa lá gọi chào
Nghe hương đất lạ thơm ngào ngọt bay
Mây hồng từng cụm hồng mây
Nương theo cánh gió vàng say bóng đời.
Vì Hoa Văn xác tín và cảm nhận sâu xa:
Tôi còn tôi cõi đời này
Bước đi với trái tim đầy nhân sinh
Được dịp gặp Hoa Văn một vài lần ở Boston, tôi tự nhiên thấy cảm mến nhà
thơ đôn hậu này, với nụ cười luôn diễn tả một tâm hồn an nhiên thanh thản trước
mọi nghịch cảnh và bao dung cuộc đời, mặc dù đã trải qua những ngày tù đầy thảm
khốc! Và khi đọc “Như Áng Mây Hồng”, tôi có cảm tưởng như đang tìm gặp đâu đây
những lời tâm sự của một nhà hiền triết hay một thiền sư ẩn dật.
Tôi tìm một cõi bao dung
Để nghe từ ái giữa vùng khói sương
Rằng đâu mà chẳng đoạn trường
Đọc câu bác ái mở đường từ bi
Thì ra lời thơ của Hoa Văn nhiều đoạn na ná như lời ru của người mẹ ru
con trên võng, mang chất ủi an chữa lành bao nỗi oan khiên.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
Bị xô tới đẩy lui như chiếc võng đong đưa mà con vẫn nằm ngủ an nhiên êm đềm,
vì biết mình đang được ủ ấp bởi tình thương yêu vời vợi của mẹ. Người mẹ đây có
thể là người mẹ thể lý của mình, mà cũng có thể là người mẹ đất cha trời. Người
Việt mình tin vào ông Trời lắm. Cho nên dù có băn khoăn trăn trở “Về đâu nào biết
về đâu? Cõi trên cõi dưới vẫn mầu nhiệm chung,” người mình cũng vẫn tin tưởng bước
đi và ẩn nhẫn chấp được cuộc sống. Niềm tin này được nuôi dưỡng qua “tiếng chuông
từ ái”:
Hôm nay tôi lại đến chùa
Cúi đầu lễ Phật nhân mùa Vu Lan
Tiếng chuông từ ái dịu dàng
Như tâm Đức Phật vô vàn bao dung.
Và ngay cả dù là một Phật tử, Hoa Văn cũng vượt qua phân ranh mà hướng tới
Đấng ở trên cao, là Ông Trời, là Thượng Đế cùng mang trái tim cảm thông từ ái và
chia sẻ thân phận làm người:
Lâu lâu tôi đến giáo đường
Nhìn lên tượng Chúa tình thương ngập lòng
Lắng nghe lời giảng Kinh Mừng
Tôi tin Chúa ngự tột cùng trên cao.
Vì thế mà trong bài thơ kết, Hoa Văn đã diễn lên được nhãn quan tuyệt vời
mà nhiều người đang cần ấp ủ: Cho giông bão cũng chẳng vơi chân tình.
Mai về ở đậu trên ngàn
Ôm thơ mà ngủ cho toàn phận thân
Tôi tìm trong cái phân vân
Cái vui mấy thuở cái đằm thắm qua
Từ điêu tàn giữa tuổi hoa
Chợt mơ đã mất chợt ca đã vàng
Đã trăm năm đã mơ màng
Đã bâng khuâng giữa địa đàng bước đi
Thì đi dẫu chẳng nên gì
Vẫn tôi thơ với đời nghi hoặc đời
Nghìn năm tôi vẫn là tôi
Cho giông bão cũng chẳng vơi chân tình.
Trần
Cao Tường
ANH HOA – HOA VĂN,
NGƯỜI VẼ TRANH BẰNG THƠ LỤC BÁT
trần minh hiền, orlando ngày 29 tháng 3 năm 2012
Tôi mê thơ ngay từ thưở nhỏ, quyển sách tôi đọc đầu tiên là tập thơ " Gió Từ Tay Mẹ " đọc khi mới vừa biết đọc do dì Tám tặng. Và say mê nhất là thể thơ lục bát, một thể vừa dung dị , chân chất vừa rất thanh tao, siêu đẳng. Thơ lục bát dường như dễ làm, dễ dọc , dễ hiểu và ai cũng thích làm , ai cũng làm được và có thể là thể thơ đặc trưng của thi ca Việt Nam. Nhưng lục bát làm cho hay không dễ dàng chút nào, vì dễ bị biến thành vè , ngô nghê, và cũng dễ bị ép vận , khiên cưỡng, đọc lên thấy khó chịu và thất vọng. Viết thơ lục bát thì nhiều , nhưng viết hay , và để đời không mấy ai.
Và tôi có may mắn đọc nhiều tác giả, nhiều nhà thơ tài năng lắm, và mình học hỏi và tôi cũng tập tành làm thơ , nhưng vẫn còn phải cố gắng nhiều lắm. Hôm nay ngồi đọc thơ của nhà thơ Anh Hoa- Hoa Văn. Một nhà thơ lão thành, khi ông đã thành danh thì tôi vẫn còn chưa ra đời, và ông viết nhiều thể loại nhưng thể thơ lục bát được ông viết nhiều nhất và thành công nhất. Đọc thơ Hoa Văn tôi như thưởng thức những bức tranh , bức hoạ bằng thơ lục bát , độc đáo và tuyệt mỹ.
Và tôi có may mắn đọc nhiều tác giả, nhiều nhà thơ tài năng lắm, và mình học hỏi và tôi cũng tập tành làm thơ , nhưng vẫn còn phải cố gắng nhiều lắm. Hôm nay ngồi đọc thơ của nhà thơ Anh Hoa- Hoa Văn. Một nhà thơ lão thành, khi ông đã thành danh thì tôi vẫn còn chưa ra đời, và ông viết nhiều thể loại nhưng thể thơ lục bát được ông viết nhiều nhất và thành công nhất. Đọc thơ Hoa Văn tôi như thưởng thức những bức tranh , bức hoạ bằng thơ lục bát , độc đáo và tuyệt mỹ.
Hãy đọc bài " Thơ Vẫn Che Đời Mưa Bay" trang 40, 41 tập thơ Như Áng Mây Hồng (2010)
“Chốn nhân gian lắm ưu phiền
Những đau thương những nỗi niềm đầy tay
Xuống đêm rồi lại xuống ngày
Bước trầm luân giữa tỉnh say cuộc tình
Mai kia còn đó hoàng lan
Bóng xưa tà áo hai hàng hoa rơi
Chưa đi muốn bể dâu rồi
Thì Thơ Nay Vẫn Che Đời Mưa Bay”
Thơ của Hoa Văn bài nào cũng có nét riêng nhưng cá nhân người viết (TMH) lại cảm nhất bài này vì nét thanh thoát của thi ca ẩn trong hội họa, của âm nhạc, của Phật giáo của suy tư. Từng câu chữ, ý tứ, ngôn từ đan quyện vào nhau đem lại cho độc giả 1 nỗi ưu tư về kiếp người về nhân thế. Nhưng cuối cùng niềm hy vọng vẫn tràn đầy , vẫn ắp ắp đong đầy trong lòng thi nhân.
Thơ của Hoa Văn uyên bác, tài ba, bậc thầy vì ông dùng từ nào cũng hay cũng đắt. Nhiều khi cũng một từ đó người khác dùng thấy trục trặc, trúc trắc nhưng Hoa Văn dùng lại rất khéo léo tài tình.
Hãy đọc bài “Mong Đời Gieo Hạt Nắng Thơ” trang 109, tập Như Áng Mây Hồng (2010)
“Mong đời gieo hạt nắng thơ
Trên vùng từ ái mùa mùa trổ bông
Nên chi thì cũng bọt bòng
Lên năm xuống tháng một vòng nhân sinh
Thu cho tôi nỗi buồn đơn
Và thao thức với vuông tròn niềm đau
Cái về cái ở ơn sâu
Nỗi tôi hoang phế tình nhau lạc loài.”
Nét độc đáo, đặc sắc của bài thơ ở chỗ nhà thơ dùng chữ nghĩa dung dị nhưng diễn tả ý tưởng cao siêu và rất nhẹ nhàng, không nặng nề nên làm độc giả rất dễ cảm thông và thích thú.
Đọc thơ Hoa Văn tôi có cảm giác mình lạc vào rừng thơ, lạc vào thế giới của hội họa của âm nhạc của cõi thiền xưa , thanh tịnh và rất đỗi dịu dàng, lãng mạn của những nỗi niềm rưng rức mà tác giả gởi gắm vào từng câu chữ, từng thi phẩm của mình. Cám ơn thi nhân, cám ơn sự tài hoa và sự hiểu đời, chia sẻ những niểm đau, nỗi băn khoăn, khao khát của kiếp nhân sinh đầy dẫy những gian truân, thử thách, cạm bẫy và oan khiên.
Hãy cùng tôi chiêm ngưỡng một bức tranh khác, bài “Còn Nhau Xin hãy Thương Nhau” trang 11, tập Như Áng Mây Hồng (2010)
Hãy cùng tôi chiêm ngưỡng một bức tranh khác, bài “Còn Nhau Xin hãy Thương Nhau” trang 11, tập Như Áng Mây Hồng (2010)
“Còn nhau xin hãy thương nhau
Để tình không mất không đau không buồn
Đừng vì nước đổ nguồn tuôn
Đừng vì nắng lửa mưa cuồng ngoài kia
Cuộc đời là môt giấc mơ
Danh này lợi nọ cũng bờ tử sinh
Giàu nghèo nay quẩn mai quanh
Khó kia chẳng ngại áo manh chẳng sầu
Còn nhau xin hãy thương nhau
Kẻo mai kẻ trước người sau - nỗi buồn
Một lời nhắn nhủ, nhắc nhủ cho vợ chồng , con cái, cháu con, những người yêu nhau, những người ghét nhau, bạn bè, đồng nghiệp,... những lời tâm niệm, tâm đắc thật sâu sắc và ý nhị, ý nghĩa sâu xa. Nhưng tiếc là người đời ít ai để ý chỉ đến khi mình gặp chuyện thì mới biết đã quá muộn màng, đã quá trễ tràng.
Thi nhân cũng như tất cả chúng ta dường như càng sống lâu với thời gian càng chững chac hơn , và thi sĩ Hoa Văn cũng vậy nhưng nếu ta đọc lại những bài thơ ngày xa xưa ông đã làm chúng ta có lẽ phải giật mình, khi ông còn trẻ ông cũng đã rất chững chạc, sâu sắc.
Hãy đọc bài “Phấn Hương Còn Lại Buổi Đầu” viết năm 1964,
trang 86 thi tập “Tạ Ơn Đời” (2005)
Hãy đọc bài “Phấn Hương Còn Lại Buổi Đầu” viết năm 1964,
trang 86 thi tập “Tạ Ơn Đời” (2005)
“Phấn hương còn lại buổi đầu
Lắng nghe thành quách dựng sầu thiên thu
Giấc chiêm bao giấc hư phù
Thôi em ngần ấy cũng vừa mắt trông
Thương em tuổi mộng da ngà
Mùa xuân chớm hẹn nửa tà áo bay
Em đi nắng lụn mưa dày
Tình đơn độc chở thàng ngày hoang lieu
Một bức tranh tuyệt tác nữa của nhà thơ mà nét cọ bằng lục bát làm cho người thưởng ngoạn mê đắm vì nét tài hoa, tài tình của ngòi bút sắc sảo. Thơ thiền, dường như tác giả không cố ý viết nhưng vẫn cứ trở đi trở lại trong thơ Hoa Văn, mỗi lần mỗi khác nhưng tựu trung đều là một nét thanh tao, siêu thoát của một người hiểu biết, giác ngộ.
Hãy đọc bài “Vô Âm” trang 105, thi tập “Tạ Ơn Đời” (2005)
“Nhiều khi lòng muốn sa môn
Đọc kinh Địa Tạng nỗi buồn thiền sư
Đi tìm một thoáng chân như
Vào am đọc lại cổ từ đạo âm
Buồn nào cũng thoáng ngày qua
Đời trăm lối mở vẫn lòa nghiệp duyên
Chắp tay lỗi tạ lỗi nguyền
Hơi chia nợ trả lụy phiền thế gian”
Đọc xong bài thơ này, nhắm mắt lại nghe bài hòa tấu và niệm câu kinh Phật làm người viết (TMH) tưởng như mình lạc vào cõi thiền của các vị tu sĩ và biết mình còn phải học hỏi, tu tập thêm nhiều mới mong có ngày hiểu thêm về vũ trụ và kiếp nhân sinh. Một bức tranh nữa được thi sĩ Hoa Văn vẽ bằng thơ lục bát tài tình rất thành công.
