Monday, October 3, 2016

 
BA KỲ CÔNG CỦA NHẠC SĨ LMST
VÀ PHU NHÂN HOÀNG YẾN
trần minh hiền orlando ngày 9 tháng 10 năm 2015
 

Ảnh LMST: Đám cưới NS LMST& Hoàng Yến ngày 31/5/1964 tại Sài Gòn.

Nói đến nhạc sĩ LMST là nói đến sự khiêm tốn, khiêm nhường cũng như khả năng làm việc bền bĩ, âm thầm suốt bao nhiêu qua từ năm 1950 để đóng góp cho kho tàng âm nhạc Việt Nam. Ông không muốn khoa trương, mà chỉ biết viết nhạc mà không màng đến lợi danh, khen chê phù phiếm. Nhưng những bài nhạc của ông thật là giá trị, rất hay và đi vào lòng người .
Ảnh LMST: Hoàng Yến và 3 đứa cháu của LMST tại Thảo Cầm Viên, Sài Gòn, năm 1964.
Nhạc của nhạc sĩ  LMST ra đa dạng phong phú từ nhạc tiếng Việt đến nhạc tiếng Anh, tiếng Pháp, từ nhạc đời, đến nhạc đạo ( Phật giáo và Công Giáo), nhạc thiền, nhạc tình, nhạc vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà, nhạc ông phổ từ thơ của thân hữu bốn phương (từ những người quen đến những người ít quen, từ những người có tiếng đến những người ít tiếng tăm hơn) , nhạc do ông tự đặt lời ... những bài nhạc thiếu nhi từ cảm hứng xem phim hoạt hoạ với cháu...
Ảnh LMST: NS LMST du học tại Mỹ năm 1959.
Hầu như ngày nào ông cũng có nhạc phẩm ra đời và ông viết từ tâm hồn khối óc của mình, bằng tất cả tâm huyết sức lực của mình. Hôm nay dù tuổi đã cao nhưng nhạc sĩ vẫn âm thầm bền bĩ sáng tác . Vừa đem lại niềm vui cho đời, bè bạn, tha nhân vừa đem lại niềm vui cho chính ông và người bạn đời của ông là cô Hoàng Yến. Phải nói nhạc là lẽ sống của cuộc đời ông . Tính ông vốn dĩ không thích nói về cái tôi, nói về chính mình nhưng hôm nay người viết bài này xin mạn phép nói về ba kỳ công của cuộc đời ông mà chúng ta nên trân trọng và tán thán: 1/ Công trình âm nhạc một đời.2/ Hành trình đến tự do. 3/ Nuôi con thành tài.
 
1/ Kỳ công về công trình âm nhạc của cả cuộc đời ông, trên 1700 bài , tính đến nay ông đã có 1741 bài cất trong 40 binders ( mỗi binders là 50 bài hát ), xin mời quý vị hãy vào trang website cá nhân lưu trữ kho nhạc của ông lmstflorida.com .
Ảnh Hoàng Yến: Hoàng Yến.

Ông đã viết nhạc phổ thơ của mọi người hay viết bằng chính lời của mình bằng tất cả trái tim khối óc, mồ hôi, tâm tình, sức lực, cả cuộc đời ông trong đó với sự giúp sức hy sinh âm thầm động viên giúp đỡ thương yêu của phu nhân Hoàng Yến. Công trình tim óc của ông là bằng chứng và tài sản vô giá của ông dâng hiến cho đời mà không cần đền đáp, nhớ ơn. Bao nhiêu người đã ca ngợi tán thán việc này và người viết bài này (TMH) cũng đã có 1 bài viết vào năm 2012 . 
Ảnh LMST: Nhạc sĩ LMST chụp trước khi nhập ngũ Khóa 5 Thủ Đức (tháng 5-1954).
2/ Và có một kỳ công thứ hai mà ít ai biết đến, chỉ cho đến hôm nay ông mới kể ra cho một vài thân hữu nghe. Đó là khi ông và người con trai vượt biên đến đảo Teluk Dalam (Indonesia) năm 1979 . Lúc đó hơn 700 người boat people nhưng rất ít người biết tiếng Anh và nhạc sĩ LMST đáng kính của chúng ta đã tình nguyện thành lập trường Tedaref  (3 chữ ghép lại Teluk Dalam Refugee) để giúp mọi người học tiếng Anh và ông giúp thông dịch, làm hồ sơ cho mọi người để liên lạc với Liên Hiệp Quốc và Cao Uỷ Tỵ Nạn Quốc Tế . Lúc đó không có computer, không có điện, ga và những tiện nghi đầy đủ, tất cả đều rất thiếu thốn mà ông đã cẩn thận viết tay từng hồ sơ của tất cả mọi người, trên cả 700 hồ sơ. Thật là một công việc đáng khâm phục, đáng trân trọng và tán thán . Tất cả những tâm sự , tâm tình đó của ông đã được thi sĩ Vinh Hồ viết thành thơ trong chủ đề Cõi Tạm hai bài tứ tuyệt rất xuất sắc. ( Chỉ cần 4 câu tứ tuyệt mà thi sĩ Vinh Hồ đã chuyên chở tất cả những kỳ công của Nhạc Sĩ LMST).
 
