Trăng
Thân tặng Trăng Ngàn
Hôm qua trời đất sơn khê
Tím màu quan tái, tứ bề sương giăng
Ba lần, chín lượt gọi trăng…
Trăng ơi, trăng hỡi, nghe chăng trở về?
Trăng ngàn, cỏ nội, đường quê
Chim kêu, vượn hú lê thê nỗi nhà
Trăng xanh sáng cả vườn cà
Trăng vàng còn đó, trăng ngà cầm canh
Trăng xuyên lơ lửng đầu gành
Trăng thanh óng ả trên cành phù dung
Những đêm mưa gió bão bùng
Mây tan, trăng lại sáng trưng như thường
Trăng ơi đừng để sầu vương
Vô minh hư ảo trên đường trăng qua
Hãy xa lánh não phiền và
Giữ vầng trăng sáng tinh hoa ngày nào
Xin đừng nhỏ lệ nghẹn ngào
Cho câu thơ bỗng dưng xao xuyến buồn
Giữa trời bát ngát trăng suông
Chao nghiêng, vọng động, thả buông, lu mờ
Mong sao trăng tỏ đôi bờ
Mong sao trăng đẹp, nguồn thơ muôn đời.
Bài viết về Trăng
của Ta
Trăng là cái chi để Lý Bạch gieo mình níu
lấy. Trăng là cái chi để Beethoven gởi gấm nỗi đau tình phụ vào bản sonata bất
hủ mang tên “Moonlight”. Trăng là cái chi để Bàng Bá Lân vẽ lên bức tranh mộc
mạc đẹp ru hồn bằng hai câu lục bát :
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh
trăng vàng đổ đi?”
TH Vinh Hồ trong một phút ngẫu nhiên cũng
đi tìm mầu sắc hư ảo ấy trong cái lao đao bất chợt trước vẻ đẹp quyến rũ của
Hằng Nga.
Trăng xanh sáng cả vườn cà
Trăng vàng còn đó, trăng ngà
cầm canh
Câu “Trăng xanh sáng cả vườn cà” lại làm
người đọc lien tưởng đến bài “Trăng sáng Vườn chè” của thi hào Nguyễn Bính với
câu “Sáng trăng sáng cả vườn chè”. Dựa vào chữ “cả” thì chúng ta có thể đoán
vườn chè của NB vừa đủ rộng để cặp mắt thoải mái trải rộng trong không gian.
Trà trồng theo luống và cây trà cao tới hông thôi. Khi trăng lên thì vườn chè
biến đổi khác hẳn ban ngày. Màu vàng dịu trên nền lục mát cộng với sương đêm
phản ánh vàng. Luống trà thẳng dài, vồng um và cao thấp như những đợt sóng nhấp
nhô. Nhìn từ xa như một bể vàng bạc lấp lánh sống động. NB chắc là nhìn thấy
hình ảnh này mà có ý thơ cũng như VH nhớ lại trăng giãi vườn cà mà vẩy bút
thành chương.
Ta
2012
No comments:
Post a Comment