Đọc đi đọc cả mấy trăm bài thơ của thi sĩ Anh Hoa- Hoa Văn làm tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc được diễm phúc thưởng thức tài nghệ của một nghệ sĩ tài hoa, một nhà thơ vẽ tranh bằng thơ lục bát. Bài nào cũng là một dấu ấn riêng dù ông không làm dáng, không cao vọng, không cố ý nhắm vào một mục đích cụ thể như nhiều thi sĩ khác.
Hãy đọc bài “Cõi Thơ Ta Ở Một Đời” trang 68, thi tập “Che Đời Mưa Bay” (2008)
“Cõi thơ ta ở một đời
Cõi ta là một cõi người muôn năm
Đời chi lạ lẫm mà trầm
Năm mười hai tháng cứ chầm chậm qua
Đóa vô ưu vạn chăng chờ
Chút hương phấn cũ hồn thơ bây giờ
Riêng em ngã chấp lòng tu
Là trong cõi nhớ nghìn thu cội nguồn”
Có thể nói mà không sợ ngoa ngữ, nịnh hót quá đáng khi cho rằng bài này là 1 trong những hay nhất của thi ca Việt, vì thi nhân đã vận dụng tất cả thâm thúy , tinh túy của thi ca để dùng câu thơ sáu tám chuyên chở hết ý tình của nhân sinh nhân loại. Từ ngữ đắc địa, ý tứ sâu xa, tạo nên nét diễm kiều của 1 bài thơ lẫn trong hội hoạ, và 1 bức tranh lẫn trong thi ca , đẹp đẽ vô cùng, đọc đi đọc lại càng thấm thía, càng cảm niệm và hiểu biết thêm nhiều.
Cuối cùng trong phạm vi 1 bài suy nghĩ mộc mạc của người viết xin khép lại bằng 1 bài thơ
“Vui ta Đến Cõi Đời Này”,
trang 253, thi tập “Che Đời Mưa Bay” (2008)
trang 253, thi tập “Che Đời Mưa Bay” (2008)
“Vui ta đến cõi đời này
Em nhân ái với vui đầy trong vui
Cõi người vui cũng bồi hồi
Tha nhân ơi hỡi hãy cười thản nhiên
Nhục vinh có khác gì nhau
Mai sau cùng một bóng sầu qua sông
Nỗi san nỗi sẻ nỗi mừng
Bài thơ viết để khơi dòng thơ vui”
Nói chung thơ của thi sĩ Anh Hoa- Hoa Văn đẹp như những bức tranh vẽ bằng thơ lục bát, thắm đượm tình người và đầy ắp những niềm cảm thông trong kiếp nhân sinh vốn dĩ vẫn đầy những oan khiên và cay đắng và cũng những cái “nghiệp chướng” của thi ca , vặn chương và nghệ thuật. Cám ơn thi nhân đã đem cho đời những dòng thơ tuyệt tác, cầu chúc ông khoẻ mạnh và tiếp tục cống hiền cho đời những tác phẩm tuyệt vời.
trần minh hiền,
orlando ngày 29 tháng 3 năm 2012
orlando ngày 29 tháng 3 năm 2012
Xin kính tặng nhà thơ Hoa Văn 1 bài thơ viết vội
của Trần Minh Hiền
của Trần Minh Hiền
VIẾT BÀI LỤC BÁT TẶNG NHAU
(Kính tặng thi sĩ Hoa Văn)
Viết bài lục bát tặng nhau
Nhân gian một cõi đượm màu tháng năm
Cám ơn một kiếp thân tằm
Nhả tơ thầm lặng , ươm mầm tương lai
Yêu thương đời sống lâu dài
Gió trăng lãng đãng lầu đài thiết tha
Dạo quanh trong cõi ta bà
Ươm thơ ướp hoạ cũng là vậy thôi
trần minh hiền
orlando ngày thứ năm 29 tháng 3 năm 2012
Cảm nghĩ về thơ Lục Bát Anh Hoa
Nhà thơ Diên Nghị, Pleiku 1965
Tôi với Anh Hoa cùng làm việc trong một bản doanh, buổi sáng cùng đi tới đơn vị trên một con đường, cùng thở một bầu không khí ban mai lạnh và nồng mùi bụi..., chưa kể những đêm lưu trại, gió thốc vào căn phòng, gió hú trên đỉnh đồi, mái tôn, gió vuốt đường giây điện thoại, nghe thê lương như mình đang ở trong thế giới âm địa hư huyền.
Ở đây thiếu ánh điện thành thị kiêu sa, loáng lộn mà chỉ có ánh đèn mờ đục, đôi mắt người lính gác soi sáng quanh rào vi doanh trại, canh chừng bóng ma địch thù đột kích. Một vùng trời đang chiến tranh, một ngoại cảnh đang tràn đầy lửa khói, cho nên nội tâm của lớp người đang sống, đang đối diện với hiện tại cũng rất nhiều khắc khoải suy tư.
Qua nhiều đêm trằn trọc, đánh thức bởi cơn gió rợn người, chúng tôi cùng trỗi dậy, tìm về linh hồn hào phóng, thoát vượt Saint Exupéry, cao cả khoáng đạt Simone Weil, vô vi , yên phận của Lão Tử, nhưng cuộc sống, con người và định mệnh đã buộc chặt vào nghiệp dĩ cuộc đời, muốn trốn chạy, mà cuộc đời đuổi theo tra hỏi. Đó là tiếng súng còn vang vọng quanh đây, và mỗi đêm đêm hỏa châu đỏ rực vùng biên địa.
Anh Hoa, người thơ lứa tuổi ở trong đó, trong sắc màu vàng vọt hoàng hôn, khói bụi trùm lên tượng đá vô cơ, rừng cao triền miên câm lặng, tuổi thơ ghi chứng tích xưa sau...
Trăm bề đau xót tuổi xanh
Ba mươi tay trắng chiến tranh vẫn còn.
Chiến tranh còn, chiến tranh không biết bao giờ dứt. Lớp tuổi này đứng lên theo tiếng gọi của núi, của sông, ngã xuống trên lòng đất mẹ, thì lớp khác lại rũ áo ra đi, tiếp nối đoạn đường anh em, đồng bạn đã bước qua, cố tìm ánh sáng chân lý hòa bình. Họ vươn lên tìm cho được, chân lý rõ rệt quá, cụ thể quá, không mơ hồ chập choạng như bóng dáng hạnh phúc, và tuổi trẻ với chiến tranh ý thức như một định mệnh:
Tên ghi trong cuộc chiến này
Xác xơ tâm thể tháng ngày nẻo không...
Định mệnh dằn vặt, ngụp lặn trong bể khổ chiến tranh, tuổi trẻ trở về nội tâm khép kín, luận lý cuộc đời giữa hai bờ vực thẳm.
Bom rơi súng giục sa trường,
Hồn rưng rức mộng đêm cuồng loạn rơi.
Đau thương tàn phế cuộc đời,
Nửa trời hy vọng nửa trời tha ma.
Con người trước và trong cuộc thế, dù đủ khả năng phủ nhận định mệnh, muốn đặt hoàn cảnh đối xứng vào vị trí đã vạch thì trước biến loạn, thân phận vẫn không thoát khỏi đọa đày...Con người xương thịt ruỗng nát bom đạn chiến trường. Sự phi lý hữu thể dẫn dắt đến ý niệm tôn giáo, niềm tin Thượng Đế, con người hôm nay ngay cả ngày sau, nghìn thu lá rụng biết còn gì, họa hoằn chỉ là linh hồn biến thể mà xác thân mất mát với thời gian.
.............................. ...............
Anh đi bom đạn thành ra nghẹn ngào
Máu xương nghe vẫn thì thào,
Bây giờ chiến địa hố hào trong thân.
Người trong cuộc bỗng đâm ra chán ghét, ngược đãi ý kiến vỗ về mơn trớn cả đến giọng hát lời ru từ một nẻo ấm mến thân. Làm chiến tranh để được hòa bình, nhưng phục vụ cho chiến tranh vẫn là tâm trạng băn khoăn trở thành than trách:
Chiến trường giọng ấm lời ru,
Thôi em hầm hố ngục tù đầy thân
Chiều sâu đau khổ của người thơ sở dĩ khác biệt với người khác vì người thơ diễn đạt được tự do nói lên tiếng nói của mình, can đảm đối thoại và dự phóng cho kẻ tha nhân.
Anh Hoa không chỉ than trách về thân phân riêng tư bị xô đẩy vào cuộc chiến phi lý do ý thức hệ ngoại lai chủ xướng mà người thơ đã thầm đau tiếc mảnh đất quê hương.
Nước non chừ vẫn đôi miễn
Xe đời gõ nhịp buồn phiền vào thân.
Nỗi đau buồn vô cùng hữu lý khi tình yêu đất nước cuồn cuộn dâng lên trong tế bào, đưòng gân, mạch máu của mẫu người thời đại giàu suy tư , nếm mặn mồ hôi Đông Nam Á trên những luống cày sâu nặng nề buổi trưa đầu mùa hạ.
Tôi buồn thân phận Việt Nam,
Hai mươi tuổi đạn bom tàn quê hương
Luống cày đất mẹ đau thương
Hờn sông tủi núi xót đường phố hoang.
Tâm trạng chán ngấy thực tại, con đường sau lưng tìm về ẩn nấp thấp thoáng hình bóng Lão Trang, rải rác trong lục bát của Anh Hoa , tư tưởng vô vi nhàn mạn được ghi nhận trung thực và chắc là phương tiện cấp bách giải thoát sau chuỗi ngày mệt mỏi bước quân hành:
Mai về làm gã sơn nhân,
Sống cùng dã thú bỏ dần áo cơm.
Ngày nào thảo mộc đứng buồn
Bờ cao lũng thấp nghe nguồn suối reo.
Cây rừng, lũng thác không xa lạ với ngưòi chiến sĩ, đôi khi cũng gần gũi kết thân, ngủ trong rừng, kê đầu lên hốc đá, nghe chim ca buổi sáng, nhạc suối thổn thức chiều tàn, nét kỳ thú thiên nhiên có ma lực phô bày, khêu gợi cho người chiến sĩ tình yêu sông núi.
Thôi em ngày cũ xế tàn,
Về rừng trăng lạnh ta làm sơn nhân.
Từ xưa, quanh một vòng trái đất, chu kỳ năm tháng bỏ đi rồi trở lại, khối óc loài người sáng suốt phát minh cơ khí càng mach lạc, thì sự tìm hiểu định nghĩa cuộc đời và con người càng mù mịt. Cái nhìn miên viễn, thất bại. Sự đau khổ, nỗi sầu tư vẫn ngự trị con người như một điều kiện.
Hiện tượng viên mãn, hình ảnh hạnh phúc như ngọn gió thoảng qua.
Con người chịu đựng đau khổ, phải chăng là người mang đúng ý nghĩa “người”. Thi sĩ đau khổ trước cuộc đời, chiến sĩ xao xuyến trước chiến tranh . Hai niềm cay xót đều có ở Anh Hoa, người thơ đã ví chiến địa là ngõ cuối cuộc đời “chiến trường tiếng hát lâm chung”, quê hương bốn mặt sa trường, nên chiến sĩ có quyền tưởng vọng đến ngàn sau, thế giới hậu phương yên tịnh một cần thiết hình ảnh người em gái hậu phương:
Cuộc đời thiên hạ buồn tênh
Này cơn mê loạn công danh hư phù
Có em tôi trọn giấc mơ
Áo chinh nhân kiếp sông hồ trắng tay
Thế giới của người em gái hình như đã giăng rộng trùm lên quê hương bốn mặt sa trường và theo dõi người đi qua dặm mòn dài bất tận:
Đêm nay trời đất mê cuồng
Nằm nghe tiếng súng sa trường nhớ em
Anh Hoa đã chân thật với mình, cuộc sống và hường sáng tác văn nghệ. Bản ngã trung thực của thi sĩ vượt trên bản ngã chiến sĩ, nỗi quằn quại, xúc động của con người nhỏ bé trước dời đổi phù sinh đã phản ảnh rõ rệt qua tác phẩm hôm nay.
Hơn một ngàn câu lục bát được viết lên trong những lúc cảm hứng dạt dào, ngoài trận tuyến hoặc trong rào vi đơn vị. Một nghìn câu thơ với âm điệu suông, tròn, dư âm trong sáng như nhạc suối chảy đều giữa rừng mai lặng gió.