Ảnh LMST: chụp ngày 31/5/1964 tại Sài Gòn.

Nhạc sĩ LMST mở trường Tedaref

(trên đảo Teluk Dalam, Indonesia năm 1979)
Bảy tháng trời trên hoang đảo xa
Ngủ lều nằm đất chẳng điện, ga
Liên lạc giúp thuyền nhân thông dịch
Mở trường Tedaref thiện hòa.
Vinh Hồ
5/10/15

Trên đảo Teluk Dalam
Chờ đợi từng ngày trên đảo xa
Cầu nguyện từng đêm chẳng điện, ga
Hi vọng từ tâm Liên Hiệp Quốc
Được tạm dung trên đất hiếu hòa.
Vinh Hồ


Ảnh Hoàng Yến: Hoàng Yến và con trai út chụp tại Sài Gòn.
Thật là một công đức vô lượng của cả nhạc sĩ LMST
và thi sĩ Vinh Hồ .
Trước năm 1975 Nhạc sĩ LMST làm trong toà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hoà và giữ chức vụ rất cao, quản lý nhiều nhân viên, cho đến ngày hôm nay ông vẫn còn nhận newsletter của Public Safety của U.S Embassy. Khi Sài gòn trên bờ sụp đổ năm 1975 ông đã cho di tản hết nhân viên đi trước nhưng đến giờ chót chính ông lại bị kẹt lại . Và phải trốn suốt 4 năm ở Sài gòn nhờ sự bảo bọc khéo léo hy sinh của phu nhân . Cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1979 ông đã cùng người con trai lớn vượt thoát trên con tàu của người Hoa.
 
Ảnh LMST: NS LMST và cậu con trai 13 tuổi trên đảo Teluk Dalamtại Indonésia
 năm 1979. Hai cha con chỉ còn 1 chiếc quần đùi mặc trên người cùng đưa tay lên trời
tạ ơn Thượng Đế đã cho họ đến bến bờ tự do bình an.
Chính ông trong hoàn cảnh vô cùng hiểm nghèo và cực kỳ khó khăn đó đã dùng khà năng Anh ngữ của mình và sự khôn ngoan, quả quyết để giúp tất cả 732 con người trên tàu . Cuộc hành trình đến được bến bờ tự do của ông là câu chuyện hết sức độc đáo, cảm động và đáng được tán thán, ca ngợi. Ông đã cùng với thuyền trưởng làm mọi cách để được cứu giúp ngay cả bằng cách cho đâm tàu nhỏ của mình vào tàu quân đội Indonesia. Vượt qua hết mọi nguy hiểm tàn khốc từ nạn hải tặc Thái và tàu hư sắp chìm... ông đã cùng với mọi người dạt vào đảo Teluk Dalam. Chính ở đây Nhạc sĩ LMST đã thể hiện trí thông minh, tài lãnh đạo và đức độ, khả năng của mình để giúp tất cả mọi người ( 732 người) . Ông cho lập ra các lều và chia ra các khu vực, bầu ra người lãnh đạo từng khu và ông là người lãnh đạo chung. Ông lập ra trường Tedaref ( viết tắt của các chữ đầu của Teluk Dalam Refugee) để dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và kỹ năng sống cho mọi người bằng các giáo viên tự nguyện tuỳ theo khả năng.
Ảnh Hoàng Yến: Hoàng Yến.
Tất cả những việc làm của ông từ việc tổ chức đời sống sinh hoạt, dạy học, ... đến liên lạc với Liên Hiệp quốc... đã đem lại lợi ích vô biên cho mọi người nhưng ông chỉ làm hết sức mình mà không cần trả ơn, ghi nhớ hay khen ngợi . Chính ông cũng hiểu rằng nhờ vào sự làm việc vô tư đó mà ơn trên đã ban cho ông và gia đình một cuộc sống tương đối thành đạt và sung túc, an lạc ở Hoa Kỳ. 

Ảnh LMST: NS LMST tại New York
3/ Nuôi dạy hai con trai con nên người .
Ảnh từ NET: Paul Truong & Susan Polgar.
 
Nhạc sĩ LMST và phu nhân là cô Hoàng Yến đã tận tâm tận lực nuôi dạy hai người con trai nên người . Đặc biệt là người con trai lớn, tiến sĩ Paul Truong cùng với phu nhân của anh đều là hai kiện tướng cờ vua chess thế giới ( đặc biệt là phu nhân của anh Paul Truong là cô Susan Polgar là cựu nữ vô địch cờ vua thế giới 1996-1999) .
 Nguồn: NET: Cựu TT Gorbachev cầm cuốn sách của Susan Polgar
cùng con gái là Irina và Susan Polgar. October 30, 2005 .
 