Gần hai thế kỷ qua, nếu Đặng Trần Côn cảm thương thân phận chinh phụ tiễn đưa chàng ngoài vạn đặm quan san, mây vần trống giục để tự than tiếc một mình khi ngoảnh lại thấy màu dương liễụ thà khuyên chàng đừng chịu tước phong thì ngày nay Anh Hoa, người chiến sĩ thời đại khi vác súng lên đường đã hẹn với người em gái trong giờ tiễn biệt:
Xác thân dù sẽ phơi bày
Tình thương em vẫn mang đầy trong tim...
Hai bối cảnh, hai thân phận đối diện với chiến tranh, nỗi đau buồn chung của miền đất mẹ, âu cũng là những tiếng gọi, lời than, mà cũng là kinh cầu nguyện cho một ngày mai sum vầy an lạc vậy.
Bản doanh Vùng 2 Chiến thuật
Tháng chạp 65
Diên Nghị
Anh Hoa, Lục Bát Và Thơ Như Một Dòng Sông
Nhà thơ Kim Tuấn, Pleiku 1965
Thơ như một dòng sông. Dòng sông khởi thủy từ nguồn. Dòng sông của mưa ngàn thác lũ và thơ của quê hương đau khổ muôn đời.
Thơ dấy lên tự lòng người. Thơ đã hòa đồng với mối u hoài ngày tháng. Thơ đã lớn khôn trong lửa đạn mịt mù từ 20 năm.
Trong hai mươi năm chinh chiến đó, nếu có người đã chết vì quê hương, hiến thân cho quê hương thì thi nhân cũng đã từng khóc cho quê hương đau khổ quá nhiều.
Có đêm trở về, người ngước nhìn hỏa châu rơi quanh thành phố. Có đêm nằm nghe đạn nổ ngang đầu và đã bao nhiêu lần đứng nhìn đoàn xe ra đi bụi đường bao phủ, súng và những khuôn mặt trẻ nhìn thấy trong thời chiến tranh. Thơ bắt nguồn từ đó, và thơ đã đau khổ cùng quê hương, đã trưởng thành cùng với quê hương như những đoản khúc ca dao biến thể thành Kiều, như ngôn từ lục bát còn sống trong tâm hồn người Việt kể từ khi con chim Di duỗi cánh về Nam đến lúc lập quốc khắp miền Chân Lạp. Quê hương ta từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan cùng một giống nòi.
Thơ đã nằm trong lòng người. Thơ đã thành giọng hát hò lơ khắp miền dừa xanh, ruộng lúa miền Nam. Thơ đã thành câu hát quan họ khắp miền núi rừng phương Bắc và thơ đã biến thành câu hát mái chèo, mái đẩy trên sông miền Trung. Thơ đã lớn lên trong lòng người. Thơ lục bát còn trong lòng người cho đến muôn năm sau như ta lớn lên bằng tiếng ru của mẹ hiền, như ta sống bằng tình của thi ca Việt bắt nguồn từ thơ của nhân gian, từ thơ sáu tám liên vần.
Vậy lục bát trong tâm hồn của Anh Hoa là một sự ngược trở về nguồn, nguồn của thi ca Việt, nguồn của một dòng sông đang chảy về xuôi, đang tìm gặp một đại dương xa và đang trở thành mây để đem mưa trở lại nguồn.
Lịch sử quê hương thăng trầm mấy lúc, dòng sông quê hương qua bao nhiêu khúc quanh và thơ đã cùng đau khổ với quê hương từ bao nhiêu năm. Thơ nay còn sống. Thơ nay còn rơi nước mắt khóc vì quê hương. Thơ khóc tình yêu nhân loại, tình yêu loài người bao lần phân cách, bao lần ly tan như dòng lục bát đã bao lần xa cách đồng xanh, bao lần nhập thể với tâm hồn thành thị để đi tìm nỗi khổ đau của con người hiện hữu bằng giọng thơ u hoài.
Anh Hoa đã đi tìm nỗi u hoài đó qua thơ Lục bát của những phố đìu hiu ánh điện trong thời chiến tranh. Lục bát của phân ly, của tình yêu sầu muộn như mùa thu gội sạch lá rừng.
Cho em giấc ngủ lưu đày
Những lo âu những tháng ngày buồn thương
Cho em giấc ngủ sa trường
Những bom đạn những đoạn đường chông gai
Cho em giấc ngủ ngày mai
Những bâng khuâng những u hoài xót xa
Cho em giấc ngủ lìa nhà
Bốn phương khói lửa thịt da chán chường
Cho em giấc ngủ chiều sương
Những heo hút những phố phường lặng câm
Cho em giấc ngủ ca cầm
Những câu tiếc nhớ những trầm luân sâu
Cho em giấc ngủ thương đau
Những ngăn cách những âu sầu trắng canh.
(Giấc ngủ)
Lục bát còn đến bây giờ như một thực thể thuần tuý của thi ca Việt. Lục bát còn đến bây giờ, mặc dù quê hương đã trải qua bao nhiêu năm tháng trầm luân vì khói lửa dấy lên từ bốn phương trời.
Nét đẹp của thơ lục bát còn trong tim người Việt, còn trong dòng máu trữ tình của giống người sống quanh eo biển vùng Đông Nam Á Châu, chưa bao giờ dám quên nguồn gốc dân tộc của mình. Và như vậy, lục bát vẫn còn cho đến muôn năm. Lục bát đã hình thành nên âm điệu tiếng hát quê hương thương nhớ cội nguồn. Và Anh Hoa đã thương nhớ cội nguồn của mình trong tâm hồn lục bát. Lục bát của ân tình, của thương, của nhớ và của xa xăm...
Sài Gòn thu tới chưa em?
Có nghe thương nhớ vào đêm trở mùa
Trên con đường nhỏ ngày xưa
Dấu chân kỷ niệm bây giờ còn không?
Súng gươm nói chuyện anh hùng
Xót thân phận nhỏ một vòng tay ôm
Rồi ra vần đại lộ buồn
Vần nương náu ấy vần nguồn ưu tư
Nèo xưa bóng cũ tình cờ
Trong em đô thị bây giờ lớn khôn
Anh còn luyến thác thương nguồn
Với hành trang cũ mộng tròn núi sông
Mùa ni thơ với mưa hồng
Mùa sau chắc vẫn hồn rừng cưu mang.
(Thân Phận)
Thơ Anh Hoa như mênh mang sầu nhớ trọn đời. Giọng buồn của một người mang nặng ưu tư năm tháng. Lục bát của năm tháng phân ly và của cô đơn vô cùng.
Nằm nghe mưa gió ngoài trời
Đêm cao nguyên lại nhớ người Trung Châu
Giận gì không gửi cho nhau
Tờ thư thành phố với câu hẹn thề
Đường xa lối khó đi về
Muốn thăm sợ chẳng còn gì thăm đây
Với tôi vần núi rừng này
Vẫn ưu tư vẫn buồn ngày tháng đi
.............................. .........................
(Về Trung Châu)
Như vậy, sự về nguồn ở nơi đây của thi nhân không như nhánh sông đã chia xa còn mong trở lại, mà chính là tâm hồn của con người tìm thấy nỗi cô đơn vô cùng trong thời chiến tranh. Xưa nay, bom đạn đâu làm nên tâm hồn con người, nhưng chính thơ đã làm nên tâm hồn con người còn biết ngoảnh lại trông về mảnh đất quê hương.
Thơ đã như một chứng nhân của thời đại. Thơ như sự hiện hữu của con người. Thơ đã trầm luân cùng với con người và quê hương từ bao nhiêu năm. Cái vẻ chán chường và mệt mỏi này chỉ có thơ mới nói lên được, và chỉ có thơ mới trang trải được hết nỗi niềm.
Quê hương ta của hơn hai mươi triệu dân nghèo đói bốn mùa, của lịch sử đã có hơn một thế kỷ rưỡi vạch đôi sơn hà phân tranh trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn, đã hơn một nghìn năm lệ thuộc nước Tàu và của bao nhiêu năm máu lửa máu chảy thành sông. Quê hương ta đó, có người đã chết và có người đang giữ từng tấc đất của ông cha. Thử hỏi làm sao thơ không mang vết u hoài, thơ làm sao không phô bày cái nỗi buồn chung thân của con người Việt. Thơ sẽ mang lấy hình ảnh của quê hương trọn đời.
Và lục bát đã mang lấy hình ảnh quê hương trọn đời. Quê hương của chinh chiến lửa dậy phương trời. Quê hương của nỗi buồn thầm câm chưa bao giờ dám nói. Quê hương của thơ và của bao nhiêu nhọc nhằn đau khổ. Thơ nay đã ngậm ngùi cùng với quê hương.
Quê hương của dòng sông đã mang nước ra khơi, của thơ sẽ mang tâm hồn thi nhân ra gặp cuộc đời như Anh Hoa đã mang lục bát ra gặp cuộc đời, bởi vì cả hai đều là dòng sông. Dòng sông của mưa ngàn thác lũ và thơ của quê hương đau khổ muôn đời.
Kim Tuấn
Pleiku, 1965
ĐỌC "MẤY NỐT PHÙ HOA"
CỦA THI SĨ HOA VĂN
(Kính tặng thi sĩ Hoa Văn sau khi đọc
thi tập Mấy Nốt Phù Hoa của thi sĩ Hoa Văn)
thi tập Mấy Nốt Phù Hoa của thi sĩ Hoa Văn)
Suốt đời nặng nợ với thơ
Cùng câu lục bát đến bờ thăng hoa
Thương con, thương vợ dung hoà
Vui cùng bè bạn, giao thoa nỗi niềm
Bốn mùa thắm đượm trời đêm
Boston nhớ mãi êm đềm tình thương
Atlanta đẹp nẻo đường
Richmond tri kỷ, diệu thường tri âm
Cuối cùng còn lại chữ tâm
Thiết tha sợi khói, kiếp tằm ươm tơ
Dẫu cho người có hững hờ
Phù hoa mấy nốt đợi chờ huyền vi (1)
Trăng sao lấp lánh thầm thì
Không em. thi sĩ còn gì mà vui (2)
Gió mưa
Còn mãi
ngậm ngùi (3)
Phù du/mơ mộng/ bồi hồi/ gió bay (3)
Vẫn. Còn. Dan díu. Ai.Hay (3)
Người/ Thơ hoá kiếp cho ngày hiền ngoan
Cảm ơn nhân thế an toàn
Ngàn sau còn một nẻo mòn hư vô
Trần Minh Hiền
Orlando ngày 28 tháng 10 năm 2016
Orlando ngày 28 tháng 10 năm 2016
(1) Bài thứ 58: NHƯ CÒN MÙA XUÂN
Xuân về mặt lá mặt hoa
Bình minh hé mở lời ca dậy thì
Nắng hồng qua cửa huyền vi
Thơm bay mấy ngả hương về lối em
(2) Bài thứ 83: CỨ COI NHƯ LÀ THI SĨ
Không có em anh đâu thành thi sĩ
Chỉ là người đứng ngó cạnh bờ vui
Chỉ là người ao ước cuộc rong chơi
Giữa nhân thế có những điều khó hiểu
(3) Bài 52: VỚI NÀNG THƠ
Đã lòng dan díu với thơ
...
Ân xưa hồn mộng đã đầy
Mấy vần thơ cũ phút giây ngậm ngùi
Thơ khuya ngào ngọt bồi hồi
Thôi thì cung bậc nhạc đời gió bay.
ĐỌC GIÓ CUỐN MÂY BAY
CỦA THI SĨ HOA VĂN
CỦA THI SĨ HOA VĂN
Trần Minh Hiền Orlando ngày 6 tháng 5 năm 2016
Nhận được thi tập Gió Cuốn Mây Bay của thi sĩ Hoa Văn còn thơm mùi mực mới in , tôi say sưa đọc một mạch từng câu chữ, từng vần thơ, từng ý tứ và khâm phục một nhà thơ lão thành, trước năm 1975 đã xuất bản 4 thi tập thời Việt Nam Cộng Hoà, và ở Hoa Kỳ ông tiếp tục sáng tác, bền bĩ, sáng tạo, sung mãn và luôn luôn mới mẻ, không lặp lại và thơ của thi sĩ cũng như con người của ông, hiền lành, khiêm tốn và sâu sắc và tiếp tục cho ra đời ở đất tạm dung này cho đến nay là 7 thi tập( 2002: Thơ và Thời Gian, 2005: Tạ Ơn Đời, 2008: Che Đời Mưa Bay, 2010: Như Áng Mây Hồng, 2012: Vạt Nắng Bên Đời, 2014: Cõi Thơ Ta Ở Một Đời, 2016: Gió Cuốn May Bay.) mà thi tập nào cũng xuất sắc, càng đọc càng hay.
Từ những dòng tri ân, chúng ta đã thấy tâm hồn cao thượng của tác giả đối với con trai, con gái, dâu, rể, cháu, đặc biệt là người vợ hiền, người bạn đời đã gắn bó với ông suốt bao năm, chia ngọt sẻ bùi vừa ra đi vĩnh viễn để lại cho ông một khoảng trống không thể nào lấp đầy và hai người con đã ra đi trước cha mẹ. Tôi tìm đọc ngay những bài thơ ông viết cho hiền thê:
bài Uống Rượu Phù Sinh trang 26:
Đêm nay uống rượu một mình
Một mình ly rượu phù sinh giữa đời
Từ em bỏ lại tiếng cười
Ra đi về với đất trời bao la
Bài thơ 16 câu lục bát thật buồn, thật cảm động. Tất cả các bài thơ trong thi tập này đều gồm 16 câu, không hơn, không kém, đó là ý định của tác giả như ông bộc bạch trong lời vào tập. Hai bài Vĩnh Biệt (1) và Vĩnh Biệt (2) ở trang 40 và 41 là những tâm sự thống thiết, chân thành tận đáy sâu thăm thẳm của trái tim tâm hồn của thi nhân cho người bạn đời chung thuỷ sắt son suốt mấy mươi năm. Tôi đọc đi đọc lại và không cầm được nước mắt. Thi tài của thi sĩ Hoa Văn thể hiện ra từng câu chữ, từng ý tứ, từng ý tại ngôn ngoại và bàng bạc giữa những trang sách và chuyển tải từ tâm hồn của thi nhân sang cho người đọc một cách kỳ lạ và kinh ngạc.
Hãy đọc bài Hoá Thân nơi trang 47:
Thôi em yên nghỉ một lần
Đành thôi em nhé hoá thân cuộc đời
Nỗi buồn phủ kín nỗi vui
Nắng hoang vu để bùi ngùi phận mưa.
Thi tập Gió Cuốn Mây Bay dày 205 gồm 3 phần: phần 1 thơ của thi sĩ Hoa Văn (từ trang 10 với bài Chào Cuộc Đời đến trang 93 với bài Tôi và Tổ Quốc), phần 2 (từ trang 95 đến trang 170) gồm những bài xướng hoạ của thi sĩ và các thi nhân khác và phần 3 (từ trang 171 đến cuối sách) gồm các bài viết của các tác giả về thơ Hoa Văn.
Đặc biệt ở trang 21 có phụ bản thi pháp của Vũ Hối viết bài thơ Mưa Trong Lòng của thi sĩ Hoa Văn và trang 94 với bức tranh sơn dầu Âm Vọng của hoạ sĩ Đào Hải Triều.
Thi sĩ Hoa Văn là bậc thầy về thơ lục bát và tình yêu đối với thể thơ 6-8 này rất đặc biệt: hãy đọc bài thơ: Lục Bát và tôi trang 55
Tôi làm thơ lục bát rời
Chỉ như tiếng khóc câu cười thế gian
Thơ tôi lắm nỗi cơ hàn
Thưở xanh dĩ vãng thưở vàng tương lai”
Và 12 câu còn lại đưa chúng ta qua những cung bậc của bài hát ngợi ca lục bát và diễn tả tâm tình thi nhân.
Tôi đã viết về thơ lục bát của thi sĩ Hoa Văn, người vẽ tranh bằng thơ lục bát : http://thatsonchaudoc.com/ banviet2/TruyenSuuTam/TGTP_ HoaVanNguoiVeTranhBangThoLucBa t.htm vàhttps://groups.yahoo.com/neo/ groups/VBVNHN2011/ conversations/topics/3106.
Có hai bài thơ trong thi tập xinh xắn này mà tôi (TMH) rất thích: Đường Từ Tâm trang 56 và Yêu Đức Phật trang 70:
Tôi yêu Đức Phật từ bi
Cho tôi lối bước đường đi nỗi mừng
Cuộc đời sắc sắc không không
Nay còn mai mất tấm lòng vị tha
Cả hai bài thơ đều nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và thanh tao, thanh cao như những bài kệ, bài công án thiền như tóm thâu cả tinh tuý của Phật Pháp, tài năng của thi sĩ Hoa Văn là ở đó. Ở Hoa Kỳ ông ở Boston lâu nhất, rồi ở Atlanta, nay ở Richmond và nơi nào cũng in dấu đậm nét trong tâm hồn thi sĩ và trong thơ ca của ông nhưng có lẽ Boston chiếm một vị trí rất quan trọng trong ông và thi ca của Hoa Văn. Hãy đọc bài: Nhớ Boston trang 90:
Hẹn về thăm Bạn tại Boston
Nghĩa vẫn thiết tha tình vẫn nồng
Cho dầu người đi lòng ở lại
Nhớ em nhớ bạn nhớ vô cùng.
Và bài Người Mang Trái Tim Boston trang 153 cũng rất hay.
Nếu nói đến thi tập Gió Cuốn Mây Bay mà không nói đến bài thơ Gió Cuốn Mây Bay trang 25:
Từ ngày hoa lá ngẩn ngơ
Tớ buồn nên chỉ làm thơ qua ngày
Mỗi khi nhìn lá vàng bay
Mai đời cũng đến thế này mà thôi
Đọc xong 4 câu thơ này và đọc tiếp, chầm chậm, nhắm mắt lại để uống những câu chữ của 16 câu lục bát tuyệt vời để thấu hiểu tác giả ta mới thấy, mới hiểu sự kỳ diệu của thi ca.
Xin kính chúc nhà thơ Hoa Văn dồi dào sức khoẻ và tiếp tục dâng hiến cho đời những vần thơ đẹp đẽ, tuyệt vời.
Xin kính tặng Bác một bài thơ viết vội:
THI CA TUYỆT DIỆU ĐỢI CHỜ
THI NHÂN
THI NHÂN
(Kính tặng thi sĩ Hoa Văn)
Tình đời đổi trắng thay đen
Tình thơ vẫn mãi êm đềm thăng hoa
Cảm ơn thi sĩ hiền hoà
Hoa Văn cần mẫn, Anh Hoa thưở nào
Âm thầm vẽ giấc chiêm bao
Vần thơ lục bát rì rào suối mơ
Đêm nay trong ánh trăng mờ
Thi ca tuyệt diệu đợi chờ thi nhân
Trần Minh Hiền
Orlando ngày 6 tháng 5 năm 2016
Ôm thơ đi giữa
đời trong đục
đời trong đục
(Cảm tác sau khi đọc bản thảo thi tập
"Mấy Nốt Phù Hoa" của thi sĩ Hoa Văn).
"Mấy Nốt Phù Hoa" của thi sĩ Hoa Văn).
Đi từ Hà Nội vô Sài Gòn
Bước qua lửa đạn qua tù ngục
Rồi đến Boston
đến Richmond .
"Một gánh sầu đời nặng
trĩu vai
Bước chân lữ thứ nỗi đau
dài"
Nơi nào cũng có thơ tri kỷ
Không thơ nguyên một nỗi u
hoài.
"Ôm thơ đi giữa đời
trong đục"
Đời vốn mong manh như khói
sương
Thắng thua còn mất toàn hư ảo
Thì sá chi hai chữ đoạn
trường.
Đời là cát bụi phù vân hết
Vở kịch "người xem rồi
cũng quên"
Cuộc hí trường xênh xang áo
mão
Rồi cũng qua thôi chớ muộn
phiền.
Đời là "hoa bướm phù hư
cả"
Cái có bây giờ "mai cũng
qua"
Xin hãy yêu người yêu tất cả
Như thể ngày mai xa cách xa.
Trần gian là một "cuộc
rong chơi"
"Bước chân lữ thứ"
mải mê vui
Lúc buồn chán có thơ và rượu
Có bạn bè say cũng hết đời.
Cùng thơ đi dạo khắp nhân
gian
"Mấy nốt phù hoa" giấc
mộng vàng
Tím ngắt đôi gam sầu diễm ảo
Dư âm còn vọng mãi thời gian.
Vinh Hồ
*Những câu trong ngoặc kép là thơ Hoa Văn
trích từ thi tập "Mấy Nốt Phù Hoa".
trích từ thi tập "Mấy Nốt Phù Hoa".
Đọc thơ Hoa Văn
Họa thơ thi sĩ Trần
Minh Hiền
Lục bát, thất ngôn, thơ Hoa Văn
Mượt mà óng ả đẹp như trăng.
Chẳng giai nhân chẳng thành thi sĩ
Không bạn bè không có hải đăng.
Mấy nốt phù hoa sầu biển động (1)
Đôi gam hư ảo tím sông ngăn.
Giang hồ khí cốt thơ và rượu (2)
Thành bại sá chi cuộc thế cằn.
Lục bát, thất ngôn, thơ Hoa Văn
Mượt mà óng ả đẹp như trăng.
Chẳng giai nhân chẳng thành thi sĩ
Không bạn bè không có hải đăng.
Mấy nốt phù hoa sầu biển động (1)
Đôi gam hư ảo tím sông ngăn.
Giang hồ khí cốt thơ và rượu (2)
Thành bại sá chi cuộc thế cằn.
Vinh Hồ
28/10/16
-(1) "Mấy nốt phù
hoa": tên 1 bài thơ của thi sĩ Hoa
Văn.
-(2) "Cùng
một lứa bên trời lận đận": tên 1 tuyển tập
gồm "108 bài thơ rượu giang hồ khí cốt", trong đó có bài thơ
"Độc Hành"
của thi sĩ Hoa Văn.
của thi sĩ Hoa Văn.
Tình Yêu và Lòng Chung Thủy.
Đôi khi mơ mộng thoát trần
Cùng nhau tung cánh thơ thần vào mây
Gặp người mong mỏi chốn này
Cơm vay
áo mượn tháng ngày hư vô.
(Trích
bài VỚI NÀNG THƠ, 5/10/2016 - Hoa Văn)
Bốn câu thơ trên rất thấm
thía cũng là quan niệm chung của trích Tiên - Tiên bị đoạ - xuống trần dan díu VỚI NÀNG THƠ, lâu lâu hoài
niệm về chốn xưa - nơi Tiên ở, để đôi phút quên đi cuộc đời dâu bể, cảnh đời ô
trọc lắm tiếng thị phi:
Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi người mong bước vào. -Ca
dao.
Nguyễn Công Trứ
cũng than thở:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Và Tản Đà cũng không
khác:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay.
Cuộc đời vô thường, đời người ngắn ngủi như bóng câu qua cửa sổ đã làm nên tiếng thở dài não nuột
của thi nhân Đông phương suốt 1 ngàn năm qua.
Bên Tây phương, thi
nhân cũng có 1 thời gian dài yếm thế đóng cửa, trùm chăn, ẩn mình nơi
"tháp ngà". Vào thế kỷ 19, tại Mỹ xuất hiện 1 thiên tài trần trụi, gân guốc, bụi đời có dáng dấp của các cao bồi miền viễn Tây, lẫm liệt
bước ra khỏi tháp ngà sống gần gũi với thiên nhiên, ca ngợi sợi dây leo, chiếc
lá, suốt ngày xuôi ngược trên sông, đó là thi hào Walt Whitman (1819-1892) một
nhà sáng tạo thi ca với tác phẩm Leaves of Grass đã làm ngạc nhiên giới trí
thức ở Anh, mở ra 1 chân trời mới cho thi ca lúc bấy giờ.
Ở VN có thi hào
Nguyễn Du (1766-1820) sinh ra giữa thời tao loạn đã dấn thân vào đời rất sớm,
đã tham chính nhà Nguyễn, đã đi sứ sang Tàu... nhờ thế mà văn học VN có Kiều và
các thi tập bất hủ khác của ông.
Nói về THƠ như
sáng nay anh em mình trao đổi thật là vui. Yếu tính thiên tài, thiên phú không thể thiếu
trong văn học nghệ thuật đã làm nên những tác phẩm vĩ đại.
Chúng ta cùng
quan niệm làm thơ là chỉ để chơi cho vui mà thôi. Cứ làm, mạnh dạn làm, không
cần biết số phận của bài thơ đó sẽ đi về đâu? Đồng ý rằng Thơ phải cô đọng, phải
mới mẻ về ý tưởng, ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu. Khi buồn nâng ly rượu mạnh,
hay đọc 1 bài thơ hay, tâm hồn ta lâng lâng bao niềm hạnh phúc sảng khoái ngất
ngây...