Former Soviet President Mikhail Gorbachev and Susan Polgar on press conference.
US Women Olympic Chess Team Coach Paul Truong on blue,
Susan Polgar #1 seed, former Women World Chess Champion on red,
and former Men World Chess Champion Gary Kasparov in the middle with his daughter.
Muốn biết thêm về vợ chồng  Paul Truong va Susan Polgar xin vào 3 link dưới đây:   
Hai vợ chồng Paul Truong và Susan Polgar hiện sáng lập và quản lý Polgar Foundation chuyên tổ chức, giáo dục, giảng dạy về chess cờ vua... Để có được thành quả ngày hôm nay của Paul Truong là nhờ công nuôi dưỡng dạy dỗ của Nhạc sĩ LMST và phu nhân là cô Hoàng Yến nhưng đặc biệt phải nói đến là việc Nhạc Sĩ LMST đã sớm nhận ra khả năng thiên phú thông minh thiên bẩm của Paul ngay từ nhỏ nên Nhạc sĩ đã mua sách dạy về cờ tướng từ Hồng Kông (ông phải học tiếng Hoa để dịch lại và dạy cho Paul) và cờ vua cho Paul . Ngay từ nhỏ ở Sài gòn Paul đã thắng giải trẻ dưới 21 tuổi khi anh chiến thắng các đấu thủ lớn tuổi hơn anh rất nhiều. Năm 1975 Paul đang chuẩn bị để tham gia Giải Vô Địch Trẻ Thế Giới Ở Manila, Phi luật tân vào tháng 9 năm 1975 nhưng sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 ập tới làm Paul không thể than gia giải đó . Paul đang viết một quyển sách về cuộc hành trình vượt biển của hai Cha Con anh với tiêu đề SURVIVOR: 
A Memoir of a Modern Odyssey,
 by Paul Truong with Leslie Alan Horvitz.

Nguồn NET: Ba chị em nhà Polgar: Judit, Sofia, Susan (vợ của  Paul Truong).  
 
Nguồn NET: Judit Polgar: em vợ của Paul Truong. 
 
 Hai người con trai và các cháu Nội của Nhạc Sĩ LMST và Phu Nhân Hoàng Yến đã thành công làm niềm hãnh diện tự hào cho hai người. Đây là kỳ công thứ ba của Nhạc sĩ LMST và phu nhân Hoàng Yến.
Ảnh LMST: NS LMST&HY tại New York.
Viết lên những dòng chữ này người viết (TMH) không có ý gì khác ngoài sự tán thán ngưỡng mộ của một kẻ hậu bối cảm phục trước ba kỳ công có một không hai của người nhạc sĩ tài ba mà rất đỗi khiêm nhường LMST.
Ảnh Vinh Hồ: Ns LMSTvà Hoàng Yến tại tư gia năm 2016.
Cầu chúc cho ông luôn khoẻ mạnh , vui vẻ, an lạc bên phu nhân Hoàng Yến và con cháu cũng như bạn bè cũng như những người tri kỷ tri âm, và tiếp tục sáng tác để làm vui cho đời và công hiến cho kho tàng âm nhạc Việt nam.

Ảnh LMST: Chị Hoàng Yến tại New York.
Chúng tôi có may mắn được nghe ông tâm sự và cảm thấy rất là hạnh phúc và biết ơn vô hạn khi học hỏi rất nhiều điều từ ông từ việc làm giúp người vô tư không cần báo đáp đến việc nuôi dạy con cái . Ông khuyên chúng tôi hãy nuôi dạy con cái hết lòng hết sức cho chúng nên người. Một lần nữa xin thành chúc Nhạc sĩ LMST và phu nhân Hoàng Yến luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc, và cống hiến cho đời thêm nhiều nhạc phẩm giá trị.
 
trần minh hiền orlando ngày 9 tháng 10 năm 2015

1 comment:

  1. Cảm nghĩ về bài viết "BKCCNSLMST&PNHY".
    Tôi từ Nam Cali sang Orlando 2 lần có đọc/nghe nhạc phổ thơ của NS LMST, xong rồi bỏ qua, coi như cưỡi ngựa xem hoa.
    Hôm nay đọc bài viết của TMH (Cựu Chủ tịch Văn Bút Vùng Đông-Nam Hoa Kỳ) đề cập đến 3 thành tích:
    1/ Công trình âm nhạc.
    2/ Công việc thiện nguyện tại trại tỵ nạn Indonesia.
    3/ Thành quả nuôi dạy con cái.
    Đọc xong tôi không còn ngạc nhiên khi thấy hai chữ "kỳ công" được tác giả xử dụng.
    Riêng về phần 3, tôi đọc thêm 3 Links liên quan đến cô dâu Susan Polga đã mang lại thành tích xuất sắc về môn cờ vua thì đúng là tài sắc vẹn toàn.
    Để ngắn gọn, tôi chỉ có thể thốt lên "my hat's off to you Mr. LMST".
    Chắc đọc giả cũng đồng ý với tôi: "Xin ngã mũ bái chào LMST".
    Văn Hùng Đốc

    ReplyDelete