Từ lâu, VHo vẫn
mê thơ Hoa Văn và hiện có rất nhiều thi hữu trong Văn Bút, trong Hội VNTD cũng
rất trân trọng thơ Hoa Văn. Theo VHo, trong thơ Hoa Văn có tính sáng tạo, luôn
nỗ lực làm mới thơ ca, dù đó là thể lục bát hay thể thất ngôn, kể cả thể thơ
Đường luật mới đây. Tuy nhiên thể lục bát vẫn chiếm đại đa số trong thơ Hoa
Văn.
Sự mượt mà, êm ả,
nhẹ nhàng trong ngôn ngữ; sự đẹp đẽ, trong sáng, linh động trong màu sắc hình
ảnh; sự nồng nàn, trữ tình lãng mạn trong tình yêu; sự thâm trầm, man mác, sâu
lắng trong tư tưởng triết lý nhân sinh Đông phương... tất cả đã tạo nên phong
cách THƠ HOA VĂN.
Nhà thơ Hoa Văn bây
giờ đã vào hàng Thượng Thọ, nhưng nghị lực sức khỏe trời cho "răng tóc là
gốc con người" vẫn tốt, tóc chưa trắng, răng còn đủ, tâm hồn nhạy cảm,
trái tim thanh niên, tinh thần minh mẫn, chạy bộ 1 giờ, làm thơ mỗi ngày. Mười
bài thơ Mùa Thu chỉ làm trong 1 thời gian rất ngắn để gởi đăng trang Trang Web
VNTD. Và đang chuẩn bị xuất bản thi tập thứ 12 tại hải ngoại.
VHo ngưỡng mộ môt
đại niên trưởng trong binh nghiệp, một đàn anh trong làng thơ VN hải ngoại. Suốt
đời từ khi còn trong quân đội những ngày công tác tại Pléku cao nguyên gió lạnh
mưa mùa, đến những năm tháng trong lao tù CS, hay thời gian qua Mỹ sống kiếp
lưu vong, THƠ vẫn là người bạn đồng hành thân thiết nhất của anh. Không thể
thiếu!
Nói đến nhà thơ
Hoa Văn trong đời thường hay trong thơ ca vẫn sáng rực một tình yêu và lòng
chung thủy.
VINH HỒ
7/10/16
(Cô Cao Mỵ Nhân là Trưởng ban Nữ sĩ
của VBVNHN) - Hoa Văn
của VBVNHN) - Hoa Văn
TÔN PHONG VỢ
CAO MỴ NHÂN
Buổi tiếp tân " tưởng tượng " của niên trưởng đàn anh tôi, cả về niên tuế, cấp bậc, lẫn ...thâm niên thi vụ, như kiểu thâm niên công vụ, hay quân vụ ngày xưa ... Mục đích để tôn phong bậc hiền nội đã quá cố, trong vòng thân mật gia đình, ngoài tôi là khách mời duy nhất .
Mở đầu chương trình, thi sĩ Hoa Văn, người chơi lục bát như tập Dưỡng Sinh, bởi vì không có thơ lục bát trong đời ông, thì ông không thở được , mất hẳn ý nghĩa thi ca...
Ông giới thiệu tôi lên diễn đàn gia tộc, với trên năm chục thành viên, gồm con trai gái dâu rể, các cháu nội, ngoại vv...
Để tôi, trên danh nghĩa thân quen gia đình ông từ nửa trăm năm nay, không thể nào quên được một dấu phẩy trong gia phả ông, tôi có thể cam đoan những gì ...khai báo, à quên, những gì trình bầy là sự thật 100% .
Số là :
" Từ thủa dấn thân vào bút mực
Đời anh phóng túng với thơ tình
Những gì anh viết đều ...không thực
Chỉ có em là rất ...hiển linh
( Tặng thi sĩ Hoa Văn - Cao Mỵ Nhân )
Thay lời tựa cho buổi ra mắt bài thơ " Vợ Tôi " của thi sĩ Hoa Văn tặng quý Hiền Nội Nguyễn Thị Nhung đã quá cố ..,
Những đau thương, mất mát tràn ngập trong lòng nhà thơ mấy năm nay, khiến thi sĩ Hoa Văn đã vô cùng bức xúc, đã phải viết nên bài tâm cảm " Vợ Tôi " bằng mối chân tình " phong thánh " vợ .
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Thánh của con tôi, thánh của tôi ...
( Vợ tôi. Hoa Văn. )
Thưa quý vị, trộm nghĩ " Vợ là tất cả ", đến nỗi thế nhân còn phải gia cố, nâng cấp vợ hơn nữa, như ngày xưa quý cụ cố tổ khẳng định điều " nhất vợ, nhì trời " đấy chứ có rỡn đâu .
Có vài thân hữu cho rằng thi sĩ Hoa Văn quá lời khen tặng vợ ...nào là :
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Thánh của tình yêu, thánh thuỷ chung...
( Vợ tôi. Hoa Văn )
Bất quá nhà thơ có thể dùng ngôn ngữ đời thường, hết mình kể lể công vợ thờ chồng, nhất là lúc ông đi tù cải tạo, nuôi dạy đàn con nên người vv...
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Trong lúc tôi đang chốn ngục tù ...
( Vợ tôi. Hoa Văn. )
Sự thực thì quý phu nhân các đấng sĩ quan VNCH, có chồng lao lý trong cái gọi là trại tập trung cải tạo, có nhiều vị hiền thê đáng tôn vinh lắm, có thể ví tựa Tô Thị vọng phu xưa, chờ chồng nuôi con và đủ thứ linh tinh khác trong gia đình .
Chúng tôi hân hạnh có bà bạn cùng trường Trung học TV thủa nào, vốn là phu nhân vị bộ trưởng Bộ TT/ VH . Sau ngày đổi đời bi thảm 30 -4 - 1975, Bộ trưởng trên đi tù cải tạo, bà phu nhân đó đã kịp thời mở một sạp bún bò, sáng sáng bán ở ngay cổng cư xá thương nhân, đường Trương Minh Ký , quận Tân Bình, cho khách thập phương qua lại .
Đã vậy, bà còn phải chăm sóc cụ bà mẹ chồng bị liệt , lâm sàng. Tất nhiên còn phải nuôi con cái vv...,và nhất là phải lo mua sắm đồ tiếp tế cho cựu Bộ trưởng ở chốn lao tù, tận ngoài Bắc nữa .
Tôi nghĩ quý vị ấy có được gia đình ...phong thánh cho còn là ...khiêm tốn đấy. Cho nên, thi sĩ Hoa Văn đề cao hiền thê bao nhiêu cũng không đủ, không đúng con người nhân bản chính chuyên, nên chỉ có nước là phong thánh cho bà vợ đó e thoả đáng nhất .
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Nàng có trong tâm đủ nghĩa tình ...
( Vợ tôi. Hoa Văn )
Thì trên nguyên tắc, người được phong thánh, phu nhân thi sĩ Hoa Văn cũng đã mệnh chung rồi, vả lại bà là thánh của gia đình thi sĩ Hoa Văn và các con cháu bà thôi, chứ có mạo muội với ai đâu .
Tôi phong vị thánh cho em rồi
Thánh của lòng tôi mãi mãi thôi.
Ôi , chốn nghìn thu em có biết
Vợ hiền thương quá vợ hiền ơi ...
( Vợ tôi. Hoa Văn )
Thưa quý thành viên trong gia đình cựu Trung tá Ngô Văn Hoà, với chức vụ sau cùng là Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 20 Chiến tranh Chính trị, cùng cả đời đã là một nhà thơ tên tuổi miền Nam, đầy sức sống từ trong tổ ấm đến ngoài biên phương.
Ở mặt nào thi sĩ Hoa Văn cũng không quên nhiệm vụ : làm chồng , làm cha , làm ông, làm lính ...
Xã hội dân tộc ta cũng rất cập nhật tư tưởng : " Sau lưng một người đàn ông công thành danh toại vv...là một phụ nữ đầy đủ phẩm cách, tế nhị, có cần thì thêm chút mẫn cảm ...để thúc đẩy người đàn ông ấy , tức đấng phu quân tiến bước ...".
Tôi xin sắp dứt lời trình bày ở đây, đồng thời xin cám ơn quý vị bốn phương đào lý , tri âm tri kỷ của thi sĩ Hoa Văn trước bài thơ phong thánh " Vợ tôi " của Hoa Văn .
Đã phần nào khiến quý vị thông cảm , ngơ ngẩn, ngỡ ngàng, ngại ngùng, nguy ngập, nhưng xin đừng hiểu là ngông nghênh, ngổ ngáo, ngầu ...lý do thi sĩ Hoa Văn thương yêu, trọng kính vợ, trên cả mộng mơ, vương vấn...
Cho dẫu hiện nay, ông cũng có vài nhân ảnh nàng thơ tuổi lục tuần, sẵn sàng ...hy sinh vì đại nghĩa thơ, sẵn sàng xử lý thường vụ đối tượng thơ, khi thi hứng Hoa Văn vỡ nguồn, gây lũ lụt tràn bờ ... Thơ muôn tuổi .
CAO MỴ NHÂN
Buổi tiếp tân " tưởng tượng " của niên trưởng đàn anh tôi, cả về niên tuế, cấp bậc, lẫn ...thâm niên thi vụ, như kiểu thâm niên công vụ, hay quân vụ ngày xưa ... Mục đích để tôn phong bậc hiền nội đã quá cố, trong vòng thân mật gia đình, ngoài tôi là khách mời duy nhất .
Mở đầu chương trình, thi sĩ Hoa Văn, người chơi lục bát như tập Dưỡng Sinh, bởi vì không có thơ lục bát trong đời ông, thì ông không thở được , mất hẳn ý nghĩa thi ca...
Ông giới thiệu tôi lên diễn đàn gia tộc, với trên năm chục thành viên, gồm con trai gái dâu rể, các cháu nội, ngoại vv...
Để tôi, trên danh nghĩa thân quen gia đình ông từ nửa trăm năm nay, không thể nào quên được một dấu phẩy trong gia phả ông, tôi có thể cam đoan những gì ...khai báo, à quên, những gì trình bầy là sự thật 100% .
Số là :
" Từ thủa dấn thân vào bút mực
Đời anh phóng túng với thơ tình
Những gì anh viết đều ...không thực
Chỉ có em là rất ...hiển linh
( Tặng thi sĩ Hoa Văn - Cao Mỵ Nhân )
Thay lời tựa cho buổi ra mắt bài thơ " Vợ Tôi " của thi sĩ Hoa Văn tặng quý Hiền Nội Nguyễn Thị Nhung đã quá cố ..,
Những đau thương, mất mát tràn ngập trong lòng nhà thơ mấy năm nay, khiến thi sĩ Hoa Văn đã vô cùng bức xúc, đã phải viết nên bài tâm cảm " Vợ Tôi " bằng mối chân tình " phong thánh " vợ .
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Thánh của con tôi, thánh của tôi ...
( Vợ tôi. Hoa Văn. )
Thưa quý vị, trộm nghĩ " Vợ là tất cả ", đến nỗi thế nhân còn phải gia cố, nâng cấp vợ hơn nữa, như ngày xưa quý cụ cố tổ khẳng định điều " nhất vợ, nhì trời " đấy chứ có rỡn đâu .
Có vài thân hữu cho rằng thi sĩ Hoa Văn quá lời khen tặng vợ ...nào là :
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Thánh của tình yêu, thánh thuỷ chung...
( Vợ tôi. Hoa Văn )
Bất quá nhà thơ có thể dùng ngôn ngữ đời thường, hết mình kể lể công vợ thờ chồng, nhất là lúc ông đi tù cải tạo, nuôi dạy đàn con nên người vv...
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Trong lúc tôi đang chốn ngục tù ...
( Vợ tôi. Hoa Văn. )
Sự thực thì quý phu nhân các đấng sĩ quan VNCH, có chồng lao lý trong cái gọi là trại tập trung cải tạo, có nhiều vị hiền thê đáng tôn vinh lắm, có thể ví tựa Tô Thị vọng phu xưa, chờ chồng nuôi con và đủ thứ linh tinh khác trong gia đình .
Chúng tôi hân hạnh có bà bạn cùng trường Trung học TV thủa nào, vốn là phu nhân vị bộ trưởng Bộ TT/ VH . Sau ngày đổi đời bi thảm 30 -4 - 1975, Bộ trưởng trên đi tù cải tạo, bà phu nhân đó đã kịp thời mở một sạp bún bò, sáng sáng bán ở ngay cổng cư xá thương nhân, đường Trương Minh Ký , quận Tân Bình, cho khách thập phương qua lại .
Đã vậy, bà còn phải chăm sóc cụ bà mẹ chồng bị liệt , lâm sàng. Tất nhiên còn phải nuôi con cái vv...,và nhất là phải lo mua sắm đồ tiếp tế cho cựu Bộ trưởng ở chốn lao tù, tận ngoài Bắc nữa .
Tôi nghĩ quý vị ấy có được gia đình ...phong thánh cho còn là ...khiêm tốn đấy. Cho nên, thi sĩ Hoa Văn đề cao hiền thê bao nhiêu cũng không đủ, không đúng con người nhân bản chính chuyên, nên chỉ có nước là phong thánh cho bà vợ đó e thoả đáng nhất .
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Nàng có trong tâm đủ nghĩa tình ...
( Vợ tôi. Hoa Văn )
Thì trên nguyên tắc, người được phong thánh, phu nhân thi sĩ Hoa Văn cũng đã mệnh chung rồi, vả lại bà là thánh của gia đình thi sĩ Hoa Văn và các con cháu bà thôi, chứ có mạo muội với ai đâu .
Tôi phong vị thánh cho em rồi
Thánh của lòng tôi mãi mãi thôi.
Ôi , chốn nghìn thu em có biết
Vợ hiền thương quá vợ hiền ơi ...
( Vợ tôi. Hoa Văn )
Thưa quý thành viên trong gia đình cựu Trung tá Ngô Văn Hoà, với chức vụ sau cùng là Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 20 Chiến tranh Chính trị, cùng cả đời đã là một nhà thơ tên tuổi miền Nam, đầy sức sống từ trong tổ ấm đến ngoài biên phương.
Ở mặt nào thi sĩ Hoa Văn cũng không quên nhiệm vụ : làm chồng , làm cha , làm ông, làm lính ...
Xã hội dân tộc ta cũng rất cập nhật tư tưởng : " Sau lưng một người đàn ông công thành danh toại vv...là một phụ nữ đầy đủ phẩm cách, tế nhị, có cần thì thêm chút mẫn cảm ...để thúc đẩy người đàn ông ấy , tức đấng phu quân tiến bước ...".
Tôi xin sắp dứt lời trình bày ở đây, đồng thời xin cám ơn quý vị bốn phương đào lý , tri âm tri kỷ của thi sĩ Hoa Văn trước bài thơ phong thánh " Vợ tôi " của Hoa Văn .
Đã phần nào khiến quý vị thông cảm , ngơ ngẩn, ngỡ ngàng, ngại ngùng, nguy ngập, nhưng xin đừng hiểu là ngông nghênh, ngổ ngáo, ngầu ...lý do thi sĩ Hoa Văn thương yêu, trọng kính vợ, trên cả mộng mơ, vương vấn...
Cho dẫu hiện nay, ông cũng có vài nhân ảnh nàng thơ tuổi lục tuần, sẵn sàng ...hy sinh vì đại nghĩa thơ, sẵn sàng xử lý thường vụ đối tượng thơ, khi thi hứng Hoa Văn vỡ nguồn, gây lũ lụt tràn bờ ... Thơ muôn tuổi .
CAO MỴ NHÂN
VỢ TÔI
Viết cho vợ hiền Nguyễn Thị Nhung
và các con tôi
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Thánh của con tôi, thánh của tôi
Mười mấy năm dài bao khổ nhục
Nuôi con khôn lớn được nên người
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Thánh của tình yêu thánh thủy chung
Cái đẹp tuyệt vời ngôi vị đó
Mẹ hiền vợ đảm quý vô cùng
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Trong lúc tôi đang chốn ngục tù
Nuôi nổi bầy con bao vất vả
Nợ tình này trả chỉ trong mơ
Vợ tôi đáng được tôi phong thánh
Nàng có trong tâm đủ nghiã tình
Tình trước tình sau luôn trọn vẹn
Giữa đời cuộc sống dẫu mong manh
Tôi phong vị thánh cho em rồi
Thánh của lòng tôi mãi mãi thôi
Ở chốn nghìn thu em có biết
Vợ hiền! thương quá vợ hiền ơi!
Hoa Văn
Richmond, ngày Lễ Mẹ 8/5/2016
RƯỚC MỘNG
Gửi người phương xa
Người thương ở chốn xa xôi
Tình Thơ ý Nhạc nghẹn lời gió mây
Bên đời ngào ngọt hương bay
Bên thơ còn lại dấu ngày xa xưa
Cúc vàng nở giữa mùa Thu
Nắng vương tà áo nghe hờ hững hoa
Gần ơi gần ngỡ muôn xa
Nên chăng tuế nguyệt phôi pha dấu nhìn
Nghĩ về đâu bước sầu in
Đêm vu vơ nhớ về nguyên thủy hồng
Ngập ngừng một nỗi riêng mong
Câu thơ lục bát đã lòng ca dao
Thương đầy nét cõi chiêm bao
Tìm người trong mỗi xôn xao lá vàng
Mai kia Rước Mộng về ngàn
Cho vàng trên dấu tuổi hoàng hôn thơ.
Hoa Văn
VẠT NẮNG BÊN ĐỜI
Đời đẹp lắm cứ thơ thơ phú phú
Tuổi mấy mươi ta vẫn mến yêu đời
Và cùng nhau ta thảnh thảnh thơi thơi
Trời cho vậy cần gì than với thở
Cuộc sống hôm nay Trời ban ta đó
Thẩn thẩn thơ thơ xin tạ ơn đời
Nghĩ làm gì chuyện bèo dạt hoa trôi
Sầu nhân thế muôn đời như thế cả
Xuân bước qua hoa tàn rồi nắng hạ
Thu hôm nay mai mốt lại đông về
Bốn mùa tình ấm lạnh đến và đi
Có mưa nắng có ngày giông gió bão
Nhìn quanh ta nếu tình người điên đảo
Thì bạn ơi xin chớ vội ưu phiền
Vì áo cơm nên đời phải bon chen
Có những lúc tỵ hiềm không tránh khỏi
Ai cũng biết đời người như mây khói
Thân cũng tan như lá rụng bên đường
Người với người sao vẫn thiếu tình thương
Mải mê mãi mai đời rồi cũng hết
Này bạn ta hình như người thấm mệt
Ôi! anh hùng có lúc cũng sa cơ
Đứng thẳng lên mà bước chớ mơ hồ
Vào trận mạc có khi thua lúc thắng
Còn chi anh có chăng ngòi bút thẳng
Moi óc tim ta viết áng thơ buồn
Lời thơ ta từ một nỗi cô đơn
Yêu đất nước yêu giống nòi dân tộc
Mất mát nào cũng bật thành tiếng khóc
Quê hương ơi bao cay đắng ngậm ngùi
Ta âm thầm năm tháng tiếc thương thôi
Đời lưu xứ mấy ai không buồn tủi
Ta vẫn nhớ vẫn thương về nguồn cội
Thịt xương ta với máu đỏ da vàng
Mong mai này dân tộc hết lầm than
Xanh Tổ quốc xanh bầu trời nước Việt
Ta và bạn vẫn yêu đời tha thiết
Thơ dở hay cũng làm đẹp cuộc đời
Người khen chê mình chỉ cúi tạ thôi
Trước sau vẫn những vần thơ thương cảm
Thẫn thờ chi khi đời người hữu hạn
Chỉ trăng sao còn lại với thời gian
Thì nắng mưa đâu sợ chuyện phai tàn
Cùng thẳng bước với đời ta có bạn.
Hoa Văn
KHÔNG ĐÀNH
Người về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.
Ca dao
Viết gì đây biết viêt gì
Làm sao dứt áo mà đi cho đành
Tiếng ai chan chứa thâm tình
Thơ Em, nhạc Chị, lời Anh ngọt ngào
Tiễn nhau không giọt rượu đào
Vẫn mềm môi lại thấm vào hồn thơ
Tình năm cũ nghiã tháng xưa
Cho xao xuyến giữa mùa Thu xứ người
Bâng khuâng bên những góc đời
Ngập ngừng khi bước chân rời đường mơ
Cõi riêng đẹp mãi bây giờ
Bài thơ viết Tạ ơn từ lòng Hoa
Tình người mấy độ xuân qua
Tình thơ bao thuở thiết tha bụi hồng
Bước đi sao nỡ - đã lòng
Thơ- Văn- Nhạc vẫn vui cùng bước chung.
Hoa Văn
2/11/2016
Người ơi! Người ở đừng về*
Họa bài "Không Đành" thơ Hoa Văn
Người đi chẳng biết nói gì
Tay nắm chéo áo sao đi đoạn đành?
Lòng em nặng một mối tình
Bao năm gần gũi thơ anh ngọt ngào
Buổi đưa tiễn chẳng bồ đào
Mà sao men rượu ngấm vào ý thơ?
Bao năm tình cũ nghĩa xưa
Vàng hoa tím lá mùa thu quê người
Người "Ôm thơ đi giữa đời"
"Đục trong" gì cũng rã rời giấc mơ
Bây giờ cho đến bao giờ
Ý thơ vẫn nặng trĩu từ hồn hoa
Xứ người đã tám năm qua
Đậm đà nhân nghĩa thiết tha xuân hồng
Họa thơ lòng tạ ơn lòng
Tình thơ ý nhạc vẫn cùng bước chung.
Vinh Hồ
2/11/16
*Dân ca Quan Họ Bắc Ninh
LÀM THƠ LỤC BÁT
CÓ HOA VĂN
CÓ HOA VĂN
(Kính tặng thi sĩ lão thành Hoa Văn,
người mà tôi luôn yêu mến và kính phục)
người mà tôi luôn yêu mến và kính phục)
Làm thơ lục bát có Hoa Văn
Thi sĩ hiền lành tựa ánh trăng
Cảm hứng yêu thương như ngọn đuốc
Ân tình nhân bản tựa hoa đăng
Tri âm khắp chốn không phân biệt
Bè bạn bốn phương chẳng cách ngăn
Trọn kiếp vẫn là cây trúc bạch
Khiêm nhu tưới mát đất khô cằn
Trần Minh Hiền
Orlando ngày 27 tháng 10 năm 2016
Orlando ngày 27 tháng 10 năm 2016
Họa thơ Trần Minh Hiền
BÁC HỠI XIN LƯU LẠI
Thi sĩ Hoa Văn yêu thích văn
Tâm tình trong sáng tựa vầng trăng
Bác đi Văn Nghệ bài thơ thiếu
Người ngắm vườn thưa tác phẫm đăng
Xuân Hạ vui tươi vần lục bác
Thu Đông ấm áp ý nghìn ngăn
Hoa Văn bác hỡi xin lưu lại
Ca tụng cho đời vui bớt cằn
NLP 11/02/2016
CƯỚI VỢ NÀNG THƠ
Mai này mình cưới vợ NÀNG THƠ
Cho thoả lòng mong ước đợi chờ
Nàng đẹp nhưng không hề biết nói
Nhớ nàng cả những lúc ngồi mơ
Được biết nàng từ mấy chục năm
Nàng về trợ hứng lúc tìm vần
Là tôi lại có ý từ mới
Ôi đẹp làm sao thật tuyệt trần
Nàng với tôi duyên tự bao giờ
Phận nào căn nấy vậy mà thơ
Phải chăng Trời tặng nàng cho đấy
Bởi cuộc tình này trải lắm Thu
May có duyên Trời với phận thôi
Như tình đầy mãi chẳng hề vơi
Hỡi Nàng Thơ của thơ ngày ấy
Xin cưới nàng đây dẫu cuối đời.
Hoa Văn
XIN ĐỜI MỘT CHÚT
BUỒN THI SĨ
BUỒN THI SĨ
Chỗ em Trời tặng nên cho ấm
Ta ở nơi này lạnh lẽo hung
Mộng có nhưng không thành thực được
Thì thôi thôi thế cũng chia mừng
Cảm ơn đời vẫn còn cho mộng
Đôi chút thơ vàng đôi chút thôi
Thơ viết về đâu tình thuở ấy
Luyến lưu xin giữ để vui đời
Đời cuối chỉ còn ta với giấy
Tình em trang trải tiếng thơ sầu
Đêm tàn sao rụng không còn Nguyệt
Nghe lẻ loi về ngọn gió đau
Xin đời một chút buồn thi sĩ
Để đón ân tình đợi nắng mai
Để có vần thơ đôi cánh nhỏ
Hương bay ngào ngạt đến tình dài
Coi như em nhé lòng như đã
Một mảnh tình xa manh áo thơ
Cho đẹp đời nhau trong mộng tưởng
Buồn vui ấm lạnh vẫn đôi bờ.
Hoa Văn
14/10/2016
14/10/2016
COI NHƯ LÀ THI SĨ
Không có em anh đâu thành thi sĩ
Chỉ là người đứng ngó cạnh bờ vui
Chỉ là người ao ước cuộc rong chơi
Giữa nhân thế có những điều khó hiểu
Tự ví mình như cung đàn muôn điệu
Mỗi thời gian mang thương tích riêng lòng
Chuyện nắng mưa hay sương gió bão bùng
Thơ vẫn viết vì tình yêu bất tuyệt
Như trăng khuya có khi tròn lúc khuyết
Tình bỗng vui bỗng chán bỗng dưng buồn
Nhìn vào đời cơm áo chuyện thua hơn
Nay tỉnh mai say ngày sầu đêm nhớ
Là thi sĩ tâm hồn khao khát mở
Đón bình minh trong giấc mộng vô thường
Vui âm thầm tha thiết giữa yêu thương
Trong ân nghiã mang theo nhiều dấu chỉ
Không có em anh đâu thành thi sĩ
Xin tạ tình lời nhỏ dệt thành thơ
Em đứng trên muôn vạn nỗi mong chờ
Người muôn thuở của tình anh muôn thuở.
Hoa Văn
10/10/2016
10/10/2016
Không Em,
Anh Chẳng Làm Thi Sĩ
(Cảm tác sau khi đọc bài "Coi Như Là Thi Sĩ"
của thi sĩ Hoa Văn)
của thi sĩ Hoa Văn)
Không có em, anh chẳng làm thi sĩ.
Sẽ biệt tăm biệt tích giữa dòng đời
Mỗi Thu về nhìn chiếc lá vàng rơi
Anh lại nhớ đến công viên ghế đá
Tóc xõa bờ vai dáng ngà đẹp quá!
Tay trong tay... chim ríu rít trên cành
Từ Thu vàng, Hạ trắng đến Xuân xanh
Đôi trẻ vẫn tung tăng tình mộng mị
Không có em, anh chẳng làm thi sĩ
Là nàng thơ, em đẹp mãi thời gian
Là tình nhân rất kiều diễm cao sang
Chân nhẹ bước mà trăm hồng nghìn tía
Em hiện diện cho trần gian ý nghĩa
Cho hồn anh rực rỡ nắng mai hồng
Cho trái tim ca hát suốt mùa Đông
Cho hạnh phúc dâng tràn tình chất ngất
Cho mầu nhiệm khiến vần thơ bất lực
Cho mây trời phiêu lãng bỗng ngừng bay
Cho thời gian vắng bặt chẳng ai hay
Cho vườn mộng chỉ hai người hiện hữu
Thể xác đắm say bờ môi mật rượu
Linh hồn chết lịm ánh mắt mơ huyền
Thần trí ngu ngơ suối tóc đen tuyền
Trái tim ngất ngây thân hình vệ nữ
Không có em, tóc mây đâu ẩn dụ
Không có em, tóc mây đâu ẩn dụ
Nét xuân sơn nào siêu thực tượng trưng
Làn thu thủy hết đa cảm đa tình
Và anh cũng chẳng làm thơ chi nữa
Không có em, Thu võ vàng héo úa
Mưa phùn bay, bấc thổi suốt mùa Đông
Tiếng ve sầu than thở bóng phượng hồng
Mùa Xuân thiếu vắng bướm vàng hoa thắm
Không có em bốn mùa đều ngán ngẫm
Thời gian dài đến vô tận vô biên
Và không gian trống rỗng hết linh thiêng
Nơi Bồng đảo chẳng còn Tiên múa hát
Không có em, anh muôn đời đói khát
Cô độc bơ vơ đi giữa cuộc đời
Thơ sẽ không vần không điệu không lời
Không có em, anh chẳng làm thi sĩ.
Vinh Hồ
12/10/16
CÒN ĐƯỢC MẤY THU
Ta còn bao nữa, mùa Thu
Mấy mùa Thu nữa giã từ cuộc vui
Người đi để lỡ ngậm ngùi
Trăm năm hò hẹn vội rời rạc xa
Bóng chiều hun hút bờ qua
Vàng thu mấy thuở âm nhoà tuổi sương
Tránh sao bông thắm phai hường
Lối về buồn rụng cuối đường mây xưa
Thu này lá đổi màu chưa?
Em còn bên đó hay vừa bước đôi
Nghe như âm vỡ ngậm ngùi
Tay trong tay giữa dòng đời vô vi
Tưởng người mà nghĩ đôi khi
Sầu xuyên trái nhớ ngõ về lạnh hoang
Chiều rơi ngày khuất võ vàng
Còn nghe Thu nửa cung đàn nhịp hoa.
Hoa Văn
12/10/2016
12/10/2016
NHƯ CHIẾC LÁ RƠI
Ta đi trên xác lá vàng
Chợt nhìn lên thấy nửa hoàng hôn rơi
Bỗng dưng lòng lại ngậm ngùi
Mỗi mùa Thu đến thương đời lá bay
Còn ta thân cát bụi này
Mốt mai đâu biết là ngày hay đêm
Tình nào ấm nổi niềm tin
Quẩn quanh trên cát để tìm dấu chân
Cái xa xa mãi chẳng gần
Cái gần thì vẫn buồn câm tháng ngày
Thôi về gọi gió gọi mây
Gọi hoa trăm tuổi gọi cây tương phùng
Cõi này lạnh lắm, mưa ròng
Cầm như trọn kiếp trắng cùng nhân gian.
Hoa Văn
MẤY NỐT PHÙ HOA
(gửi người hôm qua)
Nhạc sầu từng nốt phù hoa
Em từ cõi mộng hay là cung mê
Đợi em qua ngẩn ngơ về
Từ vương vấn thuở thơ đề áo bay
Hay từ nấn ná trời tây
Đem ngôn ngữ đến trao ngày hồn nhiên
Hay từ bốn cõi dịu hiền
Mấy dòng thơ vẫn ưu phiền tuổi son
Hoặc từ mấy cõi vuông tròn
Trong bao la biết có còn nguồn vui
Dám mơ chi nữa mà đời
Hương phai phấn lạt tình hời hợt xa
Nẻo hồng ngày một phong ba
Câu thơ mấy đoạn trăng tà nguyệt rơi
Còn trong tay lạc dấu rời
Thơ vàng võ khuất tuyệt vời trăng suông.
Hoa Văn
17/9/2016
CHIÊM BAO
gửi mimi trầm hương
Dấu buồn lạc bước chiêm bao
Đêm hoang vu lỡ tâm dao động lời
Lòng như tuyết rụng mưa rơi
Chút hương Dạ lý bồi hồi từ tâm
Trở về thiên cổ mù câm
Tay ôm chuỗi mộng thơ thần vịn hoa
Tưởng mình khoác áo cà sa
Đi trong cõi Ngộ la đà chân không
Hoá ra vẫn chốn bụi hồng
Tình phơi trăng bạc hương nồng gió bay
Hương trầm còn đọng trên tay
Chốn phù hoa cũng từng ngày tồn sinh
Muộn màng chấp ngã câu kinh
Trong cung bậc đã vin cành vô ưu
Bên trời quanh quẩn đìu hiu
Bút hoa thơ vẫn chắt chiu cùng người.
Hoa Văn 2016
CHỈ LÀ PHÙ DU THÔI
PPS: Hương Hoài Điệp
Cuộc đời hoa bướm phù hư cả
Cái có bây giờ mai cũng qua
Muốn giữ làm sao ta giữ được
Tiếc chi trời đất lúc trăng nhoà
Gặp người đã mấy mùa sương gió
Tình vẫn như tình ngọn cỏ khô
Ai gọi đời nhau trong gió dữ
Những âm thanh vỡ cuối chân bờ
Ở đây cũng giống muôn ngàn chỗ
Cũng giận vui buồn cũng dửng dưng
Còn những âm rơi vàng võ nhớ
Bước đi không thấy được vô cùng
Tình chỉ có em tình đã sáng
Bài thơ còn dở đã vuông vần
Viết gì cho hết đời rêu đá
Sao lại ngập ngừng mỗi bước chân
Mai mốt thâm tình còn đẹp mãi
Hay là sương sớm phủ ân xưa
Ví như tắt lịm đôi bờ sống
Tiếng gọi muôn thu dẫu bốn mùa
Có gặp gỡ thêm đời cũng muộn
Chẳng đi cũng đến được chân cầu
Còn gì ta giữ trong lòng bạn
Lối gió cũng còn những bể dâu
Còn chi để lạc trong hồi tưởng
Tiếc nuối đường xa chiều đã tàn
Người hỡi có se lòng sắt dạ
Vì đời trăm nỗi những ly tan
Có em như thế đời như đủ
Còn lối nào quên lạc dấu về
Một chút ân tình thời buổi khó
Nghe đời thăm thẳm giọt sương khuya
Xin gửi em xưa lời mộc mạc
Thơ buồn lòng có nhúm nhen vui
Chỉ là dấu tích tình tri kỷ
Để lại đời nhau những ngậm ngùi.
CÒN CHÚT DUYÊN THƠ
Đời thêm tuổi em còn gì nuối tiếc
Gót chân hoa có ngại gió Đông về
Thời gian còn mấy thuở tiễn xuân đi
Cùng nhân thế với lời thưa tiếng ngỏ
Tình dẫu cạn nụ thơ vàng vẫn nở
Gặp em vui góp chữ cũng chia mùa
Chọn vần nào cũng lỡ tuổi trong mơ
Xin được viết tình em trên tờ trắng
Đường hôm nay ngập ngừng không có nắng
Sợi dây hồng buộc chặt chút duyên thơ
Hoàng hôn rơi chầm chậm xuống ven bờ
Cuộc tình nhỏ chỉ mơ vàng gối mộng
Thơ mang nghiã chuyện vui đời rất mỏng
Mà buồn còn năm tháng vẫn dày thêm
Chia xẻ cùng ai cho bớt nỗi niềm
Thôi giữ trọn vì bóng chiều đã ngả.
Hoa Văn
NÓI VỚI NGƯỜI TRONG MỘNG
Gửi đến em bài thơ không niêm nhỏ
Chút ân tình vàng võ thiết tha vui
Anh thương em nhiều lúc muốn mở lời
Nhưng lại sợ tình em hờ hững gió
Anh không hiểu sao mình không dám ngỏ
Ngại ngùng chăng khi lời ngỏ gió bay
Em ơi em tình đẹp chẳng quên ngày
Tình cũng lạ gặp nhau mình cũng lạ
Nói thương em lòng anh ray rứt quá
Sợ không còn níu được bước chân em
Con chim hồng bay bổng giữa trời đêm
Không mỏi cánh dù gặp nhiều dông bão
Hồn lưu lạc nghe sầu vương trên áo
Sợi tóc buồn chĩu nặng chút hương thơ
Đến với em không phải chuyện tình cờ
Duyên thơ nhạc hai tâm hồn như một
Anh biết em chỉ yêu lòng chân thật
Một trái tim ăm ắp nghiã yêu thương
Bước em đi trên những khúc đoạn trường
Giữa vinh nhục hèn sang thời buổi khó
Anh thương em từ ngày vừa gặp gỡ
Em như trăng anh như kẻ lữ hành
Soi đường anh đi trên cuối cuộc tình
Và tiếp nốt những gì còn dang dở
Anh gặp em coi như đời đầy đủ
Yêu Cúc vàng hoa nở mãi trong tâm
Mốt mai đây khi anh đã âm thầm
Về cõi khuất lúc chiều tàn nắng tắt
Nàng thơ ơi tình xưa dù chiu chắt
Tình yêu nào sớm muộn cũng chân mây
Thời gian đi thân thiết cũng cạn ngày
Xin được mãi yêu em trong mộng đẹp
Anh làm thơ hình như Trời cho nghiệp
Nghiệp dĩ hồng từ thuở tóc còn xanh
Anh gặp em như nhận được duyên lành
Từ em đó những ước mơ tìm thấy
Trái tim anh em đã từng vực dậy
Cuối mùa tàn lại nở giữa rừng thơ
Anh yêu em chưa có một bao giờ
Chắc Thượng Đế đã cho mình hạnh phúc
Vì tình anh héo tàn trong vô thức
Nên yêu em chỉ trong tiếng thơ thầm
Dù em ở xa hay đã thật gần
Xin được tạ ơn em bằng tất cả.
Anh yêu em như hoa lòng vạn đoá
Dâng người tình trong mộng của hôm nay
Nàng thơ ơi xin nhận tiếng thơ này
Để anh được có thêm hơi thở muộn.
Hoa Văn
ANH YÊU EM
CHẲNG BAO GIỜ LỠ MUỘN
CHẲNG BAO GIỜ LỠ MUỘN
(Viết trên cảm xúc của bài thơ
NÓI VỚI NGƯỜI TRONG MỘNG
của thi sĩ Hoa Văn)
Chẳng dám nói thật lòng, người em nhỏ
Tiếng trái tim hoà lẫn tiếng buồn vui
Đã cố nói nhưng chưa thể nên lời
Như thỏ đế trong mây mưa bão gió
Vẫn câm lặng chẳng thể nào mà ngỏ
Ý thơ say, trong bụi cát trùng bay
Em là đêm hay em đã là ngày
Đã quen lắm sao vẫn còn xa lạ
Tim anh đập cồn cào xôn xao quá
Biết bao giờ mới bắt kịp được em
Sương khói thở hơi nồng của bóng đêm
Em là sóng em là trời mưa bão
Hoa đẹp đẽ trên mùa sang xiêm áo
Em tuyệt vời còn ướp đẫm tình thơ
Trăng vô tư như thể những cuộc cờ
Anh chỉ yêu em và em là số một
Đời vẫn vậy có chắc gì là thật
Cuối cùng rồi còn có bụi tình thương
Nói đi em đừng sợ những canh trường
Anh sẽ đợi qua những ngày khốn khó
Đời vẫn vậy là lành hay là gỡ
Anh mơ em trong những giấc miên hành
Biển đã khóc cho dậy sóng ân tình
Mình hãy hát dẫu là hay hay dở
Mơ ôm em vậy cũng là đã đủ
Bông hồng xanh, xanh thắm nụ từ tâm
Để anh biết em vẫn mãi lặng thầm
Như sương khói làm ngọn đèn chẳng tắt
Ôi hạt lúa của ngày xưa lép, chắt
Mặt trời lên bên những ngọn đèo mây
Em còn lại như nhân chứng đêm ngày
Anh sẽ đứng cho em hoài xinh đẹp
Em rực rỡ cho anh sầu tội nghiệp
Lá còn rơi cho ngày mới trong xanh
Em long lanh đôi mắt ướt hiền lành
Anh thảng thốt ngỡ ngàng như chưa thấy
Em đã thắp đáy hồn anh thức dậy
Ta cùng nhau lặn xuống đáy sông thơ
Cám ơn em đã trân quý thời giờ
Cho anh được thế nào là diễm phúc
Trăng đã rụng vào tim anh tiềm thức
Còn có em bên những nét thì thầm
Ôi ân ái mộng mơ với xa gần
Anh sẽ tặng em con thuyền biển cả
Em của anh là tình hoa một đoá
Em cho anh tuyệt đỉnh của ngày nay
Hãy đến bên anh hết giấc mộng này
Anh yêu em chẳng bao giờ lỡ muộn
Trần Minh Hiền
Orlando ngày 10 tháng 11 năm 2016
cùng nàng thơ xướng họa
(Cảm tác từ 2 bài thơ xướng họa
của Hoa Văn và Trần Minh Hiền)
cùng nàng thơ xướng họa
hai trái tim đêm ngày
đã đập cùng một nhịp
cùng một gam tình say
mình yêu nhau mãi mãi
bằng trái tim nồng nàn
yêu như thời trẻ dại
ngàn cảm xúc dâng tràn
mình còn yêu còn sống
còn sống là còn yêu
yêu là còn xuân trẻ
xinh đẹp tựa dáng kiều
em mỹ miều ngà ngọc
bước nhẹ vào tim yêu
cho mặt trời lên tiếng
gọi vầng trăng cô liêu.
Vinh Hồ
11/11/16
ĐỜI THÔI CÔ LIÊU
Họa thơ TH Vinh Hồ
Thơ hay lồng hội họa
Cùng chung nhịp tháng ngày
Anh và em đôi lứa
Đồng điệu mối tình say
Lá rơi rơi chi mãi
Người yêu ta nồng nàn
Từng chiếc lại từng chiếc
Khiến xót xa nghẹn tràn
Đôi chim hòa vui sống
Liền cánh rộn tim yêu
Bên trời bay chấp chới
Em nhìn xem ... yêu kiều
Trời trong xanh dáng ngọc
Dưới thế dậy tin yêu
Đôi mái đầu kề cận
Cuộc đời thôi cô liêu
Tuấn Đình
VUA CHÀM
Chế Mân ơi hỡi Chế Mân ơi
Vua xứ Chàm xưa cũng lạ đời
Đổi đất lấy nàng Công chúa Việt
Vui hay buồn hỡi Chế Mân ơi
Sử chép ngàn năm chỉ có người
Lấy nàng Công chúa bế bồng chơi
Đem về Chiêm Quốc làm vương hậu
Tôi nghĩ ông ngông cũng tuyệt vời
Nếu tôi cũng được như Ông Mân
Tôi sẽ ngông hơn gấp mấy lần
Không chỉ Huyền Trân mà phải có
Thêm ngàn mỹ nữ giỏi thơ văn
Ông sĩ nhân tôi cũng sĩ đây
Ông làm vua, mỗ, kẻ lưu đày
Mến ông tôi viết bài thơ nhỏ
Tôi Việt, Ông Chàm ta nắm tay.
13/10/2015
TÌNH LỤY
Mấy ai không vướng lụy tình
Nhưng là thi sĩ ngông nghênh hơn nhiều
Trời cho có lắm tình yêu
Nên thơ phải trả - dẫu nghèo-xin vâng
Si tình như bác Chế Mân
Cưới nàng Công chúa Huyền Trân về triều
Làm vua sướng biết bao nhiêu
Làm thi nhân có thơ nhiều cũng xong
Nặng vai một gánh tang bồng
Nên không dám chuyện đèo bòng mai sau
Cuộc đời chỉ những bể dâu
Lỡ hoa lỡ bướm lỡ cầu lỡ duyên
Riêng em còn chút tình riêng
Thôi thì thôi chuyện thần tiên của người
Chỉ mong chút lửa hồng thôi
Để hơ cho ấm thơ đời mưa bay.
16/10/2015
THƠ CHO NÀNG THƠ
Mùa Đông về chốn này lạnh ghê gớm
Nắng nơi em em có thật vui cùng
Chiếc áo tình em khoác có ấm không?
Hãy cũng lạnh vì lòng còn giá lạnh
Anh ở đây tình đầy nhưng hiu quạnh
Thơ vẫn buồn vì đời chẳng mấy vui
Gió mùa Đông đem lại những ngậm ngùi
Cây trơ lá bởi Đông về tàn tạ
Tuyết chưa rơi mà sao lòng trắng quá
Hoa không gian làm vắng Nguyệt đêm buồn
Nàng thơ ơi anh nhớ lắm tình son
Em giữ nhé cho môi hồng bớt nhạt
Để thơ anh vẫn hương trầm bát ngát
Vì có em chăm chút cõi thơ vàng
Vì có em gửi chút nắng bay sang
Thơ và nhạc một dòng tình cung bậc
Mùa Đông về đẹp nào hơn hoa cúc
Anh yêu hoa cho bớt lẻ loi tình
Và cùng người trong nốt nhạc lung linh
Xin em hiểu tình anh, nàng thơ nhỏ!!!
Hoa Văn
26/11/2016
CỨ VUI CHO HẾT CUỘC ĐỜI NÀY
Này người bạn hãy quên đi tất cả
Đừng hận đời dù đời có buồn thêm
Có gì đâu mà ôm mãi ưu phiền
Bạn cũng biết con người tính hơn thiệt
Muốn trời xanh phải chờ mây tan hết
Sau cơn mưa trời lại sáng kia mà
Có hôm nay là tích lũy hôm qua
Đâu có phải tự nhiên mà ta có
Bạn đã biết cuộc đời là bể khổ
Vì tình thương chưa đủ sự công bằng
Đừng làm điều sai trái phải ăn năn
Đời hư ảo muôn đời là hư ảo
Ta hãy sống và làm điều vương đạo
Một đời người cũng chỉ mấy mươi năm
Danh lợi bon chen sân hận lỗi lầm
Khắp mọi chốn mọi nơi đều có cả
Xin hãy nhớ những điều không xa lạ
Khắp đó đây kêu gọi tiếng nhân từ
Tình cho đi là một chút suy tư
Nhưng chia sớt vẫn còn nhiều dấu hỏi
Có nhiều lúc cuộc đời đầy tăm tối
Cũng đừng buồn quá độ - gắng lên thôi
Kiếp nhân sinh phải chịu khổ đau rồi
Dù đời sống là niềm vui có thật
Chữ nhân nghĩa nhắc ta lòng son sắt
Làm quân vương cũng chẳng phải muôn đời
Hay vàng son cũng chỉ tạm bợ thôi
Bạn đã biết tình thương là cao quí
Rồi mai mốt ta trở về nguyên thủy
Rồi thành mưa rồi thành gió thành mây
Cứ vui lên cho hết cuộc đời này
Trong đời sống đừng bao giờ nhu nhược
Khi vấp ngã đứng lên và tiến bước
Hãy uống vào từng ngụm ánh mặt trời
Cố cất lên từng tiếng hát lời vui
Trời nắng mãi cũng có ngày mưa hạ
Bạn đừng sợ khi mình gặp tai hoạ
Từ thế nhân đối xử chẳng thuận hoà
Dù người đời chưa hiểu thấu lòng ta
Đem nhân ái bao dung mà tha thứ
Niềm vui ấy cứ coi như đã đủ
Hãy nhìn nhau bằng ánh mắt nụ cười
Ta đối tình bằng hữu với nhau thôi
Tình yêu vẫn muôn đời là cao cả
Là con người chứ phải đâu gỗ đá
Có tình thương và biết quý yêu người
Vì đời người ngắn ngủi lắm bạn ơi
Chẳng mấy chốc hoá thân về cõi khác.
Hoa Văn
GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG
Gửi Nàng Thơ
Ai cạn cùng ta chén rượu này
Rượu giang hồ hết thiệt sao đây
Rượu tình có lẽ còn vài chén
Còn rượu nào xin cứ rót đầy
Rượu ta đang uống không còn vị
Cũng chẳng có hương chẳng sắc gì
Nhạt nhẽo nhưng mà ta dễ uống
Vì là những chén rượu vô vi
Một mình ta uống cùng trời đất
Bỗng chốc hồn thơ tiếng thở dài
Đời có chi đâu mà tiếc nuối
Mặc cho thế sự chuyện ngày mai
Đời ta lăn lóc cùng sương gió
Áo bạc vai sờn lúc tuổi thơ
Đã mấy lần đi vì thế sự
Và đau cho những chuyện thương hờ
Rượu sầu nhân thế cũng còn đây
Uống mãi mà sao vẫn cứ đầy
Bè bạn mỗi ngày thêm mỗi vắng
Tri âm đâu nữa để cùng say
Còn chỉ mình em em ở đâu
Hỡi nàng thơ đẹp của ngàn sau
Làm sao có được ngày hoa nắng
Nhắc đến tên em một nỗi sầu
Hôm nay rượu uống không còn vị
Ruợu nhạt nói gì đến chuyện say
Cứ uống đến khi đời mãn cuộc
Nghênh ngang thơ phú cũng vui đầy.
Hoa Văn
8/12/2016
YÊU THƠ YÊU NGƯỜI
Gửi Nàng Thơ
Biết tình em nên tâm hồn ấm áp
Kiếp nhân sinh man mác chuyện thương sầu
Cuộc đi về qua mấy thuở bể dâu
Và nhiều lúc nhìn đời nghe cũng nản
Gặp được em khi tuổi đời đã cạn
Chút ân tình bè bạn mấy thu rơi
Ta yêu thơ như yêu ánh mặt trời
Và mong em như đêm cần ánh sáng
Có nhiều lúc nhịp tim ta rối loạn
Bởi yêu em hay bởi nắng mưa đời
Dù thế nào tình vẫn chẳng hề vơi
Yêu em mãi đến khi tim ngừng đập
Em ở xa biết ngày nào được gặp
Hay tình mình như thế lại nhiều vui
Thơ viết thêm hoa nở đẹp bên đời
Biết đâu nhỉ cuộc tình ta rất lạ
Nàng thơ ơi chiều nay hiu hắt quá
Nợ tình này trang trải nổi hay không
Khắc tên em mãi mãi đáy tim hồng
Ngày nào đó kiếp sau ta đáp tạ.
Hoa Văn
15/12/2016
No comments:
Post a Comment